Con đường gây dựng cơ đồ của hoàng đế TQ có xuất thân nông dân

Hà Giang Nam

(Kiến Thức) - Hán Cao Tổ Lưu Bang nổi tiếng lịch sử phong kiến Trung Quốc là hoàng đế có xuất thân nông dân. Từ một người có địa vị thấp trong xã hội, Lưu Bang đã sáng lập ra nhà Hán và trở thành bậc cửu ngũ chí tôn được người đời nhớ đến. 

Hán Cao Tổ Lưu Bang là hoàng đế đầu tiên của vương triều nhà Hán. Khác với nhiều ông hoàng lên ngôi kế vị sau khi vua cha băng hà, Lưu Bang là hoàng đế có xuất thân nông dân, tự tay gây dựng cơ đồ.Theo sử sách, Lưu Bang (256 trước Công nguyên -195 trước Công nguyên) còn được gọi là Lưu Quý, Hán vương, Bái công. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường ở huyện Phong thuộc Giang Tô. Cha mẹ của Lưu Bang không được ghi lại trong các ghi chép lịch sử hay sách sử.Lúc nhỏ, Lưu Bang là một đứa trẻ ham chơi, nghịch ngợm và ít học. Thế nhưng, cuộc đời của ông thay đổi khi nhìn thấy kiệu của hoàng đế đi ngang qua.Kể từ đây, Lưu Bang có tham vọng muốn trở thành một người có thể "hô mưa gọi gió" và có cuộc sống cao quý, quyền lực.Khi trưởng thành, Lưu Bang theo nghiệp nhà binh. Về sau, ông dẫn quân khởi nghĩa để lật đổ sự cai trị của nhà Tần.Với sự thông minh và tài năng quân sự, Lưu Bang chỉ huy quân đội tiến đánh Hàm Dương và giành thắng lợi. Theo đó, triều đại nhà Tần kết thúc.Lưu Bang mở ra một triều đại mới và đặt tên là nhà Hán. Ông trở thành vị vua sáng lập ra vương triều nhà Hán và trị vì đất nước từ năm 202 trước Công nguyên - 195 trước Công nguyên).Từ một người có xuất thân thấp, ít học, Lưu Bang tự tay gây dựng sự nghiệp và trở thành hoàng đế. Để có được thành công này, Lưu Bang được ca ngợi là có tài dùng người.Theo quan điểm của Lưu Bang, đã dùng người thì không bao giờ nghi ngờ còn người nào đã nghi ngờ không bao giờ dùng.Thông qua việc sử dụng các hiền tài ở khắp nơi, Lưu Bang đã xây dựng nền móng vững chắc cho nhà Hán phát triển trong suốt nhiều thế kỷ sau. Ảnh trong bài mang tính minh họa.