Từ một làng - một sản phẩm đến mỗi xã - một sản phẩm; Những quyết sách sáng tạo của lãnh đạo Thành phố Hà Nội

Học tập kinh nghiệm từ các quốc gia trong xây dựng phong trào và từ những mô hình thành công về “một làng, một sản phẩm”(OVOP); vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, UBND Thành phố đã đã phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại “Mỗi làng, một sản phẩm” nhằm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội bộ trong giai đoạn 2012-2015. Chương trình OVOP Hà Nội đã khơi dậy hoạt động của nhiều nhóm nghề đưa giá trị sản xuất làng nghề lên khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm(OCOP) giai đoạn 2018-2020, lãnh đạo  Thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP Hà nội đến năm 2020.Bài viết đề cập đến những nội dung chủ yếu của quá trình này.

Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khu vực có nhiều thành công

Trong hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện chương trình OCOP toàn thành phố ngày 13 tháng 11 năm 2019, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, Hà nội đã coi trọng học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Từ đầu những năm 2000, thành phố đã cử nhiều đoàn đi nghiên cứu ,khảo sát ở Nhật Bản, Hàn Quốc ,Thái Lan, Đài Loan…nhằm vận dụng bài học thành công để áp dụng trong điều kiện cụ thể của Thủ đô.

Từ  Nhật Bản, lãnh đạo thành phố nhận thức rõ Một làng một sản phẩm(OVOP) có nền tảng vững chắc ra đời vào năm 1979 và được công nhận là một thương hiệu quốc gia. Sáng kiến của phong trào dựa trên 3 trụ cột chủ yếu dó là: Sản phẩm địa phương nhưng mang tính toàn cầu; Thứ 2 là tự lực-sáng tạo; và nhân tố quan trọng thứ ba là phát triển nguồn nhân lực.Tầm ảnh hưởng lan toả rộng của OVOP từ tỉnh OITA, đã được người Nhật mở rộng ở những giai đoạn kế tiếp theo hướng khuyến khích người dân tăng cường cam kết cá nhân bằng đóng góp cả về ý tưởng và công sức. Với tinh thần tự lực và sáng tạo học hỏi, lãnh đạo thành phố đã nhận ra cốt lõi của thành công là người dân địa phương tự quyết định sản phẩm OVOP mình làm. Một làng có thể làm nhiều sản phẩm, song nhiều làng cũng có thể kết hợp để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh duy nhất. Trong đó, vai trò chính quyền địa phương là nơi cung cấp đầu mối liên kết ở giai đoạn đầu và cuối với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và tiếp thị.

Tại Thái Lan, lãnh đạo thành phố cũng đã nhận ra 3 nguyên tắc cơ bản trong tổ chức phong trào OTOP, đó là : Địa phương mang tính toàn cầu; sáng tạo tự lực cánh sinh và phát triển tài nguyên con người. Từ loại hình của mỗi Tambon, ngoài hạng mục sản phẩm đa dạng từ thức ăn, đồ uống, vải vóc; hàng may mặc, đồ đạc trang trí, hàng lưu niệm đến thảo dược, sản phẩm OTOP còn bao gồm cả dịch vụ và du lịch kết với văn hoá địa phương truyền thống .

Nghiên cứu phong trào OTOP của Đài Loan cho phép rút ra, chiến lược cơ cấu tổ chức đã thể hiện sở hữu phần đích thực của nền kinh tế phát triển này. Đặc điểm thương hiệu OTOP của Đài Loan được thể hiện bằng tính tăng cường hỗ trợ, quảng bá tích hợp, xây dựng khu vực quảng bá và thúc đẩy nhận biết thương hiệu; nhờ đó, người sản xuất đã thu nhận được giá trị gia tăng cao hơn nhiều.

Từ những kinh nghiệm thu nhận được, chương trình OVOP Hà Nội đã được xây dựng với những nhóm sản phẩm đa dạng, bao gồm cả thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản và các dịch vụ du lịch làng nghề. Theo mô hình phát triển địa phương hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng thông qua nhãn hiệu sản phẩm; chương trình OVOP Hà Nội ngay trong bước khởi đầu đã nhận dạng được khó khăn để có giải pháp khắc phục ,tập trung vào nâng cao kỹ năng sản xuất các mặt hàng tinh xảo, có giá trị gia tăng cao.

