Cư sĩ Nguyễn Gia Tường - "... Rồng thiêng về tổ"

Trong tâm tưởng chúng ta nghĩ tới một con người vừa thanh cao, vừa mạnh mẽ, luôn tâm huyết với nước, với dân.

 
I- Cư sĩ Nguyễn Gia Tường nhìn tôi, gương mặt hồng lên ấm áp… thoáng thấy như Linh cảm ứng Phật Bà Quan Thế Âm lướt qua…
 
Ông hỏi như kiểm tra:
 
- Cháu có nhớ Bà Công chúa An Tư đi vào trại giặc ngày nào không?
 
- Ngày 12 tháng Giêng ạ.
 
- Ừ. Thế hôm nay là ngày bao nhiêu?
 
- Dạ. Hôm nay là ngày 19 tháng Giêng Canh Tý. Như vậy là qua một tuần rồi, chắc không có gì đâu, chú nhỉ? -  Thoáng áy náy, vì tôi quên không mua hoa dâng Bà An Tư…
 
- Có đấy… Bất chợt, ông lại trầm ngâm… Tôi đoán không hết ý ông. Nghe như âm vang chiến trận nhà Trần dội về…
 
Mịt mù ải Bắc
Vó ngựa binh đao
Ô hô! Sơn hà nguy biến…
 
Ông bảo: 
 
- Cả đời làm việc giúp cho dân… Tại sao ta phải sống khổ thế này (??!)... Rồi, chúng sẽ có nhân quả (!!?)... Giọng ông nghẹn lại.
 Đấy, cháu thấy ta tay trắng hoàn toàn, không có gì nhá.
 
- Vâng ạ. – Tôi xác nhận.
 
Nào! Bây giờ ta cùng đọc: - “Ái hà thiên tích lãng/ Khổ ải vượt trùng ba/ Dục thoát luân hồi khổ/ Cấp cấp niệm Di Đà”…
 
Tôi đọc theo ông mà cứ … nghẹn ngào…
 
II- Cư sĩ Nguyễn Gia Tường (còn gọi là Trần Ngọc Huyên, tức Bảo Hưng), sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, nối tiếp các thế hệ con cháu vương tôn nhà Trần, sinh hoạt như người thường, đạo pháp bất ly thế gian pháp, nuôi dưỡng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Ông đã học trường dòng, đi bộ đội, được rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Là một cựu chiến binh, ông thường tham gia huấn luyện, đào tạo để hoạt động đơn tuyến. Sau khi chuyển ngành, ông về làm ở nhà máy Công cụ Số 1, lập gia đình nhỏ yêu thương… Do đặc thù công việc, ông về với đời thường là một cư sĩ, tiếp nối gia tộc trông coi Bảo Điện Trần Triều,  tứ thời chuông mõ trì tụng cầu cho hoà bình, quốc thái dân an, cầu cho bách gia trăm họ; một lòng tin tưởng làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Hiến pháp Nhà nước Việt Nam.
 
Bảo Điện Trần Triều ở số 100 Lê Duẩn (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nơi mà cư sĩ Nguyễn Gia Tường trông nom,  hương khói lâu nay, từng là nơi nuôi dưỡng những người yêu nước Việt Nam, là cơ sở cách mạng trước thời kì tiền khởi nghĩa của các đồng chí: Nguyễn Ngọc Vũ (Bí thư Thành ủy đầu tiên), Lê Duẩn, Trần Hải Kế, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Thị Nguyệt Đức, Trần Tích Chu, v.v…
 
Nhớ lại năm Bính Tuất (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Trần Triều Bảo Điện (số 100 Lê Duẩn ngày nay) làm Lễ cầu an, cầu hoà bình cho dân tộc Việt Nam. Đàn lễ rất uy nghi sang trọng, nhân nhìn thấy đàn lễ Bác Hồ hỏi ý lo cho dân gặp nạn binh đao thì lấy gì kính lễ Thánh? Cụ gia chủ Đức Thịnh thưa: 
 
- Cúng Thánh Tổ là ở sự thành tâm, thẻ hương, nải quả Thánh cũng chứng cho.
 
