CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC

Ngày 15 tháng 11 năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực(RCEP) được ký kết, tạo ra một khu vực tự do thương mại với thị trường trên 2,2 tỷ người, chiếm 30% dân số thế giới; có tổng GDP lên tới 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương 30% GDP toàn cầu và chiếm 28% thương mại Thế giới. RCEP được kỳ vọng sẽ mở ra cấu trúc thương mại và hình thành những chuỗi giá trị mới lớn nhất.

Điểm khác biệt của hiệp định kỳ này so với các hiệp định FTA Việt Nam từng ký kết là có sự tham gia của các đối tác Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia với cam kết hướng tới khuyến khích tao những chuỗi giá trị khu vực.Tham gia RCEP, Việt Nam sẽ đóng góp khoảng 40% thị phần xuất khẩu và trên 70% thị phần nhập khẩu và được đánh giá là một trong những nước được hưởng lợi lớn nhất,Qua đó, sẽ khắc phục được một số hạn chế để thúc đẩy mạnh mẽ hơn vào cấc chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu 

KỲ 1: TỔNG QUAN VỀ RCEP-MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một số nét tổng quan 

Trải qua 28 vòng đàm phán trong 7 năm, Hiêp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được chính thức ký kết vào trung tuần tháng 11 năm 2020, giữa 10 nước thành viên ASEAN và 5 đối tác chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Austrakia và New Zealand. Nội dung  RCEP bao gồm 20 chương với điều khoản cụ thể về thương mại, đầu tư, dịch vụ và những điều khoản liên quan đến tạo thuận lợi kinh tế, chính trị giữa các quốc gia thành viên.

Với những cam kết về thuế quan, Viêt Nam và các đối tác tham gia sẽ xóa bỏ trên 64% dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực; sau 15 đến 20 năm, Viêt Nam sẽ xóa bỏ từ 85,6% đến 90,3% số dòng thuế đối với các quốc gia đối tác và các nước đối tác xóa bỏ từ 90,7% đến 92% số dòng thuế đối với Việt Nam. Riêng các nước ASEAN sẽ xóa bỏ từ 85,9% đến 100% thuế quan cho Viêt Nam. Cam kết về thủ tục hải quan và tạo tuận lợi thương mại nhằm vào đảm bảo tính nhất quán, minh bạch trong việc áp dụng luật và các quy định hải quan, đảm bảo phán quyết dựa trên phân loại thuế quan, quy tắc xuất xứ, trị giá hải quan và thời điểm ban hành.Để giải quyết vấn đề ASEAN vướng mắc với nhiều FTA và những quy tắc khác nhau giữa các quốc gia,  RCEP đơn giả hóa quy tắc và thủ tục từng FTA trong một hiệp định thống nhất.Về cam kết đầu tư, bao gồm các cam kết về đối xử đầu tư, đối xử tối huệ quốc, thực hiện quản lý cấp cao và hội đồng quản trị, quyền sở hữu…đã được quy định.

RCEP không có cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, tước quyền sở hữu liên quan đến thuế, nhưng đã bổ sung cơ chế xem xét, hỗ trợ giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư trong thực hiện đầu tư tại một nước phù hợp với pháp luật của nước đó. Theo các nhà phân tích, cam kết về đầu tư trong RCEP không vượt quá cam kết của Việt Nam trong FTA đã ký kết như CPTPP và EVFTA. Đối với quy trình cấp và kiểm tra chứng nhận xuất sứ hàng hóa, RCEP cho phép tự chứng nhận. Việt nam đã cùng các  nước thành viên thực hiện cơ chế này

Chương trình tiêu chuẩn,quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp có nội dung chính là củng cố việc thực hiện hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại(TBT) của WTO, đồng thời hướng tới mục tiêu công nhận và hiểu biết lẫn nhau về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi nước thành viên, cũng như tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác.

Chương trình phòng vệ thương mại quy định việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ toàn cầu và tự vệ chuyển tiếp trong phạm vi thành viên của hiệp định. Nội dung chương này phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong WTO và pháp luật của Việt Nam về phòng vệ thương mại.

Chương Thương mại dịch vụ của hiệp định được xây dựng theo phương thức tiếp cận chọn- cho và chọn-bỏ. Việt Nam lựa chọn phương thức chọn-cho với mức độ mở cửa thị trường, về cơ bản tương đương với mức cam kết trong khuôn khổ ASEAN và không cao hơn pháp luật hiện hành. Ngoài các nguyên tắc chính điều chỉnh thương mại dịch vụ,Chương nàycòn có phụ lục riêng về dịch vụ Tài chính, Viễn thông và dich vụ Chuyên môn.

