7 bước tìm kiếm việc làm từ xa hiệu quả

Huy Hoàng

Tìm kiếm việc làm từ xa đã ngày càng trở nên phổ biến bởi sự trợ giúp của công nghệ khi bạn muốn thay đổi cuộc sống, hoặc thêm trải nghiệm mới. Dù vậy bạn cũng sẽ tốn nhiều công sức, hoặc thời gian chờ đợi lâu khi không có một kế hoạch tìm việc tối ưu. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 7 bước giúp bạn có thêm thông tin để tìm việc làm từ xa hiệu quả.

7 bước tìm kiếm việc làm từ xa hiệu quả

 

Tìm kiếm việc làm từ xa đã ngày càng trở nên phổ biến bởi sự trợ giúp của công nghệ khi bạn muốn thay đổi cuộc sống, hoặc thêm trải nghiệm mới. Dù vậy bạn cũng sẽ tốn nhiều công sức, hoặc thời gian chờ đợi lâu khi không có một kế hoạch tìm việc tối ưu. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 7 bước giúp bạn có thêm thông tin để tìm việc làm từ xa hiệu quả.

Chọn các trang việc làm tuyển dụng uy tín

Đầu tiên bạn cần nghĩ đến chính là các cổng thông tin hỗ trợ tuyển dụng. Thông tin trên internet là khổng lồ, nó vừa giúp bạn chủ động tìm việc làm từ xa, nhưng cũng khiến bạn bị “chìm” trong tin tức. Để hạn chế các trường hợp lừa đảo, cũng như nhanh chóng nhận ra các việc làm phù hợp thì bạn nên tập trung tìm ở các trang tin hỗ trợ tuyển dụng hàng đầu. Các trang tin chất lượng sẽ luôn có sự sàng lọc giúp bạn dễ tìm công việc chất lượng với đa dạng ngành nghề, đa dạng khu vực. Ngoài ra, bạn cần tìm đến các trang tin chuyên cho giới freelancer để tăng thêm cơ hội.

Sử dụng các từ khóa phụ phù hợp

Sau khi đã “khoanh vùng” các trang thông tin chất lượng thì bạn cần biết cách tối ưu công cụ tìm kiếm thông qua các từ khóa phụ phù hợp. Gợi ý các từ khóa phụ phổ biến khi tìm kiếm công việc từ xa như: freelancer, part-time, làm việc tại nhà… Khi bạn sử dụng thêm các từ khóa này bên cạnh từ khóa chính, thì bạn sẽ dễ dàng tìm các việc làm phù hợp hơn như: biên tập video freelance, tuyển người viết bài content tại nhà,… Nếu bạn muốn sàng lọc tiếp kết quả tìm kiếm thì nên sử dụng thêm các từ khóa phân cấp trình độ (thực tập, nhân viên, chuyên gia,..), kỹ năng chuyên môn (chưa có kinh nghiệm, chuyên nghiệp,…).

Nâng cấp CV

Tìm kiếm việc làm từ xa cũng giống như tìm việc trực tuyến. Dù bạn đang tìm việc ở Hà Nội, TPHCM hay bất cứ đâu, hành động tiếp theo chính là cập nhật CV để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chắc chắn sau khoảng thời gian nghỉ việc hoặc chuyển sang loại hình làm việc từ xa, thì bạn cần phải cập nhật lại thông tin CV, cũng như có sự điều chỉnh kỹ năng phù hợp nếu muốn dễ tìm việc hơn. Các kỹ năng như chịu áp lực hoặc sở thích công nghệ là những điểm cộng lớn.

Hỏi thăm bạn bè và hội nhóm, diễn đàn

Đừng nghĩ rằng mạng lưới bạn bè chỉ hữu ích khi bạn muốn tìm việc hành chính, hoặc toàn thời gian. Trong khoảng thời gian chờ đợi phản hồi, bạn hoàn toàn có thể dò hỏi bạn bè, người thân về sự giới thiệu các việc làm như trợ lý từ xa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm ra các cơ hội làm việc từ xa từ các hội nhóm mạng xã hội, hoặc những diễn đàn chuyên ngành liên quan. Thực tế, rất nhiều các cá nhân khác đang chọn làm tự do trực tuyến như quay video, xây dựng nội dung cho trang web và họ sẽ cộng tác với bạn nếu cần.

Chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn từ xa

Vì bạn đang tìm công việc từ xa nên có thể bạn sẽ trải qua các cuộc phỏng vấn từ xa. Dù rằng khi phỏng vấn trực tuyến, bạn sẽ không gặp nhà tuyển dụng trực tiếp nhưng vẫn cần sự chuẩn bị chu đáo. Ngoài việc tìm hiểu thêm về công ty, công việc bạn cũng cần mặc trang phục lịch sựđể tạo thiện cảm; chọn môi trường yên tĩnh như phòng riêng để dễ giao tiếp.

Thử sức với các công việc liên quan

Tìm việc văn phòng toàn thời gian phù hợp đã khó, và tìm việc làm từ xa cũng chẳng dễ dàng hơn. Bởi việc làm freelance không phải lúc nào cũng suôn sẻ, và luôn có sẵn việc thích hợp cho bạn. Do vậy, bạn cần linh động hơn khi chấp nhận thử sức với các công việc liên quan đến chuyên môn. Ví dụ như bạn có thể chọn việc biên dịch tài liệu khi chưa có việc viết bài phù hợp. Điều này vừa giúp bạn có thêm kinh phí, vừa nâng cao kỹ năng lại còn mở ra các cơ hội việc làm khác.

Xây dựng thương hiệu của riêng bạn

Cuối cùng nếu bạn muốn một lộ trình tìm kiếm việc làm từ xa vững chắc trong tương lai, thì bạn cần xây dựng một thứ của riêng bạn, đó có thể là trang web/blog cá nhân, hoặc một kênh video trực tuyến. Điều này sẽ cực kì hữu ích nếu bạn đang theo đuổi ngành nghề như thiết kế, biên tập, lập trình tự do. Đơn giản nhất là bạn nên bắt đầu với một trang web cá nhân để giới thiệu “sinh động” hơn về các kỹ năng cũng như thành tích/ dự án của bạn và đừng quên thông tin liên hệ chính xác để mọi người có thể kết nối.

Trung Thành