Hoàng đế trở về từ lòng đất mẹ

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, có duy nhất 01 trường hợp khai quật Lăng mộ của một vị Hoàng đế phong kiến. Đó là sự kiện khai quật lăng mộ Hoàng đế Lê Dụ Tông.

 

Sự trở về từ lòng đất của vua Lê Dụ Tông là một phát hiện chấn động trong ngành khảo cổ và sử học Việt Nam đương thời. Đích thân Cố thủ tượng Phạm Văn Đồng đã có mặt và chứng kiến việc cạy mở nắp quan tài vị Hoàng đế này.



1. Thân thế cuộc đời

Hoàng đế Lê Dụ Tông, sinh năm 1679. Năm 1705, ông lên ngôi, lấy niên hiệu Vĩnh Thịnh, sau đổi thành Bảo Thái. Năm 1729, Chúa Trịnh Cương đã ép vua Lê Dụ Tông nhường ngôi cho Thái tử Lê Duy Phường.
 
Ông phải ra cung Kiền Thọ làm Thuận Thiên thừa vận hoàng thượng với nỗi niềm về thiên hạ và giang sơn tổ tiên để lại. Ông sống đời tu hành lặng lẽ cho đến khi băng hà năm 1731.


 
2. Phát hiện ngôi mộ cổ trăm năm tuổi

Dưới nấm mộ lặng lẽ trên ngọn đồi hiu quạnh của mảnh đất Thọ Xuân, quê hương gốc tích của Nhà Lê, ông ngủ giấc ngàn thu mà không mang nặng hành trang châu báu gì ngoài vài bộ quần áo và giấy bút, trầu cau.
 
Trải qua bao biến động lịch sử, ngôi mộ ông trở thành phế tích, ẩn sâu vào đất bụi không ai biết đến.
 
Một buổi sáng mùa xuân hơn 60 năm trước (năm 1958) lăng mộ vua Lê Dụ Tông bất ngờ được một người nông dân Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa phát hiện.
 
Thế nhưng có nhiều giả thuyết được đưa ra, vì sử cũ không ghi chép chính xác vị trí chôn cất.

- Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì ghi vua Lê Dụ Tông được táng ở Đông Sơn, Thanh Hóa, sau đó dời về huyện Thọ Xuân và Thường Xuân.

- Gần ngôi mộ cổ được phát hiện có bia đá tạc rõ “Lê triều Dụ Tông hoàng đế lăng. Minh Mạng nhị thập nhất niên, tứ nguyệt nhị thập ngũ sắc kiến” (Lăng hoàng đế Dụ Tông nhà Lê. Vua sai dựng ngày 25 tháng 4 năm thứ 21 niên hiệu Minh Mạng). Tuy nhiên có giả thuyết cho rằng đây chỉ là ngôi mộ gió, mộ thực của ông ở khu Lam Kinh.

Câu chuyện đó là nỗi khúc mắc của các chuyên gia, chính quyền, người dân và… những tên trộm.


 


3. Tỉnh dậy từ lòng đất mẹ

Mùa xuân năm 1964 lệnh khai quật ngôi mộ đã được ký. Ngày 2/4/1964, trước sự chứng kiến của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hoá, Viện Sử học, Uỷ ban khoa học Nhà nước, Bảo tàng Lịch sử phối hợp với các giáo sư, bác sĩ của trường Đại học Y và Viện giải phẫu tổ chức mở quan tài.

Chứng kiến của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hoá, Viện Sử học, Uỷ ban khoa học Nhà nước, Bảo tàng Lịch sử phối hợp với các giáo sư, bác sĩ của trường Đại học Y và Viện giải phẫu tổ chức mở quan tài của vua LÊ Dụ Tông.

Sau khi khai quật, xác ướp được bảo quản ở tầng hầm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
 
Tại sao phải khai quật mộ ông? Có bốn nguyên nhân cơ bản:

- Do khi phát hiện lăng mộ, quách đã bị vỡ, lộ quan tài, không đảm bảo điều kiện bảo quản.

- Việc gia tăng canh nông ở địa phương có thể ảnh hưởng đến mộ.

- Giải đáp thắc mắc của các chuyên gia về việc xác định đó là lăng mộ của ai?

- Tránh sự dòm ngó của kẻ xấu muốn tìm vàng, bạc được táng theo lăng mộ vị Hoàng đế.