Trong mua sắm Chính phủ với mức độ cam kết hấp hơn nhiều so với CPTTP và EVFTA, Chương này chỉ bao gồm các nghĩa vụ tăng cường tính minh bạch, hợp tác và trao đổi thông tin giữa các bên về chính sách mua sắm công và không bao gồm cam kết mở cửa thị trường.

Đối với doanh nhiệp vừa và nhỏ(DNVVN), hiệp định yêu cầu các nước thành viên thúc đẩy việc chia sẻ thông tin liên quan đến DNVVN, bao gồm toàn văn hiệp định, các luật và quy định liên quan đến thương mại và đầu tư, các thông tin liên quan đến kinh doanh nhằm tăng khả năng tận dụng và hưởng lợi của các DNNVV từ những cơ hội do RCEP tạo ra.

Về thương mại điện tử, trong RCEP chỉ bao gồm các cam kết về hợp tác,khuyến khích các nước thành viên cải thiện quy trình và quản lý thương mại bằng cách tạo môi trường thúc đẩy sử dụng các phương tiện điện tử. Nếu có tranh chấp phát sinh từ Chương trình nàỳ thì chỉ dừng ở mức tham vấn và hòa giải.

Ảnh minh họa nguồn Internet

Việc sở hữu trí tuệ (SHTT)bao gồm các cam kết về hài hòa, bảo hộ và thực thi các quyền SHTT được xây dựng trên cơ sở quy định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyến SHTT (TRIPS) của WTO. RCEP có những cam kết không được đề cập trong hiệp định TRIPS liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hứu công nghiệp như thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý…; biện pháp bảo vệ, thực thi quyền trong môi trường kỹ thuật số, bảo hộ sáng chế liên quan đến nguồn gen, tri thức truyền thống hoặc làm rõ hơn nghĩa vụ thực thi quyền bằng biện pháp hình sự trong hiệp định TRIPS

Thông qua hoặc duy trì các luật và quy định nhằm ngăn cấm các họat động chống cạnh tranh, RCEP thiết lập và duy trì các cơ quan có thẩm quyền để thực thi luật cạnh tranh; công nhận quyền chủ quyền của nhau trong xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh; áp dụng hoặc duy trì luật trong nước để ngăn chặn các hành vi gian lận, nhữn diễn tả sai trong thương mại; nâng cao nhận thức và tiếp cận cơ chế giải quyết vấn đề và hợp tác bảo vệ người tiêu dùng 

Nhìn chung, cam kết của RCEP tập trung chủ yếu vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ và tự do hóa thương mại và dịch vụ; bắt đầu sớm hơn trên một số phương diện, chủ yếuvề quy tắc hoạt động và không có sự phân biệt đối xử, nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại trong hợp tác khu vực. 

Quan hệ thương mại đàu tư và hàm ý chính sách

Các nước thành viên RCEP là đối tác đầu tư và thương mại quan trọng của Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ thương mại trong giai đoạn 2010-2019 cho thấy, các nước RCEP chiếm hơn 40% tổng xuất khẩu và trên 70% kim ngạch nhập khẩu của Viêt Nam. Theo từng đối tác cụ thể, Việt Nam xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc và nhập khẩu nhiều từ Hàn Quốc và Trung Quốc, Đặc biệt, nhậptừ Trung Quốc nhiều năm đã chiếm trên 30% kim ngạch nhập khẩu cả nước. 

Thị trường xuất nhập khẩu RCEP bao trùm gần như toàn bộ các chuỗi sản phầm Việt Nam có thế mạnh như hàng điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, rau củ quả, nhựa và sản phẩm bằng chất dẻo và sắt thép…. Các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore cũng là những nhà đầu tư nhiều nhất vào thị trường Việt Nam trong những năm qua.

Thị trường RCEP bao trùm gần như toàn bộ chuỗi sản xuất hàng hóa vốn là thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm,… Trong 10 năm tứ 2010 đến 2019 mặt hàng giày dép tăng từ 11% lên 23,8%; may mặc phụ kiện quần áo dệt kim từ 10,8% lên 25,5% và rau củ quả từ 37% lên54,7%. Đối với 10 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam thị trường RCEP có thị phần chiếm tới 70 đến 80% giá trị nhâp khẩu, năm 2019 kim ngạch nhập khẩu từ RCEP đạt 179 tỷ USD chiếm 71,6%  tông nhập khẩu cả năm. Từ năm 2010 đến nay, thương mại giữa Viêt Nam và RCEP luôn trong tình tăng nhập siêu.,riêng năm 2019 tổng nhập siêu đã lên 68 tỷ USD ( CIF 2020).