Cư sĩ Nguyễn Gia Tường luôn tâm niệm nguyện cầu hòa bình, quốc thái dân an, xua tan thế lực tà hắc ám… Ông dạy tôi:
 
 - Thế lực tà rất sợ chính nghĩa. Khi có chính nghĩa thì ta tất sẽ thắng lợi, cho dù thế lực tà có mạnh đến mấy… 
 
Vì sao? Vì các chính thần chỉ nghe theo chính nghĩa! Sau giải phóng miền Nam, anh linh liệt sĩ ở Quảng Trị rất nhiều. Năm 1976, chú và cô Hoàng Lan đã mời các vị cao tăng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong đó có Hoà thượng Thích Phổ Tuệ đi vào Quảng Trị tổ chức Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, góp phần hoà hợp dân tộc, thống nhất hai miền Nam Bắc, và cầu siêu để cho họ có nơi nương tựa quy về, không cho thế lực phản động hắc ám lợi dụng… giúp cho bà con ở Quảng Trị và hai miền Nam - Bắc sớm ổn định cuộc sống sau chiến tranh.
 
Năm 1994, cư sĩ Nguyễn Gia Tường với tư cách là thủ nhang Trần Triều Bảo Điện đã “nhận lệnh” lập Đàn lễ “Trừ giặc nội xâm tham nhũng” với sự tham gia của các tướng lĩnh, nhân sĩ, trí thức ở Thủ Đô, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thiếu tướng Chu Phác, Nhà văn Sơn Tùng, nhà báo Sĩ Chân, bà Võ Hòa Bình, bà Hoàng Lan, v.v…
 
Năm 1997, cũng tại Trần Triều Bảo Điện Phúc Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì Cuộc Tế lễ Trời Đất, khai môn Cung Quốc Chủ cho thế kỉ XXI, cầu quốc thái dân an. Cuộc lễ bắt đầu từ 15-10-1997 và kết thúc vào những ngày từ 14 – 16/11/1997. Tới dự có Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Nhà văn Sơn Tùng, Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung tướng Trần Quyết, các ông Bình Dương, Bình Phương, Lê Thành, các giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tôn giáo, các tăng ni Phật tử và đồng bào Thủ Đô…
 
Khát vọng hòa bình, ấm no, hạnh phúc! 
 
Từ năm 2013, Cư sĩ Nguyễn Gia Tường cùng bà Hoàng Lan đã lập Đàn lễ mở ra con đường số 39, tức là “Con Đường Xuyên Á” – là con đường xóa đói  nghèo, mang lại hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho các dân tộc ỏ trên đất liền, “xoay trục” đi theo hướng Đông – Tây, thay vì tranh chấp theo trục Bắc – Nam trên Biển Đông do nước ngoài khởi xướng.
 
Đây là một chiến lược phát triển kinh tế toàn cầu, thi đua hoà bình nhân loại ở các nước châu Á, châu Âu, châu Phi sẽ được hưởng hoà bình chung, hạnh phúc… bằng chính “Con Đường Xuyên Á” - con đường có từ cổ xưa của các vị thần linh, mà Bác Hồ đã đi về Việt Nam từ những năm 40 của thế kỉ XX. Ông hướng dẫn các nhân sĩ trí thức, Phật tử đi kiểm tra kết nối “Con Đường Xuyên Á”. Ông thiết kế, may lá cờ hòa bình có in dòng chữ “Việt Nam UNESCO phát triển, phồn vinh, thịnh vượng” rồi tổ chức lấy chữ kí của các tầng lớp nhân dân (2015). 
 
Ngày 16/07/2016, theo kế hoạch của ông, tôi ở nhà, ngồi đính hai lá cờ nhỏ Việt Nam – Hoa Kỳ lên góc phải lá cờ hòa bình có dòng chữ “APEC Con Đường Xuyên Á”, trời nắng 390C, mồ hôi nhễ nhại nhỏ xuống cờ... Mẹ tôi nhìn chăm chú. Bất chợt, gió chuyển mạnh, mưa ào ào trút… xua tan cái nóng. Lá cờ hòa bình này, Ông dâng vào Đại sứ quán Mỹ…
 
Năm 2017, sau Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, tại Mẫu Sơn , Phật Chỉ cư sĩ Nguyễn Gia Tường đã cử hành pháp hội trừ tai, diệt hoạ. Có Đàn lễ tạ Hộ Quốc Thần Cung “Bạch Long Hoa trình chầu dâng hiến tặng báu vật, sản vật Long Diêm Hương”, diễn ra trong các ngày từ mồng 7/12-19/12/2017 (tức 20/10 – 22/10/ Đinh Dậu) để mở ra “Con Đường Xuyên Á - Xoá đói nghèo”. 
 
