Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tiết lộ bí quyết luyện ngoại ngữ của Bác Hồ

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tiết lộ, Bác Hồ vẫn luyện ngoại ngữ khi ở tuổi ngoài 70 dù đã thành thạo 9 thứ tiếng

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tiết lộ bí quyết luyện ngoại ngữ của Bác Hồ - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tại buổi tọa đàm. (Ảnh: An Bình)

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã chia sẻ những ký ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những kỷ niệm khi tham gia công việc phiên dịch cho các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong phiên tọa đàm “Phiên dịch ngoại giao: 75 năm ký ức và con người” do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội ngày 27/2.

Cuộc tọa đàm là dịp các cán bộ phiên dịch qua các thế hệ - những người có đóng góp thầm lặng nhưng rất quan trọng cho ngành ngoại giao - gặp gỡ và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu với các thế hệ phiên dịch trẻ với mong muốn thúc đẩy hơn nữa thành công của ngoại giao Việt Nam.

Thời còn công tác tại Bộ Ngoại giao, ông Vũ Khoan từng làm phiên dịch cho các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Lê Duẩn.

Bác Hồ biết 9 ngoại ngữ vẫn học khi đã ngoài 70 tuổi

Ông Vũ Khoan kể, ai cũng biết Bác Hồ rất giỏi ngoại giữ và biết 9 thứ tiếng. Vào những năm đầu 1960, và khi đó Bác cũng đã cao tuổi nhưng vẫn chăm chỉ học ngoại ngữ. Ông Vũ Khoan nói cả đời ông chưa thấy ai chăm học ngoại ngữ như Bác.

“Có lần tôi đến dịch cho Bác, trong khi chờ khách đến, tôi thấy Bác mở hộp thuốc lá ra, trong hộp có một mảnh giấy, Bác lẩm nhẩm đọc. Khi ấy tôi không dám hỏi, nhưng nghe thì thấy Bác lẩm nhẩm tiếng Nga. Tôi mới hỏi: ‘Bác vẫn học ạ?’ Bác trả lời vì ít dùng tiếng Nga nên Bác quên mất”, ông Vũ Khoan kể.

Nguyên Phó thủ tướng cho hay, Bác thường để một mảnh giấy trong hộp thuốc, mỗi mảnh giấy ghi 10 từ tiếng Nga. Mỗi lần mở hộp lấy thuốc Bác lại lẩm nhẩm học từ. Mỗi ngày 10 từ, cứ cho là rơi rụng đi thì mỗi ngày Bác cũng học được 5-7 từ.

Theo ông Vũ Khoan, Bác Hồ hiểu tiếng Nga rất sâu, nhưng vẫn ôn luyện hàng ngày dù ít dùng. “Bác học hàng ngày… Bây giờ chúng ta cứ nói học theo gương Bác Hồ, nhưng tôi chưa thấy ai học chăm như Bác”, ông nói.

Cũng theo nguyên Phó thủ tướng, Bác Hồ rất giỏi tiếng Anh. “Mới đầu nghe nói Bác biết tiếng Anh, tôi nghĩ chắc Bác cũng biết chứ không thạo lắm. Nhưng lần lên dịch ở Phủ chủ tịch, có nhiều đoàn nước ngoài đến, quay sang đoàn nào Bác nói tiếng nước đó. Khi nghe Bác nói tiếng Anh, tôi mới thấy Bác nói giỏi quá, hay quá”, ông kể.

Sau đó, đọc lại những lá thư Bác Hồ viết cho Quốc tế cộng sản viết bằng tiếng Anh, ông Vũ Khoan thấy đúng là chữ Bác thật, viết rất chuẩn. Hóa ra tiếng Anh của Bác rất giỏi chứ không như người ta nghĩ Bác chỉ giỏi tiếng Pháp.

Nguyên Phó thủ tướng còn cho biết, Bác Hồ nói tiếng Trung Quốc giọng không hay lắm, nhưng Bác lại rất am hiểu ngôn ngữ này do rất thạo tiếng Nho, tiếng Hán. “Bác nói giọng không hay thôi chứ Cụ hiểu lắm, có cần phiên dịch đâu”, ông Khoan kể.

Theo ông Vũ Khoan, tri thức của Bác rất rộng một phần là nhờ vốn ngoại ngữ. Bác biết nhiều ngoại ngữ, đến nước nào là học ngôn ngữ của nước đó: đến Italia học tiếng Italia, đến Đức học tiếng Đức, đến Anh và Mỹ học tiếng Anh.

Ông Vũ Khoan kể, trong một lần gặp các quan chức Liên Xô, thậm chí Bác Hồ còn nhắc nhẹ một người phiên dịch về sử dụng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh.

“Bản thân tôi cũng từng rút ra kinh nghiệm là dịch cho Bác không nên chơi chữ, vì chữ Nho Bác rất thông thạo. Cứ nói đơn giản thôi cho dễ”.

“Có lần đến Đại sứ quán Liên Xô, trông thấy Bác, ông phiên dịch phía bạn cứng lưỡi, không dịch được… Cho nên người phiên dịch phải có bản lĩnh, không được sợ và phải bình tĩnh ứng phó”, ông Vũ Khoan chia sẻ.

Ngoài thạo tiếng nước ngoài, nguyên Phó thủ tướng cho biết Bác Hồ cũng biết nhiều tiếng dân tộc thiểu số, như Tày, Nùng. Tất cả Bác đều tự học. “Tôi thấy có 2 nhà lãnh đạo của ta nói tiếng dân tộc rất giỏi là Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai Cụ quay sang bà con người Tày thì nói tiếng Tày, quay sang bà con người Nùng thì nói tiếng Nùng”.