Các nước thành viên RCEP cũng là những đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam; tính đến hết  năm 2019, tổng vồn FDI đăng ký từ các nước RCEP vào Viêt Nam đã vượt qua 220 tỷ USD, chiếm 61% tổng vốn đăng ký có hiệu lực. Trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn ở Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Nhật bản là những nước ở vị trí  hàng đầu

Theo các nhà phân tích, RCEP là hiệp định thương mại tự do kết nối khu vực kinh tế năng động và phát triển nhất hiện nay, RCEP được coi là động lực tăng trưởng mới cho thương mại quốc tế. Sử dụng mô hình phân tích Thương mại toàn cầu (GTAP) trong phân tích, các nhà nghiên cứu đã rút ra,Việt Nam và Hàn Quốc là nhưng nước được hưởng nhiều lợi ích từ RCEP với tăng trưởng GDP tương ứng là 0,38% và 0,29%; đối với xuất khẩu hàng hóa lần lượt tăng 3,75% và 2%. Về nhập khẩu, Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 nước có mức tăng lớn nhất đạt gần 5%, tiếp đến là Việt Nam 3,87% và Australia 3%.

Đối với nhóm hàng hóa xuất khẩu, kết qủa tinh toán cũng cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam tang mạnh đối với nhóm hàng dệt may (tăng 19,8%), công nghiệp nhẹ  tawmg 5,7%, ngũ cốc và rau quả 5,25%. Tuy nhiên, tham gia RCEP một số mặt hàng lại chịu tác động bất lợi như thịt gia súc gia cầm giảm -7,71%, dịch vụ  -7,7%, giao thông vận tải -3,32% (NCIF2020)

Về nhập khẩu, kết quả tính toán theo nhõm hàng và thị trường cũng cho  thấy, Hiệp định RCEP có tác động làm tăng nhập khẩu của Viêt Nam đối với nhiều nhóm hàng từ các nước thành viên, đặc biệt là Trung Quốc. Điều này cho thấy, chuyển hướng nhập khẩu đối với Việt nam khá lớn. Những nhóm ngành hàng chuyển hướng thương mại lớn là dệt may, công nghiệp nhẹ; máy tính,điện tử và chế biến thự phẩm.

Giới phân tích cho rằng, kết quả tính toán tương đồng với nghiên cứu định lượng vè tác động của RCEP đối với Viêt Nam. Viêt Nam được hưởng lợi về tăng trưởng và xuất khẩu với mức độ không quá lớn. Nhập khẩu tăng ở nhiều ngành hàng, đặc biệt đối với những nhóm  nhập khẩu phục vụ sản xuất do sự tham gia của Trung Quốc và Hàn Quốc là những đối tác cung cấp hàng nhập khẩu lớn cho Viêt Nam.

Hiệp định RCEP hướng vào tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là DNVVN, tham gia vào các chuỗi cung ứng mới. Để tân dụng cơ hội, chính sách của các quốc gia cần hướng tới tăng cường năng lực canh tranh cho các doanh nghiệp. RCEP bao gồm những thỏa thuận kiên quan đến chuỗi giá trị trong khu vực. Tuy nhiên,chất lượng và giá trị gia tăng của hầu hết sản phẫm xuất khẩu của Việt Nam đều chỉ đạt trung bình hoăc thấp. Mức độ tham gia của Việt nam vào các chuỗi  giá rị toàn cầu còn thấp hơn nhiều so với các nước cùng khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Nếu doanh nghiệp Viêt Nam không nâng cao được năng lực sản xuất, chỉ chuyển dịch thị trường để xuất khẩu sẽ dễ dàng mất đi khả năng cạnh tranh. Do vậy, rất cần thực thi chính sách tổng hợp, tạo môi trường cho doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng công nghệ hiện đại, tham gia vào các công đoạn tạo giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi giá trị sản phẩm.

