Những phát minh mới góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Hãng LG của Hàn Quốc vừa phát triển một hệ thống làm vườn thông minh, hiệu quả. Hệ thống này có thiết kế như một chiếc tủ lạnh, cho phép trồng rau ngay tại nhà quanh năm; thậm chí, người dùng không bị bẩn chân tay khi chăm sóc. Cấu hình của hệ thống gồm đèn LED, thiết bị điều tiết không khí chủ động, giám sát nước...

Robot sạc điện cho ô tô.

Trí tuệ thông minh chẩn đoán ung thư vú tốt hơn

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature số ra đầu năm 2020 cho biết, hãng Google vừa phát triển một phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư vú mới bằng trí tuệ nhân tạo (AI) có độ chính xác cao hơn. Cụ thể, AI phân tích các bức ảnh chụp X-quang, sau đó tìm kiếm các dấu hiệu ung thư bằng cách kiểm tra các thay đổi của bầu ngực. Tuy không thể thay thế hoàn toàn bác sĩ song phương pháp này có thể áp dụng lâm sàng và là công cụ hỗ trợ các bác sĩ tầm soát tốt hơn, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Robot sạc điện cho ô tô

Để tiết kiệm chi phí xây dựng hạ tầng, hãng xe hơi Volkswagen của Đức hiện đang nghiên cứu phát triển một loại robot có khả năng tự sạc điện cho các phương tiện trong bãi đỗ nhờ ứng dụng hoặc kết nối V2X (Vehicle to everything - Phương tiện kết nối vạn vật). Khi được kích hoạt, robot sẽ thực hiện việc sạc hoàn chỉnh từ A tới Z, như mở nắp sạc cho tới lắp dây... Theo Mark Moller, Giám đốc phát triển Phân ban thiết bị thuộc Volkswagen thì robot sạc điện này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng cho thế giới xe điện trong tương lai, biến tất cả các bãi đỗ trở nên “đa năng” hơn.

Ngoài được trang bị công nghệ V2X (Chuẩn kết nối chuyển tải thông tin giữa xe ô tô và các thực thể liên quan tới nó và ngược lại), robot mới này còn có hệ thống camera, máy quét laser và cảm biến siêu âm cùng nhiều thiết bị tối tân khác, giúp nó di chuyển, sạc điện hoàn toàn tự động. Cả robot lẫn thiết bị lưu trữ năng lượng di động có pin 25 kWh, đủ năng lượng để hoạt động cả ngày. Ngoài ra, thiết bị lưu trữ năng lượng cho phép sạc nhanh DC với công suất lên tới 50 kW.

Viên nang gắn trên xe tải gom khí thải CO2

Khí thải CO2 chủ yếu do con người đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra được xem là thủ phạm làm cho nhiệt độ trái đất, mực nước biển tăng cao, phát sinh lũ lụt, bão gió, hạn hán, cháy rừng... Mới đây, các chuyên gia ở Viện nghiên cứu công nghệ LB Thụy Sĩ (EPFL) đã phát triển thành công công nghệ gom CO2 từ khí thải xe cộ để tái sử dụng làm nhiên liệu, có khả năng giảm lượng khí thải CO2.

Thực chất công nghệ của EPFL là làm mát khí thải của phương tiện ngay trong ống khói, phân ly CO2 bằng chất hấp thụ hệ thống hữu cơ kim loại chuyên dụng và sử dụng nhiệt từ động cơ của xe để nén CO2 thành dịch lỏng. Dịch lỏng sau đó được lưu trữ trong một téc chứa lắp trên xe để tái sử dụng làm nhiên liệu.

Khẩu trang tích hợp bộ lọc không khí

Hãng Ao Air của Mỹ vừa đưa ra giới thiệu tại Triển lãm công nghệ CES 2020 loại khẩu trang tích hợp bộ lọc không khí, có tên Atmos, rất hữu ích cho người dùng. Atmos có thiết kế ngộ nghĩnh, bao kín mũi và miệng, sử dụng các quạt nhỏ bên tai để tạo ra các luồng không khí cao áp, được trang bị cảm biến đo nhịp thở, ưu việt gấp hơn 50 lần so với các loại khẩu trang thông thường. Nhược điểm của At-mos là có bộ lọc không khí nặng tới 256g nên đè lên sống mũi người dùng, nhưng đổi lại, nó lại lọc không khí tốt, phù hợp cho những người làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí. Hiện tại, Ao Air đang tiếp tục được cải tiến để giảm kích thước, trọng lượng giúp cho việc sử dụng được thuận lợi hơn, và dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào đầu quý III-2020.

Hệ thống làm vườn thông minh

phù hợp với nhu cầu của cây trồng như trong môi trường tự nhiên. Gọi là thông minh bởi mọi thứ đều có thể cài đặt, từ cấp nước, nhiệt độ cho tới ánh sáng hay giám sát sự phát triển bất lợi của tảo gây mùi khó chịu. Tất cả đều được cài đặt trên smartphone nên rất tiện. Hệ thống này rất phù hợp cho cuộc sống đô thị.

Pin Li-S công suất cao giúp điện thoại dùng tới 5 ngày

Nhóm chuyên gia Đại học Monash, Australia (MU) vừa giới thiệu một loại pin lithium-lưu huỳnh (Li-S) công suất cao, có khả năng cung cấp năng lượng cho điện thoại di động dùng trong 5 ngày liên tục, hoặc cho phép một chiếc xe điện có thể đi được 1.000 km mà không cần phải sạc lại.

Sử dụng cùng các vật liệu trong pin ion lithium tiêu chuẩn, các nhà nghiên cứu đã tái cấu hình lại thiết kế của cực ca-tốt lưu huỳnh (điện cực tích điện âm) làm cho nó có thể chịu tải cao hơn mà không làm giảm công suất và hiệu suất tổng thể. Phương pháp này không chỉ nâng hiệu suất mà còn nâng cao tuổi thọ cho pin. Việc sản xuất lại đơn giản, chi phí thấp và giảm tối đa chất thải nguy hại ra môi trường. Một số hãng sản xuất pin lithium lớn trên thế giới hiện rất quan tâm đến dự án này.