“Lách luật” huy động vốn trái phép tại dự án khi chưa xong phần móng?

Mặc dù khu đất thực hiện dự án Sky Oasis Ecopark chưa thi công xong phần móng, chưa đủ điều kiện pháp lý. Thế nhưng ông lớn “Ecopark” đã ngang nhiên rao bán rầm rộ, bất chấp các quy định của pháp luật và rủi ro cho khách hàng.

Rao bán khi chưa thi công xong phần móng

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Sky Oasis Ecopak là một tiểu khu thuộc quần thể phân khu The Island Bay, nằm tại vành đai phía Tây khu đô thị Ecopark thuộc địa phận xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, Hưng Yên, do công ty CP Tập Đoàn Ecopak làm chủ đầu tư. Tổng dự án có 4 tòa chung cư là S1,S2,S3 và S- Premium. Hiện tại chủ đầu tư đã cho ra mắt các tòa S1,S2,S3.

Tòa S1,S2 là hai tòa tháp đôi được thực hiện với tổng diện tích là 18.247m2, diện tích sàn xây dựng khối đế là 6.480m2, gồm có 3 tầng hầm và 41 tầng nổi mỗi tòa. Dự án khởi công từ tháng 4/2020, dự kiến hoang thành trong quý 3/2022.

Trong đó tòa S3 gồm có 2 tầng hầm để xe, 2 khối đế thương mại, 41 tầng nổi gồm 612 căn hộ. Được biết dự án khởi công từ tháng 4/2020, dự kiến hoàn thành trong quý 4/2022.

Theo ghi nhận của PV đây là dự án được đánh giá là một trong những công trình bài bản với các tiện ích cao cấp, thế nhưng chủ đầu tư dự án đang “chiêu trò lạ” khi dự án chưa xong móng, nhưng hoạt động rao bán vẫn được môi giới thực hiện mua bán rầm rộ trên các trang thông tin…

Theo ghi nhận, hiện nay công nhân mới chỉ đưa máy móc, vật liệu vào công trình, máy móc cũng chỉ thăm dò địa chất, ép cọc. các cột móng cắt đang trong quá trình hoàn thiện, nằm ngổn ngang chưa thành hình.

Tòa S3 CĐT mở bán từ cuối tháng 7 vừa rồi, giá cao hơn tòa S1,S2 những hiện tại đã bán gần hết, còn rất ít căn, người ta mua chủ yếu là đầu tư. Tòa S1,S2 mở bán từ tháng 4 ngay sau khi ra mắt dự án, hiện tại cũng không còn nhiều căn nữa vì các dự án căn hộ của Ecopark bán rất nhanh. Theo PV được biết các tòa S1,S2 đều đang làm móng, một nhân viên tư vấn môi giới cho biết…, khi PV đề cập đến việc mua căn hộ tại dự án Sky Oasis, thì được nhân viên tư vấn mối giới rất tự tin giới thiệu về những tiện ích như trường học quốc tế, trung tâm y tế, bể bơi, sân tennis, công viên cây xanh, khu vui chơi cho trẻ em, câu lạc bộ giải trí và nhiều hoạt động khác. Sẽ đảm bảo cho cư dân cuộc sống như mơ, tiện ích đạt chuẩn quốc tế, nhưng khi chúng tôi đề cập đến hồ sơ pháp lý, thì nhân viên từ chối khéo và xin cung cấp qua gmail sau. Trước những lời mời có cánh của nhân viên thì được tư vấn thêm về việc đặt cọc hoặc ký hợp đồng thì anh chị ký trực tiếp chủ đầu tư, hợp đồng con dấu đều là mẫu của CĐT hết. Các sàn chỉ được trả phí môi giới để tư vấn cho khách hàng.

Dấu hỏi về năng lực tài chính của CĐT?

Có hay không việc CĐT thiếu năng lực tài chính, nên phải huy động vốn khi dự án chưa đủ điều kiện mở bán, như vậy có đảm bảo được tiến độ dự án? Việc đảm bảo các quy chuẩn thiết kế có được thực hiện, chất lượng công trình có được đảm bảo? đây là vấn đề rất rủi ro cho người mua nhà của dự án thì thực tế đã có nhiều dự án bị “treo” do chủ đầu tư không có năng lực thực hiện. Dự luận đặt ra câu hỏi về tính minh bạch pháp lý của dự án và sự lấp liếm giả tạo đến khó tin của chủ đầu tư.

Liên quan đến vấn đề trên, PV đã liên hệ với lãnh đạo Sở Xây dựng Hưng Yên và CĐT nhưng chưa nhận được phản hồi...

Tại Điều 55 Luật Kinh doanh BĐS, điều kiện của BĐS hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh quy định như sau: “có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấp phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến bộ dự án, trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó. Trước khi bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước cấp tỉnh về việc nhà đủ điều kiện bán, cho thuê mua”.

Về chế tài xử phạt hành vi huy động vốn trái phép tại các dự án BĐS, theo Điểm Đ Khoản 4, Điều 57, Nghị định 139/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng trong đó có việc huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép sẽ sẽ bị phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản và buộc phải khắc phục hậu quả thực hiện đúng quy định hoặc đúng cam kết, buộc bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên mua, bên thua mua.

 

Tuy nhiên, trước thực trạng nhiều doanh nghệp BĐS sẵn sàng “nhờn luật” nhằm đạt được mục đích, đẩy mọi rủi ro cho khách hàng gánh chịu vẫn ngang nhiên huy động vốn trái phép thì cần phải có những chế tài nghiêm minh hơn nữa dành cho CĐT.

Những hành vi vi phạm này cần phải xử lý triệt để tránh các hệ lụy về kinh tế cho các cá nhân mua BĐS. Đồng thời, cũng tránh gây bất ổn cho sự phát triển lành mạnh của thị trường BĐS nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Văn Hiến