Để khai thác được lợi ích từ Hiệp định này, cung cấp chia sẻ thông tin nhanh chóng và kịp thời đến doanh nghiệp về những cam kết và yêu cầu cụ thể với từng ngành hàng là việc lầm cần thiết để doanh nghiệp chủ động đầu tư tiếp cận thị trường. Điểm mới của hiệp định được đánh giá có lợi cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam là xuất  xứ cộng gộp toàn phần do đầu vào phần lớn đều nhập từ các nước thuộc RCEP. Mấu chốt ảnh hưởng đến cạnh tranh xuất khẩu của Viêt Nam là chủ động nguyên liệu đầu vào. Do vậy,  cần nghiên cứu có chính sách phù hợp trong phát triển công nghiệp hỗ trợ những ngành có lợi thế so sánh để mở rộng thị phần.

KỲ 2: THỜI CƠ , THÁCH THỨC, KHUYẾN NGHI VỚI VIỆT NAM TỬ TÀM NHÌN NGHIÊN CỨU

Từ Trung tâm Thông tin và Dư báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (NCIF) giới nghiên cứu và quản lý nhân xét, RCEP có khả năng mang lại cơ hội đáng kể cho các nước tham gia khi tạo ra một thị trường với quy mô lớn với khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng và  trên 30% GDP Thế giới. Có thể nói, RCEP là một FTA lớn nhất toàn cầu và tác động của nó có thể vượt ra khỏi tầm khu vực. 

RCEP thực thi sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho 15 quốc gia thành viên trên các khía cạnh tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường đầu tư và xuất khẩu của Đông Bắc Ávà Đông Nam Á. Từ thị trường rộng lớn được tạo lập, Việt nam và các nước tham gia RCEP có cơ hội tiếp cận thị trường đa dạng về nhu cầu. Cơ hội xuất nhập khẩu với những ưu đãi thuế quan được cải thiện hơn, quy tắc xuất xứ nội khối hài hòa sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu với những thống nhất trong các quy trình về hải quan. tạo thuận lợi cho thương mại, giảm được chi phí tác động mở cửa của thị trường, từ đó thúc đẩy mạnh tăng trưởng.

RCEP mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa và máy móc thiết bị hiện đại(đầu vào của sản xuất) rẻ hơn. Khi hiệp định có hiệu lực, nguồn nguyên liệu nhập khẩu của Viêt nam và các quốc gia thành viên được xem như nguồn nguyên liệu sản xuất trong nội khối, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu với mức thuế quan phù hợp.

RCEP thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp, qua đó tận dụng cơ hội trong chuỗi giá trị với phạm vi bao trùm  toàn bộ chuỗi sản xuất. Hài hòa quy tắc xuất xứ cùng các quy định tạo thuận lợi thương mại sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới; giúp tận dụng tốt hơn những ưu đãi thuế quan .

Mục tiêu của RCEP là duy trì các chuỗi cung ứng mở và kết nối, thúc đẩy thương mại tự do và phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn.  Tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất ở khu vực RCEP sẽ giúp nâng cao họat động hợp tác kỹ thuật cũng như vị thế trong giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra.

Đối với thu hút vồn đầu tư nước ngoài, RCEP sẽ là cơ hội để có thể thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao cũng như các dự án công nghệ tiến bộ trong tương lai. Xu hướng chuyển dịch FDI sang nước thứ  ba cùng với khả năng tăng tốc đầu tư ra nước ngoài để mở rộng chuỗi sản xuất và cung ứng  của nhưng nước hàng đầu trong RCEP sẽ tạo cơ hội để Việt Nam mở rộng các dự án FDI cũng như quy mô thương mại hai chiều.

Thực hiện hiệp định RCEP tạo nên một khung khổ ràng buộc pháp lý khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữ trí tuệ, thương mại điện tử và tranh cháp thương mại…góp phần tạo nên môi trường thương mại công bằng. Sự đa dạng của RCEP cho thấy, những nền kinh tế ở các giai đoạn phát triển khác nhau đều có thể hợp tác và đóng góp có ích cho sự phát triển của nhau, tạo huận lợi cho hệ thống thương mại đa phương và củng cố những mối liên kết giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Phân tích cụ thể tình hình đất nước, giới nghiên cứu nhận thấy, do còn nhiều bất lợi và năng lực hạn chế, nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ phảỉ cạnh tranh gay gắt với các đối thủ mạnh từ các bền kinh tế thành viên RCEP. Bằng cách giảm thuế quan và cạnh tranh đối với hàng hóa Trung Quốc tại Nhật Bản, nhiều mặt hàng có lợi thế của Trung Hoa sẽ cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam. Cạnh tranh với Trung Quốc đang là điểm dang lo ngại không chỉ bởi quốc gia này đã tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực mà còn bởi sự tương đồng trong cơ cấu xuất khẩu mạnh của họ so với Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực. Mặt khác, điểm đáng quan ngại là những nền kinh tế đang phát triển khu vực  phải nhập khẩu nhiều sản phẩm tiêu dùng và hàng hóa trung gian từ Trung Quốc nên dễ rơi vào vị thế bất lợi, nếu thương mại song phương được tự do và thuân lơi thương mại hóa nhiều hơn.