Theo ông Vũ Khoan, nghề phiên dịch mang lại cho ông những trải nghiệm đặc biệt, mỗi cuộc tiếp xúc giúp ông học hỏi được rất nhiều điều. “Ở bên cạnh những con người tài giỏi như vậy, mình học được cách suy nghĩ và tư duy”, ông nói.

Bộ trưởng làm phiên dịch "bất đắc dĩ"

Chia sẻ về một kỉ niệm vui về công tác phiên dịch, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã kể về một kỷ niệm đáng nhớ tại hội nghị thượng đỉnh APEC Thượng Hải năm 2001. Ông kể, khi đó ông Vũ Khoan - với tư cách là Bộ trưởng Thương mại - vừa hoàn thành chuyến công tác tại châu Âu, bay thẳng về Thượng Hải để tháp tùng đoàn của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Tại Thượng Hải, Thủ tướng Phan Văn Khải có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng cả hai bên đều không có phiên dịch viên. Ông Vũ Khoan, người thành thạo tiếng Nga, khi đó đã trở thành phiên dịch viên “bất đắc dĩ”.

Nguyên Phó thủ tướng cho biết Tổng thống Putin tỏ ra ngạc nhiên về khả năng tiếng Nga của ông, và do đó ông đã giới thiệu vắn tắt về quá trình học tập của bản thân với nhà lãnh đạo Nga. Ông Vũ Khoan nói việc phiên dịch khi đó là “bất đắc dĩ” nhưng cũng là một kỷ niệm đáng nhớ.

Cũng trong cuộc tọa đàm, các nhà ngoại giao, các cựu đại sứ từng có thời gian công tác tại Phòng Phiên dịch - nay là Trung tâm Biên Phiên dịch Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao - đã chia sẻ những kinh nghiệm nghề, đồng thời hiến kế cho Bộ những kiến nghị cụ thể để tiếp tục phát triển trung tâm ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp vào sự nghiệp đối ngoại đáng tự hào của ngành ngoại giao nước nhà.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chia sẻ, ông thấy nghề phiên dịch có lẽ là một trong ít nghề mang lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, đôi khi dồn dập trong thời gian rất ngắn.

Theo ông, đó là cảm xúc vui sướng khi hoàn thành xuất sắc một cuộc thông dịch, đưa người nói và người nghe đến gần với nhau; cảm xúc đau buồn, áy náy, thậm chí trách cứ mình, khi diễn đạt kém, thông dịch thất bại, bí từ, sử dụng từ sai; cảm xúc bừng sáng khi được học, được làm quen với những tri thức mới trong quá trình đọc tài liệu chuẩn bị, hay học hỏi những kiến thức từ những người mình phục vụ; cảm xúc tự hào khi được dịch và được học hỏi, được chứng kiến sự thăng hoa, đĩnh đạc, trí dũng song toàn của các nhà ngoại giao, các nhà chính khách của đất nước ta và trên thế giới.

Kinh nghiệm quý báu của Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tiết lộ bí quyết luyện ngoại ngữ của Bác Hồ - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Thế giới & Việt Nam)

Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, người cũng trưởng thành từ Phòng Phiên dịch, đã có những chia sẻ và kiến nghị cho công tác phiên dịch của Bộ Ngoại giao, trong đó bà nhấn mạnh tới kỹ năng viết diễn văn cho lãnh đạo các Bộ.

Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, các Bộ cần có người viết diễn văn giỏi, nhưng hiện ngành này chưa được đào tạo chính thức trong các trường đại học tại Việt Nam. Bà cho rằng có nhiều kiểu viết diễn văn, diễn văn song phương, đa phương, kinh tế, văn hóa, viết để đàm phán, viết để thu phục lòng dân…

“Ở thời đại chúng ta, phải xây dựng bộ mặt và thương hiệu của từng ngành, đặc biệt của ngoại giao, vì ngoại giao là bộ mặt đầu tiên của đất nước, ở đâu đào tạo viết diễn văn? Điều này cực kỳ quan trọng”, bà nói.

Trong những năm tham gia làm phiên dịch, bà Tôn Nữ Thị Ninh nhớ lại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con người đi trước thời đại. Đại tướng không phải nhà ngoại giao, không phải nhà truyền thông, nhưng nói rất trúng vấn đề của ngành ngoại giao.

Nhắc lại một kỷ niệm trong nghề, bà nhớ lại một chuyến đi vào năm 1980, khi bà tham gia tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm 9 nước châu Phi-Trung Đông.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh kể lại, tại thủ đô nước bạn đầu tiên, Đại tướng chưa bình luận gì, chỉ bảo bài phát biểu dài thế. Tới thủ đô thứ 2, Đại tướng hỏi rằng vì sao phải chép tất cả quan điểm lập trường của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế như thế.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh trích lại câu nói nôm na nhưng lại rất thực tế của Đại tướng khi đó, mà bà coi là một kỷ niệm rất quý báu trong đời: “Tôi từng là một nhà báo, tôi đứng phát biểu thì điều tôi quan tâm là người ta có chú ý không, có tâm đắc không, có hiểu không, có thấm không. Cho nên mỗi thủ đô các anh phải đi tìm 'người ta ngứa ở đâu thì gãi'. Chỗ nào cũng bê tất cả các quan điểm về các vấn đề quốc tế rồi nói đi nói lại. Văn phong như thế sao đượ