Bón phân SPC-CAL khắc phục đất nhiễm mặn xì phèn

Bùi An Luých

Xâm nhập mặn và xì phèn không chỉ ảnh hưởng đến vụ lúa Đông Xuân mà còn đang đe dọa hàng trăm nghìn ha lúa xuân Hè Thu sắp xuống giống.

Lúa bị ngộ độc phèn, mặn. Ảnh: Công Hoàng.

Lúa bị ngộ độc phèn, mặn. Ảnh: Công Hoàng.

Tại ĐBSCL, do nắng hạn kéo dài từ vụ Đông Xuân, kèm theo lượng mưa ít và phân bố không đều vào đầu vụ Hè Thu, nếu không chủ động nguồn nước tưới bổ sung để ém phèn sẽ làm cho các tầng đất chứa vật liệu sinh phèn dễ bị Oxy hóa dẫn đến hiện tượng xì phèn thông qua các kẽ nứt và các mạch mao quản trong đất.

Vào thời điểm này đất có độ pH rất chua, đồng thời nồng độ Fe2+ và Al3+ di động trong dung dịch đất cũng rất cao là nguyên nhân chính làm cho rễ lúa và cây lúa bị ngộ độc.

Hiện nay, ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL đang bám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến xâm nhập mặn, thường xuyên kiểm tra độ mặn ở các cống, trong hệ thống kênh, rạch để kịp thời hướng dẫn bà con xử lý mặn cứu lúa, chủ động lấy nước bơm tưới ruộng đồng. Trong thời gian tới, cần cơ cấu lại mùa vụ né hạn, mặn; ở những vùng thường nhiễm mặn, đưa các giống lúa chịu phèn, mặn, loại giống ngắn ngày… vào sản xuất để giảm thiệt hại do hạn, mặn gây ra.

Cách khắc phục

1. Trước khi làm đất xuống giống vụ Hè Thu: Nước ngọt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xổ phèn, rửa mặn.

Nông dân có thể tận dụng những đợt nước cao cho nước vào ruộng để xả phèn, mặn xuống kênh mương; với đất nhiễm phèn không nên để ruộng lúa bị cạn nước vì lớp nước trên mặt ruộng có tác dụng ém phèn.

Cần tranh thủ những đợt mưa lớn xả hết nước trên ruộng để tiếp tục có chỗ chứa nước mưa mới. Sau khi xả nước ra 1 ngày thì đưa nước vô lại, bón 5 kg phân SPC-CAL (Canxi Nitrat) cho 1 công (1.000m2), ngâm ruộng khoảng 5 ngày thì tháo nước ra để loại bỏ các nguyên tố gây độc cho ruộng lúa như: Sắt (Fe), nhôm (Al) và Natri (Na) giúp hạ phèn và giảm mặn trong đất. Thay nước ra vô ruộng được nhiều lần càng tốt cho sinh trưởng cây lúa sau này.

2. Làm đất và xuống giống vụ Hè Thu: Làm đất: không nên cày quá sâu trên những ruộng bị nhiễm phèn. Bón lót: 5 kg phân SPC-CAL cho 1 công ruộng trước khi bừa lần cuối để gieo sạ. Bón thúc: Ngoài bón các loại phân NPK như bình thường, cần bón thêm 3 – 5 kg phân SPC-CAL cho 1 công ruộng khi bón thúc 1 (10 - 12 ngày sau sạ) và khi bón đón đòng (40 - 45 ngày sau sạ).

Sau khi gieo sạ, trong giai đoạn cây con nếu thấy cây lúa có hiện tượng ngộ độc phèn, ngộ độc mặn, bà con nông dân cần ngưng bón phân urê, DAP hoặc NPK ngay, vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại, khả năng hấp thu dinh dưỡng trong đất kém. Để khắc phục tình trạng cây lúa bị ngộ độc phèn, mặn và giúp lúa phục hồi chức năng của bộ rễ cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cho thêm nước sạch vào ruộng để làm loãng độ độc của Fe, Al hoặc Na trong đất, đồng thời ngăn không cho đất tiếp tục bị Oxy hoá dẫn đến hiện tượng xì phèn. Nếu có điều kiện nên tháo bỏ nước cũ và thay bằng nước mới sẽ có tác dụng xổ phèn, rửa mặn tốt hơn, thay nước được nhiều lần càng tốt.

Bước 2: Bón 5 kg phân SPC-CAL/1.000 m2 để nhanh chóng nâng cao độ pH của đất, trung hòa các axit hữu cơ, Fe2+, Al3+, Na+…giúp bộ rễ lúa thoát khỏi tình trạng ngộ độc và kích thích tế bào phát triển dài ra. Sau khi bón SPC-CAL khoảng 5 ngày nên thay nước mới để xả phèn, mặn và các chất độc còn tồn lại trong nước.

Bước 3: Để giúp bộ rễ mau phục hồi, cũng như cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa sinh trưởng trong thời gian bộ rễ chưa phục hồi, bà con cần kịp thời phun thêm phân bón lá cao cấp của SPC theo cách như sau:

- Phun phân bón lá SPC-MKP và TANO 601 2 lần cách nhau 5-7 ngày với liều lượng 120g phân SPC-MKP cộng với 60ml TANO 601 cho bình 25 lít nước, phun 1,5 bình cho 1.000m2 vào lúc trời mát. Sau khi phun phân bón lá 5 – 7 ngày, nhổ bụi lúa lên quan sát, nếu thấy các rễ trắng xuất hiện tức là bộ rễ lúa đã phục hồi, cây lúa đã vượt qua tình trạng bị ngộ độc phèn hoặc ngộ độc mặn. Lúc này cần bón thêm phân DAP hoặc phân hỗn hợp NPK để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu của cây lúa.

Ba sản phẩm phân bón SPC-CAL, SPC-MKP và TANO 601 được phân phối bởi Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn (SPC), trong thời gian qua đã được nhiều bà con nông dân sử dụng, ngoài việc mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hạn chế thiệt hại khi cây lúa bị ngộ độc phèn, ngộ độc mặn nói riêng, các loại phân trên còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nói chung, giúp nâng cao năng suất cây trồng.