Nghiên cứu cơ hội và thách thức theo các nhóm ngành hàng khi RCEP trở thành khu vực thương mại tự do lớn, các nhà phân tích nhận thấy, với những cam kết mở cửa thị trường và đầu tư, hài hòa quy tắc ứng xử gữa các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại; RCEP sẽ tạo cơ hội để phát triển những chuỗi cung ứng mới.  Việc giảm đáng kể những rào cản thương mại và hài hòa các quy tắc thương mại có thể tăng năng suất thông qua cải thiện hiệu quả các chuỗi giá trị khu vực. Tuy nhiên, các ngành trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với những ngành đó ở nước ngoài đã thành lập và có lợi thế về nguồn lực, sức mạnh thị trường và kinh nghiệm ứng phó.

RCEP được đánh giá sẽ mang lại cấu trúc thương mại mới, tạo khu vực thương mại tự do lớn nhất ở châu Á. Đối với Việt Nam , Hiệp định này có thể mang lại lợi ích cho những ngành xuất khẩu chủ chốt khi RCEP chiếm tới 70% giá trị  kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, những ngành được hưởng nhiều lợi ích bao gồm viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp. Theo quy tắc tính gộp xuất xứ, doanh nghiệp mua linh kiện từ các nước thành viên RCEP về lắp ráp rồi xuất khẩu trở lại các quốc gia này vẫn được ưu đãi thuế quan. Theo đó Việt Nam có thể tận dụng cơ hội ưu đãi với nguồn cung linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại di động … từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc linh kiện , phụ tùng ô tô từ Thái Lan,  Indonesia…

Như vậy là RCEP có thể đem lại cả cơ hội và thách thức đối với một số ngành hàng, cần được phân tích làm rõ để từ đó Chính phủ và các doanh nghiệp có những chuẩn bị cần thiết để tận dụng tối đa lợi ích có thể mang lại.

Từ nghiên cứu cụ thể về thế mạnh, điểm yếu của những ngành hàng xuất khẩu trong thực thi hiệp dịnh RCEP, giới nghiên cứu đã có những khuyến nghị cụ thể trên các mặt dưới đây:

Đối với ngành chế biến thực phẩm đồ uống. Trong lĩnh vực này, nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho chế biến thực phẩm, nhưng sản xuất nông nghiệp Việt Nam chậm thay đổi chưa thích nghi để doanh nghiệp chế biến có thể cạnh tranh được trên quy mô lớn và lâu dài. Nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm phải nhập khẩu nguyên liệu từ ngoài nước ( ngành chế biến sữa phải nhập khẩu đến 60% nguyên kiệu đầu vào; tương tự ngành bia nhập tới 75% hoặc ngành chế biến dầu ăn lên trên 90%). Nhập khẩu nguyên liệu lớn khiến doanh nghiệp không chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh; số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào không đảm bảo, đơn giá sản phẩm cao ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh,

Theo các nhà phân tích, chế biến thực phẩm là ngành có tiềm năng và lợi thế phát triển. Do vậy, cần có chiến lược đảm bảo liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng để có đầu ra với quy mô lớn và chất lượng ổn định lâu dài. Xây dựng chiến lược ngành hàng cần đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đầu vào với sản lượng lớn, sản xuất theo nhu cầu thị trường với chất lượng cao. Theo đó, cần tập trung đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại cả trong sản xuất và chế biến theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.

Tham gia hiệp định RCEP, nhiều sản phẩm chế biến của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nhiều quốc gia trong khu vực có cơ cấu sản phẩm tương đồng. Từ đây, cần hết sức coi trọng khâu xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia của sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhằm phát huy cao nhất giá trị và nâng cao tính bền vững cho hoạt động xuất khẩu.

