Đổi mới sáng tạo, chìa khóa thúc đẩy phục hồi kinh tế Đông Á từ tầm nhìn Ngân hàng Thế giới

Ngày 23/02/2021, Ngân hàng Thế giới đã xem xét tình hình đổi mới, phân tích những hạn chế doanh nghiệp gặp phải để đưa ra chương trình hành động nhằm thúc đẩy tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.

Các quốc gia đang phát triển ở Đông Á được đề cập bao gồm 10 nước có thu nhập trung bình là Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, là những nước đã có thành công ấn tượng trong tăng trưởng bền vững và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, tăng năng suất đang có dấu hiệu chững lại khiến thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Mặc dù công nghệ tiến bộ nhanh, nhưng để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững cần phải chuyển đổi sang những hình thức sản xuất mới tốt hơn.

Để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách giải quyết thách thức nảy sinh, báo cáo Đổi mới sáng tạo cho các quốc gia đang phát triển Đông Á, do Ngân hàng Thế giới(W.B) công bố ngày 23 tháng 2 năm 2021, đã xem xét tình hình đổi mới, phân tích những hạn chế doanh nghiệp gặp phải để đưa ra chương trình hành động nhằm thúc đẩy tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.

Ở Việt Nam bước đầu triển khai nhiều mô hình nông nghiệp thông minh

Báo cáo của W.B nhấn mạnh, sau hơn nửa thế kỷ chuyển đổi, tiến bộ kinh tế đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, nhưng các quốc gia đang phát triển Đông Á đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức phát triển. Tăng trưởng năng suất có xu hướng chậm lại trong khi thương mại toàn cầu gia tăng, sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ đang đe dọa đến ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động theo định hướng xuất khẩu, được coi là động lực tăng trưởng chủ yếu. Ngoài ra, thách thức biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 đang làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương của các nền kinh tế.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội cũng đã đăt ra, liệu mô hình phát triển hiện nay có thể tiếp tục mang lại tăng trưởng nhanh và xóa đói, giảm nghèo bền vững?. Trong bối cảnh này, Đổi mới phải nhằm vào hiểu sâu hơn vai trò của mình trong phát triển tương lai.

Xem xét thực trạng khu vực và phân tích hạn chế mà các doanh nghiệp và quốc gia phải đối mặt, báo cáo Đổi mới sáng tạo Đông Ấ đã đánh giá các chính sách và thể chế hiện hành, đồng thời đưa ra một chương trình hành động nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhiều hơn nhờ đổi mới sáng tạo. Phát hiện quan trọng báo cáo gợi ra là chính sách đổi mới hiện chưa phù hợp với khả năng và nhu cầu của các quốc gia. Theo đó, cần tăng cường hơn nữa năng lực đổi mới và hỗ trợ phổ biến công nghệ cho doanh nghiệp hơn là tập trung vào tìm kiếm phát minh.

Các nhà hoạch định chính sách cho rằng, cần sớm loại bỏ những thành kiến ​​chống lại đổi mới dịch vụ, một lĩnh vực ngày càng có tầm quan trọng về kinh tế. Mặt khác, các quốc gia cũng  cần tăng cường hơn nữa những yếu tố bổ sung cho đổi mới, bao gồm cả chất lượng quản lý doanh nghiệp, kỹ năng lao động và đổi mới tài chính.

Việt Nam những qua đã có nhiều mô hình đổi mới sáng tạo nhất là ở khu vực tư nhân

Làm tốt hơn việc làm sâu sắc truyền thống cởi mở quốc tế của các nước đang phát triển Đông Á là công việc cần thiết. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng cởi mở của những khu vực khác trên thế giới, giúp duy trì các luồng ý tưởng, thương mại, đầu tư và con người nhằm tạo thuận lợi hình thành và truyền bá kiến ​​thức đổi mới.

Mặc dù Đông Á là cái nôi đổi mới sáng tạo, song dữ liệu của báo cáo lại cho thấy, trừ Trung Quốc, việc đổi mới sáng tạo của khu vực còn thấp hơn so với kỳ vọng dành cho các quốc gia có mức thu nhập bình quân tương tự, Hầu như các công ty còn chưa đạt tới ranh giới công nghệ cao và nhìn chung, khu vực đang bị tụt hậu so với những nền kinh tế tiên tiến về độ phủ và cường độ sử dụng công nghệ mới. Xavier Cirera,một trong những tác giả chính của báo cáo Đổi mới sáng tạo khu vực cho rằng, đa số công ty trong những nước đang phát triển thiếu tìm tòi đổi mới và nhấn mạnh“ cần có một mô hình đổi mới trên diện rộng, hỗ trợ một lượng lớn các công ty áp dụng các giải pháp công nghệ mới, đồng thời cho phép các công ty đã đạt trình độ phát triển cao thực hiện các dự án đòi hỏi hàm lượng sáng tạo lớn hơn.”

Báo cáo Đổi mới Sáng tạo để Phát triển Đông Á cũng đã chỉ ra một số yếu tố cản trở quá trình đổi mới trong khu vực, bao gồm thông tin không đầy đủ về công nghệ mới, sự không chắc chắn về lợi nhuận cho các dự án đổi mới, khả năng của các công ty còn yếu, trình độ nhân viên chưa cao và hạn chế lựa chọn các phương án tài chính. Ngoài ra, chính sách và thể chế đổi mới hiện hành không phù hợp với khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp.

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các nhà phân tích cho rằng, các nước đang phát triển trong khu vực cần định hướng lại chính sách để thúc đẩy sự “khuếch tán” của các công nghệ hiện có, không chỉ về sáng chế và sản xuất mà cần hỗ trợ đổi mới sáng tạo cả trong các lĩnh vực dịch vụ và nâng cao khả năng sáng tạo của doanh nghiệp. Thực hiện chính sách đổi mới sáng tạo ở phạm vi bao quát hơn là điều kiện quan trọng để tăng năng suất cho số lớn các công ty. Theo đó, Các quốc gia cần tăng cường yếu tố bổ trợ cho đổi mới sáng tạo, bao gồm cả kỹ năng lao động và các công cụ tài chính tài trợ cho các dự án, đặc biệt là mối liên kết giữa tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.Andrew Mason, tác giả chính của báo cáo cho rằng “Việc các chính phủ trong khu vực hỗ trợ đổi mới trong ngành dịch vụ là rất quan trọng, vì vai trò ngày càng to lớn trong các nền kinh tế, nó không đơn thuần chỉ là giúp tăng chất lượng ngành dịch vụ mà còn là đầu vào chính của các ngành chế tạo sản xuất, ” .

Phân tích tổng thể tình hình khu vực, Phó Chủ tịch khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của W.B, Victoria Kwakwa cho rằng “Có rất nhiều bằng chứng thể hiện mối liên kết giữa đổi mới sáng tạo và năng suất cao hơn”và nhấn mạnh “Đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới đã tạo động lực để các Chính phủ trong khu vực hành động khẩn trương nhằm thúc đẩy hơn nữa đổi mới sáng tạo bằng cách đưa ra các chính sách tốt hơn.”.

Từ những thành tựu nổi bật trong phòng chống đại dịch Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế ấn tượng của đất nước trong thời gian qua, với những nhìn nhận khách quan của định chế

Tài chính thế giới đối với khu vực Đông Á đang phát triển, hy vọng các nhà hoạch định chính sách nước nhà sẽ tìm ra giải pháp thích hợp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự nghiệp Đổi mới quốc gia./.