Sau khi khai quật, người ta đã xác định chính xác đây là mộ Hoàng đế Lê Dụ Tông do có những đồ Hoàng gia Nhà Lê được táng cùng. Những dấu hiệu, kết quả giám định cũng trùng khớp với tư liệu lịch sử kể lại.
 
4. Kết quả khảo cổ học

Quan tài được làm bằng gỗ Ngọc Am (loại gỗ pơ mu). Những vách trong đều ghép thêm một lớp ván mỏng cũng bằng gỗ Ngọc Am, chắc có tác dụng làm tăng độ kín.
 
Quan tài có 2 đáy, giữa là một lớp gạo rang dày 10cm; đáy trên lớp gạo rang là một tấm ván mỏng chiều dày 2cm có trổ 7 lỗ tròn bố trí theo hình 7 sao trong chòm Bắc Đẩu. Lớp gạo rang có tác dụng hút nước và hơi ẩm.
 
Thi hài vua Lê Dụ Tông được bọc bởi rất nhiều lớp áo quần và vải còn nguyên vẹn: Ngoài cùng là một chăn bông vỏ gấm, sau đó lần lượt từ ngoài vào trong gồm: 8 tấm đại liệm bằng gấm thêu hoa bạc rộng 1,5m, dài 5m, buộc bằng năm đai ngang lụa; Tấm tiểu liệm bằng gấm may kép 2 lần vải; áo hoàng bào kim tuyến, thêu một rồng lớn phía trước và một phía sau cùng nhiều rộng nhỏ và vân mây ở thân và tay áo; 2 áo long bào thêu rồng kim tuyến; 3 bộ áo vóc vàng may kép đính vào nhau thành bộ (tổng cộng 9 cái); 3 lớp áo lụa kép (cộng 6 cái); Quần 3 chiếc bằng lụa mỏng, khố bằng vải mỏng.

 
Chiếc hoàng bào thêu rồng vẫn giữ tươi màu vàng óng với lấp lánh sợi thêu kim tuyến và sợi tơ nhuộm màu ngũ sắc.

Tay, chân thi hài đều đi tất lụa, chân có đôi giày gấm thêu, lót một lớp da thuộc mỏng, đầu gối gối gấm cốt bông, hai tai nút hai viên bông bọc lụa, mặt đắp một tấm vải gấm thêu rồng, có một chữ thọ ở giữa và 4 chữ vạn của nhà Phật ở 4 góc.

 
Khăn phủ mặt có thêu rồng của vua Lê Dụ Tông
 


Như vậy, riêng áo mặc cho thi hài đã có tới 18 chiếc, cộng thêm 10 lớp vải đại và tiểu liệm. Đây là những sắc phục đời Lê đầu tiên mà Bảo tàng Lịch sử có được.

Tay, chân thi hài đều đi tất lụa, chân có đôi giày gấm thêu, lót một lớp da thuộc mỏng, đầu gối gối gấm cốt bông, hai tai nút hai viên bông bọc lụa, mặt đắp một tấm vải gấm thêu rồng, có một chữ thọ ở giữa và 4 chữ vạn của nhà Phật ở 4 góc (hiện vật này cùng với mái tóc cắt ngắn khẳng định việc Lê Dụ Tông cuối đời có đi tu).
 Sau đó thi hài ông được bảo quản tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam.


Ông trở về đất mẹ Thọ Xuân, Thanh Hóa

5. Hành trình trở về đất mẹ

Năm 1996, con cháu dòng họ Lê đề nghị rước thi hài Lê Dụ Tông về hoàn táng tại Thái Miếu nhà Lê ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa. Cơ quan chức năng và tỉnh Thanh Hoá đã đồng ý. Tuy nhiên, việc không thành do một số nhà khoa học không đồng ý.

Sau nhiều nỗ lực vận động, đến năm 2010 nguyện vọng của họ Lê mới được đáp ứng. Tháng 1/2010, thi hài ông được đưa về quê mẹ tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa để hoàn táng.

Hoàng đế Lê Dụ Tông giấc ngàn thu sau biết bao biến động của cuộc đời, triều đại, xã hội.

Buổi lễ có sự tham dự của ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư; Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL cùng đại biểu các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi lẵng hoa viếng nhà vua.