Đây chính là pháp hội sám hối, “yết ma” cát tường. Cát Tường Thiên Mẫu Sơn Hộ Quốc hết sức quan trọng đối với hành tinh trái đất, chủ về ban phúc đức, đáp ứng những nguyện vọng về tài vật, tiền bạc của chúng sinh để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vận may, giàu có.
 
Con đường Việt Nam APEC 2017. Một thế giới mới mở ra… Đấy là lý do những người đứng đầu cùng với sức mạnh, trước trách nhiệm lớn lao cao cả của tương lai thế kỉ XXI hành tinh trái đất, xã hội nhân loại. Thế kỉ XXI, hòa bình thịnh vượng cùng phát triển kinh tế xã hội. Tương lai Việt Nam tốt đẹp chính vì tương lai của cả nhân loại. APEC 2017 đúng vào thời điểm tương lai mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã từng phát biểu:
 
 “Long hoa tam hội nguyện tương phùng”.
 
Những năm qua, bên cạnh việc hương khói ở Trần Triều Bảo Điện, cư sĩ Nguyễn Gia Tường thường tham gia với các nhóm tâm linh cầu cho hoà bình, quốc thái dân an, bảo vệ dân nghèo, hoá giải các thiên tai địch hoạ. 
 
Cư sĩ Nguyễn Gia Tường có những ý kiến đóng góp quý báu lên cấp trên về quốc phòng, an ninh như: Làm đường tuần tra biên giới, xây dựng chùa ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; tu tạo đình, đền, chùa, miếu cho được khang trang đẹp đẽ,… để ghi nhớ công ơn của tiền nhân và cầu mong cuộc sống của nhân dân được bình yên.
 
Tại chùa Bái Đính cổ, ông đã làm lễ thỉnh chuông để hoá giải âm mưu yểm triệt của thế lực tà, biến khu du lịch Bái Đính thành Biệt Điện Long Vương là nơi học Phật, thờ các nhân thần có công với dân với nước:
 
“Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới
Khắp nơi u tối mọi loài nghe
Siêu nhân vượt thoát vòng sinh tử
Giác ngộ tâm tư một hướng về”
 
Ông bảo tôi: 
 
- Muối ở Phủ Bà Chúa Muối là “vàng trắng” đấy, vì nó giàu các nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Ông rất tâm huyết với việc bảo tồn và phát triển di sản nghề sản xuất muối phơi cát truyền thống ở Diêm Điền (Thái Bình), nơi có Phủ thờ Bà Chúa Muối, để đảm bảo an ninh lương thực và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng duyên hải… Và, ông là người gợi ý với Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng văn hoá Phương Đông, đưa ra ý tưởng thiết kế, tổ chức Hội thảo khoa học “Di tích lịch sử Phủ Bà Chúa Muối và Di sản Hợp tác xã Muối ở Tam Đồng” ngày 30/05/2018 thành công tốt đẹp. 
 
Trong Đại lễ Vesack tại chùa Tam Chúc, Ông dâng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (2019),v,v…
 
Ngoài ra, ông thường quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ những người có tâm, có ý trong hoạt động tâm linh biết đi đúng đường, tích cực phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Công lao của ông thật là to lớn! Người xưa thường nói: “Trên nối nghiệp tổ tiên/ Dưới nêu gương con cháu”. Ông trọn đời nuôi chí ấy. 
 
Có một đạo sĩ đã nói về Ông:
 
Chim Hạc bay làm mới gió
Thân như Hạc
Thần như Rồng 
Quần tụ được với tiên linh…
 
Cư sĩ Nguyễn Gia Tường đã “lên đường”, ngày 13/02/2020 (20/giêng/Canh Tý) tại bệnh viện Xanh - pôn trong sự yêu thương, kính trọng của gia đình và bạn bè.
 
“Bạch Hạc xuân phong
Rồng thiêng về Tổ…”
 
 
Tôi viết những dòng này như một nén tâm hương thành kính tưởng nhớ ông, nhân 35 ngày ông đi xa!...
 
Hà Nội, 13/03/2020