Từ mỗi làng một sản phẩm (OVOP) đến mỗi xã một sản phẩm(OCOP) nét nổi bật của nông thôn Hà Nội

Với 47 trong tổng số 52 nghề ở nông thôn cả nước, sau ngày khởi động phong trào, chương trình OVOP Hà Nội đã có nhiều nhóm nghế phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu gia tăng trong nước và xuất khẩu. Vào năm 2011, giá trị sản xuất của làng nghề đã đạt trên 400 triệu USD. Thành phố có 100 làng nghề có doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng, trên 70 làng đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng hàng năm; làng gốm sứ bát Tràng vượt qua mốc doanh thu 350 tỷ đồng/năm. Tương tự, làng mộc Vạn Điểm đạt trên 249 tỷ và làng nghề La Phù trên 800 tỷ đông/năm (Đào Thu Vịnh 2012).

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông sản chế biến và làng nghề du lịch tiêu biểu trên địa bàn thành phố chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống của kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến đã tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của OVOP Thủ đô. Tiềm năng OVOP của Hà Nội nếu được khai thác mở rộng sẽ là một lơi thế không nhỏ trong xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nhận thức được tiềm năng này, từ những bài học rút ra qua mô hình OVOP,OTOP và kinh nghiệm từ các quốc gia khảo sát, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận phong trào xây dựng mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 là một chương trình phát triển kinh tế-khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; đó cũng là giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới(NTM). Phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị được coi là  trọng tâm của chương trình OCOP (Thủ tướng Chính phủ 2018)

Từ mục tiêu phát triển sản phẩm, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm và dịch vụ có lợi thế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn hợp lý nhằm nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân khu vực nông thôn, kế hoạch triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020 của Hà nội đã chủ trương, phấn đấu kiện toàn hệ thống quản lý điều hành, đào tạo 100% cán bộ quản lý chương trình OCOP ở cả 3 cấp thành phố, huyện, xã và các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ đăng ký tham gia chương trình được đào tạo tập huấn  kiến thức chuyên môn và quản lý sản xuất kinh doanh. Thành phố cũng rất coi trọng việc phát triển nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm. Theo đó, sẽ đánh giá xếp hạng từ 800 đến 1.000 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình .Trong đó, phấn đấu để có từ 500 sản phẩm tham gia nằm trong nhóm sản phảm cấp thành phố và trên 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn ở cấp quốc gia (UBND thành phố Hà nội 2019)

Theo Đại diện Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, cả nước hiện có 59/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch hoặc đề án thực hiện Chương trình OCOP với 3.800 sản phẩm được chuẩn hóa vào năm 2020 thuộc 6 nhóm mặt hàng Thực phẩm; Đồ uống; Thảo dược; Vải may mặc: Lưu niệm,nội thất trang trí và Dịch vụ,du lịch,bán hàng. Đến nay có 11 tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng, công nhận 533 sản phẩm được đề xuất đạt từ 3 đến 5 sao,

Hà Nội là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP lớn nhất chiếm trên ¼ tổng số sản phẩm đăng ký của cả nước. Trong đó trên  500 sản phẩm tham gia được xếp hạng sản phẩm cấp thành phố và 100 sản phẩm được xếp hạng ở cấp quốc gia (Văn phòng Điều phối NTM Trung ương-Sở NNPTNT Hà Nội_UBND Quận Tây Hồ 2019).

Theo kế hoạch chỉ đạo triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, Ban Chỉ đạo Trung ương đã chọn Hà nội là một trong 12 tỉnh làm điểm về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.Thành phố được giao triển khai thực hiện tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền tại các tuyến phố của Thủ đô trong năm 2020

Thực hiện nhiệm vụ này. Năm 2019, Thành phố đã đánh giá xếp hạng khoảng 300 sản OCOP và dự kiến năm 2020 sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất và người tiêu dùng sử dụng an toàn với chất lượng tốt sản phẩm OCOP; phấn đấu để có thể đánh giá, xếp hạng thêm  700 sản phẩm .

