Gia Lâm - Hà Nội: Xã Phù Đổng đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2020

Đinh Huy

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng chính quyền, công tác bảo vệ môi trường đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn xã Phù Đổng  những kế hoạch cụ thể đã góp phần làm xã hội nâng cao mọi mặt của nhân dân. Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao làm thay đổi diện mạo quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Xã Phù Đổng nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm - Hà Nội; phía Bắc giáp xã Ninh Hiệp ( Gia Lâm), Phù Chẩn, Đại Đồng, Chi Phương ( Bắc Ninh); phía Nam giáp xã Cổ Bi, Đặng Xá, Phường Phúc Lợi; Phía Đông giápxã Trung Mầu; phía Tây giáp xã Đình Xuyên, Dương Hà. Phù Đổng có 6 km sông Đuống chảy qua, nối liền đường thủy với sông Hồng, nhiều mạch máu giao thông quan trọng như quốc lộ 1B, đường tỉnh lộ 179. Đó là những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa, nông sản.

Lễ hội Gióng đền Phù Đổng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010.

Gặp gỡ và trao đổi với những người dân bản địa vốn gắn bó,sinh sống trên mảnh đất Phù Đổng từ  bao đời, chúng tôi có dịp được nghe kể về di tích lịch sử Thánh Gióng thiêng liêng và  quãng thời gian trước kia của một làng quê nghèo thuần nông, chăn nuôi. Cùng sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính quyền và người dân để có được diện mạo như bây giờ. Phù Đổng hôm nay khác lạ hơn, ai cũng có thể cảm nhận về sự đổi thay đó, một xã thuần nông giờ đã được khoác lên mình màu áo mới với những tuyến đường trải nhựa  bê tông… Không chỉ có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, trong phát triển kinh tế – xã hội, người dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

Đó chính là thành quả của sự cố gắng triển khai các chính sách của Trung ương, thành phố, khối đoàn kết giữa nhân dân và hệ thống chính quyền đã phát huy hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển xã Phù Đổng đẹp hơn.Với nụ cười tin yêu, những cái bắt tay chân tình, nồng hậu của những cán bộ lãnh đạo xã đã khiến cho cuộc trò chuyện với chúng tôi diễn ra cởi mở, thân tình hơn. Khi được hỏi về những chuyển biến của Phù Đổng, ông Trần Xuân Tĩnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Vốn là địa phương có nhiều khó khăn, song nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên; sự đoàn kết nỗ lực của cả hệ thống chính trị; tinh thần tự giác, đồng lòng của nhân dân đã giúp cho kinh tế - xã hội địa phương tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành, vượt chỉ tiêu các tiêu chí cấp trên giao và Nghị quyết HĐND xã đề ra.Ngày 21/12/2020 Xã được công nhận Nông thôn mới nâng cao.

Gìn giữ mảnh đất thiêng liêng và phát huy tinh thần Thánh gióng gửi gắm lại cho nhân dân . “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; chuyển đổi tích cực sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa mang tính hàng hóa giá trị kinh tế cao, nhiều mô hình nông nghiệp tiêu biểu, mô hình ứng dụng công cao cao, liên kết chuỗi trong sản xuất  hình thành và phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập người dân và phát triển kinh tế địa phương. Phát triển kinh tế từng bước vững chắc gắn với xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2020; mô hình “5 không, 3 sạch” gắn với mô hình “nhà sạch, vườn đẹp”. Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, hết lòng phục vụ nhân dân; Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại xã. Phát huy vai trò, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Năm 2020, dịch bệnh ảnh hưởng đến công tác sản xuất, trồng trọt, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo của BCH Đảng bộ, sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, sự đổi mới trong công tác quản lý, điều hành của UBND xã cùng sự phối hợp của các đoàn thể và tham gia tích cực của nhân dân trong xã đã khắc phục được khó khăn, tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh nên kinh tế phát triển, chính sách xã hội được quan tâm giải quyết, quốc phòng, an ninh được củng cố TTAT xã hội được giữ vững. Quản lý, điều hành của UBND ngày càng được nâng lên. Có thể thấy, những  giải pháp đồng bộ trong phát triển kinhtế - xã hội mà xã Phù Đổng  từng bước đưa diện mạo xã ngày một đổi thay tích cực. 

