Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc nhìn chính khách và báo chí nước ngoài

Ngày nay cụm từ “Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ” không còn xa lạ với người nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có trên 200 tác phẩm, hàng trăm bài tạp chí, hàng nghìn bài báo của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, triết học, tâm lí, nhà thơ, nhà báo thế giới,…viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên tuổi và sự nghiệp của Người được trân trọng ghi vào các đại bách khoa thế giới và những từ điển danh nhân lỗi lạc của nhân loại.

Nghiên cứu về Việt Nam và Bác Hồ, từ năm 1973, Giáo sư Nhật Bản Yoshiharu Tshuboi từng chia sẻ: “Sẽ thiệt thòi lớn cho Việt Nam nếu cứ tuyên truyền Hồ Chí Minh là người Cộng sản”.

Tổng thống Nga đương nhiệm V. Putin từng ghi nhận: "…Đã sang thế kỷ 21, nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đuốc và biểu tượng cho một nền Văn hóa tương lai. Lịch sử mãi nhắc tới Người như một bậc Thánh nhân”

Không chỉ Tổng thống Nga, mà nhiều báo, tạp chí danh tiếng trên thế giới cũng nhìn nhận Người như một  bậc Thánh.

Hình ảnh Bác 

Tờ Time danh tiếng của Mỹ bình chọn Bác là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất ở thế kỷ XX. Tờ Manila Times viết: “Ông Hồ là biểu tượng của châu Á. Ông đã nêu một chân lý: Một dân tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc quân sự mạnh nhất”. Báo Tiến lên của Sri Lanca nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh được đánh giá cao trên thế giới bởi người đã dành chọn cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc mình và những người chịu áp bức, bất công trên thế giới. Tâm nguyện của Người đã được thể hiện trong bản tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ngay những dòng đầu tiên của bản Tuyên ngôn bất hủ này, Người đã chỉ ra “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền Bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm; trong những quyền ấy, có Quyền được Sống, Quyền Tự do và Quyền mưu cầu Hạnh phúc’. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ... Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra Tự do và Bình đẳng về Quyền lợi; và phải luôn luôn được Tự do và Bình đẳng về Quyền lợi”

Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trước tiên Chủ tịch kêu gọi đồng bào toàn quốc và, tiếp đó là đội tiên phong trong sự nghiệp giữ gìn đất nước, người nhấn mạnh Giờ cứu nước đã đến, Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.

Hồ Chí Minh không chỉ là một chính khách, nhà Văn hóa, Người còn là một nhà Tiên tri. Năm 1943, khi các nguyên thủ Đồng minh nhận định đến năm 1946 mới thắng phát-xít, thì năm 1942 trong cuốn "Lịch sử nước ta”, Người đã tiên đoán: “1945 - Việt Nam Độc lập”. Vào năm 1960, Người đã khẳng định: “Chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc-Nam nhất định sẽ sum họp một nhà” Về tương lai Biển Đông, khi nói về tầm quan trọng của Chiến lược Biển đối với vận mệnh đất nước Người đã tiên đoán và răn dạy thế hệ sau cần nhận thức, hành xử đúng đắn trong bối cảnh xung đột với triết lýdung dị bằng câu hỏi đời thường: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa thì có được không?”

Thấm nhuần tư tưởng nhân văn của Người, toàn dân Việt Nam đã vùng lên, thà hy sinh tất cả để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, tạo nên những kỳ tích được nhân loại ngưỡng mộ. Ít có dân tộc và cá nhân nào được các phương tiện truyền thông thế giới đánh giá cao như Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trên diễn đàn báo chí, Tạp chí Time ra đời năm 1923. Từ đó đến nay, chỉ những người hoạt động nổi tiêng toàn cầu mới có thể có mặt trên trang bìa. Hiếm có trường hợp 5 lần xuất hiện và được ca ngợi như Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên trang bìa tạp chí Time của Mỹ.

Lần đầu tiên chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện với chủ đề “Hồ Chí Minh của Đông Dương” vào ngày 22 tháng 11năm 1954. Thông qua việc Người từ Việt Bắc trở về và được nhân dân Hà Nội nồng nhiệt chào đón, tạp chí Time đã viết về ảnh hưởng to lớn của Lãnh tụ Hồ Chí Minh ở tầm khu vực và quốc tế.

Ngày 14 tháng 01năm 1966, lần thứ hai chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện trên bìa Tạp chí Time với chủ đề “Cuộc tấn công của Mỹ và sự đáp trả của Cộng sản”.Nội dung bài viết cho thấy,nhờ luận điểm“Độc lập và Đồng minh là một”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến cuộc chiến Việt Nam thành cuộc chiến quốc tế và buộc Tổng thống Mỹ: phải quyết nước Mỹ sẽ đi về đâu trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.

Một năm sau khi Mỹ ném bom Việt Nam, ngày 16 tháng 7 năm 1965, chân dung Hồ Chí Minh lại có trên trang bìa Tạp chí Time, với chủ đề “Việt Nam: Miền Bắc không khoan nhượng”. Qua đó,Tạp chí đã giải thích sức mạnh Việt Nam có từ đức tin Hồ Chí Minh, khi viết: “Hồ Chí Minh là thế, vị Thánh râu dài của nước Việt Nam. Ông đưa ra lập trường kiên định của mình, và cả đất nước sẵn sàng chiến thắng hay là chết cùng ông”.

Sau ngày qua đời, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh lại xuất hiện trên bìa Tạp chí Time vào ngày12 tháng 9 năm 1969, với chủ đề “Kỷ nguyên mới ở Bắc Việt Nam”. Tạp chí viết, dù Người đã mất, song nhờ kiến tạo, truyền bá và thực hành Niềm tin mới, Chính thể mới, Văn hóa mới, Hồ Chí Minh đã đưa đất nước đến Kỷ nguyên mới.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cho dù Người đã mất được 6 năm, song chân dung Hồ Chí Minh cùng với dòng chữ lớn “Người Chiến thắng” lại được xuất hiện trên bìa Tạp chí Time vào ngày 12 tháng 5 năm 1975. Với tiêu đề“Cái gì tiếp theo ở châu Á?”. Tạp chí đã  nêu bật sức mạnh của chủ thuyết, văn hóa, đức tin Hồ Chí Minh và khẳng định Việt Nam nhất định phát triển.