Trong ngành dệt may Với lợi thế nhân lực,quy mô thị trường và tính năng động của doanh nghiệp; ngành dệt may Việt Nam có năng lực cạnh tranh khá lớn, song hạn chế chủ yếu lại là thiếu nguyên vật liệu sản xuất trong nước và giá trị gia tăng của sản xuất không cao. Hiện nay, nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu ngành dệt may chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. trong đó 70% vải nhập khẩu phục vụ cho may xuất khẩu

Tham gia RCEP giúp Việt nam tận dụng được ưu đãi thuế quan do quy tắc xuất xứ cộng gộp cho phép xác định xuất xứ Việt Nam ngay cả phần lớn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thuộc RCEP. Trong bối cảnh Việt Nam đồng thời tham gia cả hiệp định CTTPP , EVFTA và RCEP, để nhanh chóng chuyển đổi từ mô hình gia công xuất khẩu đơn thuần sang chuỗi cung ứng sản phẩm, giới phân tích cho rằng, biện pháp tốt nhất là tận dụng nguồn vốn dồi dào từ nước ngoài thông qua các hình thức đầu tư liên doanh và doanh nhiệp 100% vốn nước ngoài,

Đối với ngành sắt thép  Việt Nam không phải là nước có lợi thế so sánh về ngành này, song hiện nay trữ lượng khai thác quặng sắt khá lớn để cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất thép. Nếu dự án Forrmosa và khu liên hợp gang thép Dung Quất hoàn thành, ước tính đến năm 2021 Việt nam có thể sản xuất trên 7 triệu tấn thép/năm, về cơ bản đáp ứng được 80% nhu cầu sản xuất nôi địa. Phân tích thế mạnh, điểm yếu của ngành khi tham gia RCEP, các nhà nghên cứu nhận thấy, Việt Nam có nguồn nguyên liệu quặng dồi dào; thị trường nội địa lớn, năng suất lao động của các doanh nhiệp sắt thép khá cao, nhân công rẻ và chi phí vận chuyển thấp. hế nhưng mặt yếu lại là, trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong ngành không cao; lợi thế cạnh tranh thấp hơn so với cabs nước RCEP như Trung Quốc, Nhật  Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Thai Lan. …Để xây dựng và phát triển ngành, các nhà nghiên cứu cho rằng, cần tăng cường chủ động nguồn nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thêm thông tin vè các thị trường khác trong RCEP, giảm phụ thuộc nhập khẩu phôi thép từ Trung Quốc; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu; xây dựng chiến lược truyền thông và thương hiêu tại các thị trường tiềm năng. Theo đó cần thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng trong RCEP như Trung Quốc, Malaysia.

Trong lĩnh vực Điện tử. Ngành điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Mặc dù được đánh giá có nhiều tiêm năng phát triển, song đây vẫn là ngành non trẻ và phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI, chịu nhiều tác động rủi ro từ bên ngoài, mối liên kết với doanh nghiệp trong nước còn ở mức thấp.

Được đánh giá  là ngành chủ chốt của đất nước, song trong thưc thi RCEP các nhà phân tích vẫn nhận ra những điểm yếu, bất lợi đang còn tồn tại, Trước hết đó là năng lực của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều han chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường; công nghiệp hỗ trợ cho ngành chưa phát triển;chi phí sản xuất các sản phẩm,linh kiện điện tử thường cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh; thiếu các nhà cung ứng nội địa đủ têu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị của ngành.

Trong thực thi, điện tử là ngành có nhiều mặt hàng được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định RCEP có hiệu lưc. Để tận dụng cơ hội, giới phân tích cho rằng cần tập trung giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà cung ứng có đủ tiêu chuẩn cung cấp cho các nhà máy điện tử của Việt Nam; Coi trọng việc xem xét, ưu đãi hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn nhân sách nhà nước đối với nhưng doanh nghiêp công nghiệp hỗ trợ cho các công đoạn nghiên cứu phát triển(R&D), sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến thương mại, những hỗ trợ đầu tư tại các khu công nghiệp tập trung.

Nguồn nhân lực có ký năng là một nội dung quan trọng. theo đó cần tập trung đào tạo nguồn lực lao động có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành; tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng như trung tâm đào tạo, nghiên cứu ứng dụng,khu công nghệ cao, công viên phần mềm … nhằm tận dung cơ hội từ RCEP trong thu hút đầu tư FDI

Hy vọng từ những đề xuất tâm huyết của giới nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách có sự xem xét điều chỉnh để thực thi hiệp định đạt kết quả cao./.

Lê Thành Ý