Bằng công nhận xã Phù Đổng Đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2020

Đánh giá về phong trào xây dựng Nông thôn mới cảu xã Phù Đổng, ông Nguyễn Văn Chí, Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho biết: "Là địa phương có Lễ hội Gióng – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, những năm qua, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm không chỉ bảo tồn, phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống mà còn tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuối năm 2020, Nhân dân đã chuyển đổi trên 266,5ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế cao, trong đó có 87,5ha trồng hoa, cây cảnh; 142,5ha trồng cây ăn quả và 36,5ha chuyển đổi các mô hình VA, VAC. Giá trị thu nhập đối với hoa, cây cảnh đạt trên 1 tỷ đồng/ha/năm, còn đối với cây ăn quả là 350 triệu đồng/ha/năm; toàn xã không còn hộ nghèo...Kết quả đánh giá, chấm điểm xã NTM nâng cao, xã Phù Đổng có 19/19 tiêu chí đạt, tổng điểm chấm đạt 98,05 điểm. Sau khi hoàn thiện hồ sơ trình TP xem xét, ngày 3/8/2020, xã Phù Đổng đã được UBND TP Hà Nội ban hành quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.".

Giai đoạn 2020 - 2025, xã Phù Đổng đề ra nhiệm vụ tiếp tục giữ vững NTM nâng cao, xây dựng NTM kiểu mẫu, tiến tới hoàn thiện các tiêu chí thành lập phường. Bí thư Đảng ủy xã Phù Đổng Phùng Xuân Việt cho biết, để thực hiện được mục tiêu đề ra, xã Phù Đổng xác định tập trung vào khâu đột phá là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với du lịch. Tích cực vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy những lợi thế của địa phương là sản xuất hoa, cây cảnh, chủ lực là cây hoa giấy để xây dựng các mô hình vườn đồng phục vụ du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân. Song song với phát triển kinh tế, xã tiếp tục quan tâm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa mới. Tích cực cải thiện chất lượng môi trường, tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân...

Một số chỉ tiêu cụ thể được xã Phù Đổng đề ra từ nay đến năm 2025 là: Thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm; các chỉ tiêu khác đều đạt cao. Phấn đấu năm 2021, xã hoàn thành công nhận Điểm du lịch Phù Đổng; năm 2022, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực du lịch; đến hết năm 2023, chuyển đổi 100% diện tích trồng lúa mầu kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả; đồng thời triển khai 1-2 điểm chăn nuôi xa khu dân cư. Đến hết năm 2023, cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn thành lập phường.

Về Phù Đổng hôm nay, không ít người cảm thấy ngỡ ngàng bởi sự thay da đổi thịt của một vùng quê thuần nông vốn mang nhiều nét cổ kính. Nhà cửa khang trang, các công trình hiện đại, đường sá sạch sẽ ngập sắc hoa, ánh mắt người dân tự hào, rạng rỡ... Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, tin tưởng rằng, các mục tiêu xã Phù Đổng đề ra sẽ sớm trở thành hiện thực.

Giai đoạn 2010 - 2019, với kinh phí được bố trí trên 318 tỷ đồng, toàn bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng và nâng cấp; bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2015, xã Phù Đổng được UBND TP Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM. Không dừng lại ở đó, xã đã tiếp tục thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Sau hơn 2 năm thực hiện Bộ tiêu chí NTM nâng cao tại Quyết định 4212/QĐ-UBND của UBND TP và Hướng dẫn 434/HD-SNN của Sở NN&PTNT, xã đã hoàn thành 19 tiêu chí. Đến nay, 100% đường trục chính, đường liên thôn được cứng hóa bằng bê tông hoặc trải nhựa apphal; 100% đường ngõ xóm trên 2m có điện chiếu sáng. Trạm y tế xã được xây mới, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 100% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia (trong đó trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2); 100% các thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 92,1% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 90,7% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo QCVN...