Phát huy ưu thế rõ nét của OCOP đối với phát triển kinh tế ở nông thôn trong điều kiện đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng; nhằm thúc đẩy đạt hiệu quả cao trong xây dựng nông thôn mới Thủ đô, lãnh đạo Hà Nội đã thể hiện tinh thần chỉ đạo quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Thành phố đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn để xây dựng, thực hiện các Ðề án có liên quan, Kế hoạch triển khai OCOP đang hướng vào thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm. Theo đó, trước hết là làm tốt công tác thông tin, phát triển nhận thức cho toàn xã hội nhằm hiểu đúng mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của OCOP, từ đó kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hai là động viên khuyến khích nông dân phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng; từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường với nhiều phân khúc khác nhau. Hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ OCOP cần được xác định gắn liền với các hình thức sản xuất và tổ chức đánh giá xếp hạng kịp thời để từ đó, có giải pháp tư vấn, hỗ trợ phù hợp cả về thiết kế và sáng tạo sản phẩm. Theo hướng đi này, tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM bằng những đề tài, mô hình đóng góp thiết thực cho Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư . Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 được xác định gắn với đề án phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .Qua đó, các giải pháp mới, nhất là các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận của nông nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã được đề cập nhằm nhận diện rõ “Nông nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp bền vững, công nghệ cao”, “Nông nghiệp hữu cơ” và bước đi, giải pháp khoa học thực hiện trong bối cảnh mới.

Thành phố cũng đã quan tâm đề cập đến nhiệm vụ của các tổ chức tài chính, tín dụng cần nghiên cứu, sớm có chương trình hỗ trợ trực tiếp cho OCOP. Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp các quận nội thành đối với xây dựng nông thôn mới, các cơ quan báo chí, truyền thông,... cần tăng cường thông tin về các sản phẩm đặc sản các vùng, miền nhằm tăng cường hơn nữa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện công tác marketing tổng thể trên địa bàn thành phố và các khu vực liên kết, xuất khẩu.

Theo hướng phát triển ba trục sản phẩm OCOP ở các cấp độ quốc gia, cấp tỉnh và huyện, xã; Hà Nội đã chú trọng đến sản phẩm chủ lực cấp huyện, cấp xã gắn với nhiệm vụ xây dựng NTM. Thành phố đã lựa chọn và triển khai chỉ đạo điểm ở các khu vực có tiềm năng trong phát triển sản xuất, chế biến, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ gắn với thực hiện xây dựng NTM theo các quy định, quy trình và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm OCOP đồng thời với tổ chức đào tạo, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý chương trình cũng như các chủ DN, HTX, tổ hợp tác, chủ thể tham gia chương trình để có kiến thức về quản trị sản xuất, kiến thức marketing; duy trì và thực hiện tốt khâu xúc tiến thương mại, giao lưu thương mại giữa các tỉnh, thành trong cả nước

Chi cục trưởng  Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, Thời gian qua Sở NNPTNT Thành phố đã rà soát, đánh giá, phân loại 6 nhóm sản phẩm thuộc chương trình OCOP,tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm có lợi thế là thực phẩm và hàng lưu niệm-trang trí-nội thất; chỉ đạo các địa phương rà soát để đánh giá cụ thể sản phẩm theo tiêu chí tại Quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở này có thể nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng chưa đạt sao thì phấn đấu đạt sao, đạt sao rồi phải đạt nhiều sao cao hơn.Đối với 100 sản phẩm phấn đấu đạt mức sảm phẩm OCOP Quốc gia, thành phố sẽ hỗ trợ nâng tầm, hướng tới mục tiêu xuất khẩu và thúc đẩy phát triển du lịch trong nước.

Thực hiện ý kiến của trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia, phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, về Chương trình OCOP, Sở NNPTNT Hà Nội đã  phối hợp với văn phòng Diều phối Nông thôn mới Trung ương, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và UBND Quận Tây Hồ tổ chức chuỗi sự kiện Hội thảo, quảng bá giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền và chuỗi sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam đồng hành cùng chương trình OCOP trên toàn quốc kéo dài từ ngay 05 đến 08 tháng 12 năm 2019 tại Quận Tây Hồ thành phố Hà Nội

Tiếp nối Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” trong giai đoạn 2012-2016, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy  và UBND Thành phố; định hướng phát triển và giải pháp thực hiện chương trình  Mỗi xã một sản phẩm của Thủ đô trong bước khởi đầu đã mang lại những thành cống khích lệ. Kết quả thu nhận được trong thời gian qua giúp chúng ta vững tin kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP Hà nội giai đoạn 2018-2020 sẽ đạt nhiều kết quả tích cực hơn nữa để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống cư dân nông thôn. Qua đó, thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế và tổ chức sản xuất nhằm tạo dà phát triển vững chắc, thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới./.