Hà Nội: Nghìn năm Thăng Long - nghìn năm rối nước

Chu Thùy Linh

Mời mọi người cùng theo dõi bài viết về "Hà Nội: Nghìn năm Thăng Long - nghìn năm rối nước" đươc đăng tải trên báo Laodong.vn

Múa rối nước là bộ môn nghệ thuật trình diễn của Việt Nam, được xây đắp từ tình cảm,  ước vọng của các thế hệ đồng bào. 

Phát triển từ thế kỷ 11, hầu hết các phường rối nước tập trung quanh thành Thăng Long xưa, trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh dân tộc Việt Nam. Múa rối nước là sự tổng hoà của các hình thức nghệ thuật dân gian gắn liền với nghề trồng lúa nước. Đến nay, múa rối nước đã trở thành một trong những sứ giả văn hoá của đất nước ta.

Trước đây, rối nước chỉ diễn ngoài trời, thể hiện sự gắn bó của người nông dân với thiên nhiên. Sân khấu được gọi là thuỷ đình, gắn với hồ nước. Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu của nhà nông; nước để trồng trọt, cấy lúa (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống) nhưng cũng là tai hoạ hàng đầu (thuỷ, hoả, đạo, tặc).

Trước đây, rối nước chỉ diễn ngoài trời, thể hiện sự gắn bó của người nông dân với thiên nhiên. Sân khấu được gọi là thuỷ đình, gắn với hồ nước. Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu của nhà nông; nước để trồng trọt, cấy lúa (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống) nhưng cũng là tai hoạ hàng đầu (thuỷ, hoả, đạo, tặc).

Phút nghỉ ngơi của các nghệ sĩ biểu diễn, những người đang trực tiếp gìn giữ và phát triển một trong những nét độc đáo của bản sắc dân tộc. Hiện nay, múa rối nước đã được xuất khẩu sang cả Ai Cập; nước bạn bắt đầu biểu diễn các tích truyện của họ dựa trên kĩ thuật của Việt Nam.

Phút nghỉ ngơi của các nghệ sĩ biểu diễn, những người đang trực tiếp gìn giữ và phát triển một trong những nét độc đáo của bản sắc dân tộc. Hiện nay, múa rối nước đã được xuất khẩu sang cả Ai Cập; nước bạn bắt đầu biểu diễn các tích truyện của họ dựa trên kĩ thuật của Việt Nam.

Phía sau tấm rèm là mọi bí mật của múa rối nước, là nơi các nghệ sĩ biểu diễn chìm trong bóng tối với những cây gậy điều khiển.

Phía sau tấm rèm là mọi bí mật của múa rối nước, là nơi các nghệ sĩ biểu diễn chìm trong bóng tối với những cây gậy điều khiển.

Những con rối được làm từ gỗ sung, mọc xung quanh bờ ao, có khả năng chịu nước. Đây cũng là loại gỗ nhẹ, giúp cho các nghệ sĩ biểu diễn đỡ mất sức. NSƯT Chu Lượng - Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Múa Rối nước Thăng Long - cho biết, việc tạo hình cho con rối phải giữ được sự hồn nhiên, trong sáng vì đó là bản chất của rối nước. Vốn chỉ là khúc gỗ vô tri nhưng thông qua bàn tay những người nghệ sĩ, kết hợp với đặc tính lỏng và phản quang của nước, những con rối trở nên mềm mại và sinh động.

Những con rối được làm từ gỗ sung, mọc xung quanh bờ ao, có khả năng chịu nước. Đây cũng là loại gỗ nhẹ, giúp cho các nghệ sĩ biểu diễn đỡ mất sức. NSƯT Chu Lượng - Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Múa Rối nước Thăng Long - cho biết, việc tạo hình cho con rối phải giữ được sự hồn nhiên, trong sáng vì đó là bản chất của rối nước. Vốn chỉ là khúc gỗ vô tri nhưng thông qua bàn tay những người nghệ sĩ, kết hợp với đặc tính lỏng và phản quang của nước, những con rối trở nên mềm mại và sinh động.

Những câu chuyện của rối nước phản ánh cuộc sống của người nông dân thời bấy giờ như làm ruộng, chăn vịt, đánh cá và cả những tích truyện nổi tiếng về các anh hùng dân tộc.

Những câu chuyện của rối nước phản ánh cuộc sống của người nông dân thời bấy giờ như làm ruộng, chăn vịt, đánh cá và cả những tích truyện nổi tiếng về các anh hùng dân tộc.

Âm nhạc tác động trực tiếp đến không khí của buổi diễn, góp phần thể hiện tính cách, cảm xúc của nhân vật. Chèo, môn nghệ thuật truyền thống đặc thù của đồng bằng Bắc Bộ, là dòng nhạc chủ đạo của múa rối nước. Tiết tấu của âm nhạc kết hợp với chuyển động tạo ra sự sống động của con rối và cảm xúc cho người xem.

Âm nhạc tác động trực tiếp đến không khí của buổi diễn, góp phần thể hiện tính cách, cảm xúc của nhân vật. Chèo, môn nghệ thuật truyền thống đặc thù của đồng bằng Bắc Bộ, là dòng nhạc chủ đạo của múa rối nước. Tiết tấu của âm nhạc kết hợp với chuyển động tạo ra sự sống động của con rối và cảm xúc cho người xem.