Đổi mới sáng tạo vì “tương lai xanh”

(Chinhphu.vn) - Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2020 (26/4) đặt đổi mới sáng tạo và các quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ đổi mới sáng tạo là trung tâm của những nỗ lực tạo ra một tương lai xanh, chú trọng đặc biệt đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Cục trưởng Cục SHTT Đinh Hữu Phí

Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ (SHTT) Đinh Hữu Phí đã trao đổi với báo chí cụ thể hơn về vấn đề này.

Năm 2020, Ngày SHTT thế giới có chủ đề trọng tâm là đổi mới sáng tạo vì tương lai xanh. Đây là một khởi đầu cho “lộ trình xanh”, chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường - một yêu cầu cấp bách hiện nay. Vậy,  các chính sách, giải pháp mà Cục SHTT đã và đang thực hiện để hỗ trợ các nhà sáng chế để thực hiện mục tiêu trên như thế nào, thưa ông?

Ông Đinh Hữu Phí: Để phát huy hơn nữa vai trò của SHTT đối với phát triển kinh tế, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 với kỳ vọng Việt Nam sẽ có những bước tiến vượt bậc, tạo động lực thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, phổ biến và hơn thế nữa có thể thương mại hóa sản phẩm sáng tạo, qua đó làm giàu tài sản trí tuệ - một nguồn tài nguyên tạo nên nội lực quốc gia phục vụ trực tiếp cho sự phát triển bền vững, tạo dựng một “tương lai xanh” cho các thế hệ sau.

Trên cơ sở đó, nhiều biện pháp đã được Cục SHTT triển khai nhằm góp phần khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng các thành quả sáng tạo trong KH&CN vào mọi mặt của đời sống và sản xuất như: thực hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền SHCN; xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu thông tin về SHCN nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành quả KH&CN vào hoạt động sản xuất kinh doanh; tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, pháp luật về SHTT, tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tạo lập, đăng ký xác lập quyền, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ… góp phần không nhỏ vào thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững.

Có thể kể đến một số chương trình, dự án hỗ trợ được triển khai rất có hiệu quả thời gian qua như: Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ hiện đang được các địa phương triển khai mạnh mẽ. Bên cạnh việc tham gia Chương trình cấp quốc gia thì tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tại địa phương (thông qua đài truyền hình, lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu…). Hiện, Chương trình đã bảo hộ cho 118 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù của địa phương; 600 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ về SHTT. Chương trình cũng đã hỗ trợ bảo hộ, áp dụng thực tiễn sáng chế cho 51 giải pháp kỹ thuật.

Dự án mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC và IP-HUB) để kết nối và thúc đẩy hoạt động SHTT và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Dự án đã tổ chức nhiều khóa tập huấn về tra cứu thông tin sáng chế và viết bản mô tả sáng chế cho các thành viên mạng lưới....

Chủ đề của Ngày SHTT thế giới 2020

Đọc toàn bộ bài viết Tại đây