Phát huy vai trò của khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới: Thực trạng, Định hướng và Giải pháp

Vai trò của khoa học công nghệ được thể hiện như thế trong trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn vừa qua và những định hướng, giải pháp trong giai đoạn tiếp theo là nội dung chính trong bài viết dưới đây của PGS, TS Trịnh Khắc Quang và PGS, TS Đào Thế Anh - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển khá toàn diện và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn với năng suất và chất lượng ngày càng cao, phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và từng bước bảo đảm an ninh dinh dưỡng góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững, đặc biệt trong các thời điểm khó khăn của nền kinh tế. Giai đoạn 10 năm (2008 - 2017) tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,66%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt 3,9%/năm; quy mô GDP ngành năm 2017 gấp 1,25 lần năm 2008; năm 2018 dự kiến tốc độ tăng GDP ngành đạt khoảng 3,4%. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 2,55%/năm (2013 - 2017) để phấn đấu đạt mục tiêu kinh tế đã đề ra đến năm 2020 (tốc độ tăng GDP ngành đạt khoảng 3%/năm), kim ngạch xuất khẩu đạt 157,07 tỷ USD, đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2 % so với bình quân của 5 năm trước. Về mục tiêu xã hội, cùng với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng, cơ cấu lại nông nghiệp đã giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn bình quân 1,5%/năm. Về mục tiêu môi trường, đến hết năm 2017 tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%. Thị trường nông sản thời gian qua đã có những bước phát triển mới, nhiều nông sản của Việt Nam đã có vị thế cao trên thị trường quốc tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, dự kiến năm 2018 đạt 40 tỷ USD. Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng (trái cây, hạt điều, cà phê; tôm; đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD). Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU... Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới[3].

Diện mạo Nông thôn mới nước ta từng bước được cải thiện

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM): Đến hết 31/12/2018, cả nước đã có 3.826 xã (42,9%) số xã đạt chuẩn NTM, tăng 757 xã (8,5%) so với cuối năm 2017; 03 tỉnh có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM (Đồng Nai 133/133 xã; Nam Định 193/193 xã; Đà Nẵng: 11/11 xã); Bình quân cả nước đạt 14,57 tiêu chí/xã (tăng 0,4 tiêu chí so với cuối năm 2017); Còn 10 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 103 xã so với cuối năm 2017 (Hà Giang: 02 xã; Bắc Kạn: 01 xã; Điện Biên: 04 xã; Kon Tum: 03 xã). Huyện đạt chuẩn NTM: Có 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn NTM, tăng 18 huyện so với cuối năm 2017. Với các kết quả xây dựng NTM đạt được đến nay, các mục tiêu phấn đấu của Chương trình năm 2018 đã hoàn thành vượt mức cả về chỉ tiêu và thời gian so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương giao. Với kết quả này, ở thời điểm hiện tại có thể đánh giá, hầu hết các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng NTM đến năm 2020 sẽ hoàn thành vào năm 2019, trước 1 năm so với kế hoạch[4].

Có được kết quả tăng trưởng ngành nông nghiệp trong thời gian qua và kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng NTM đến năm 2020 không thể không nhắc đến vai trò đóng góp rất quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN) trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT). Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến thực trạng, định hướng và giải pháp để phát huy vai trò của KH&CN trong việc xây dựng NTM. Đặc biệt, giới thiệu một số mô hình hiệu quả trong việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập cho nông dân đáp ứng tiêu chí số 10 trong xây dựng NTM.

II. THỰC TRẠNG CỦA KH&CN TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NTM

1. Hệ thống nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

a. Hệ thống nghiên cứu khoa học: Hiện tại, hệ thống nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực NN&PTNT bao gồm: i) Hệ thống khoa học công nghệ sự nghiệp công lập thuộc BộNN&PTNT; ii) Hệ thống khoa học công nghệ sự nghiệp công lập thuộc các Bộ/Ngành khác; và iii) Hệ thống khoa học công nghệ thuộc các doanh nghiệp.

i) Hệ thống khoa học công nghệ sự nghiệp công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 11 viện nghiên cứu khoa học, trong đó có 03 Viện khoa học công nghệ xếp hạng đặc biệt gồm Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 8 Viện trực thuộc Bộ 41 trường đạihọc/học viện, cao đẳng, trung cấptrựcthuộcBộ, vớimột độingũ cánbộ 11.950nghìnngười,trong đó có 229 giáo sư và phó giáo sư, 841 tiến sỹ, 2.500 thạc sỹ, 3.809 đại học và cao đẳng, số còn lại là trung cấp, công nhân kỹ thuật phục vụ nghiên cứu thuộctấtcảcáclĩnhvựctừgiảngdạy, nghiêncứu đếnchuyểngiaocông nghệ trong hệ thống viện trường. 58,54% số cán bộ nói trên (4.861người) được hưởng lương từ ngân sách nhà nước[5].

- Hệ thống khoa học công nghệ sự nghiệp công lập thuộc các Bộ/Ngành khác: Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có một số viện, trường, trung tâm nghiên cứu về khoa học công nghệ nông nghiệp. Các cơ sở nghiên cứu này sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học (từ Bộ Khoa học và Công nghệ) để tiến hành các nhiệm vụ KH&CN phục vụ cho nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và nhu cầu đặc thù của Bộ/Ngành đó. Như Bộ Giáo dục và Đào tạo còn phục vụ cho mục tiêu đào tạo sau đại học, đăng các bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế.  

Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao đã bước đầu phát huy hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

- Hệ thống khoa học công nghệ thuộc các doanh nghiệp (các viện và trung tâm nghiên cứu): Trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư thành lập viện hoặc trung tâm nghiên cứu trực thuộc, điển hình là: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (VINASEED), Tập đoàn Lộc trời, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaibinh SEED… Có doanh nghiệp chi hàng chục tỷ đồng/năm cho công tác nghiên cứu khoa học. Mô hình này đang tỏ ra có hiệu quả vì mục tiêu của doanh nghiệp rất rõ ràng, sản phẩm KHCN tạo ra phải được thương mại hóa, phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho nên các nghiên cứu đều hướng đến sản phẩm cụ thể và được chuyển giao ngay vào phục vụ sản xuất.              

b) Hệ thống chuyển giao công nghệ (khuyến nông): Việt Nam được đánh giá là một nước có hệ thống chuyển giao công nghệ và khuyến nông khá tốt trên thế giới.

Tronghệthốngkhuyếnnôngchính thống của Nhà nước hiệnnaybao gồm:TrungtâmKhuyếnnôngQuốcgia, TrungtâmKhuyếnnôngcáctỉnh, Trạm Khuyến nông huyện và cán bộ khuyến nôngxã… với lựclượngcánbộgần 37.000 người, chưakểgần 100.000 cộngtácviênkhuyếnnôngthônbản. Bên cạnh đó còn có hệ thống chuyển giao công nghệ và khuyến nông của các viện, trường; các doanh nghiệp; các tổ chức quốc tế như ADB, WB, IFAD, ACIAR, CIP,và cácdự ánsongphươngvới các nướcNhậtBản, Hà Quốc, ĐanMạch, Hà Lan, Thụy Điển, Bỉthôngquacácdự ánpháttriển; các đoàn thể xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…; và hiện tại có khoảng 2.647 câulạcbộkhuyếnnông vớigần 78.000 nôngdânthamgia.

2. Đầu tư của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nông nghiệp

- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học (bao gồm cả chuyển giao công nghệ): Giai đoạn 2005-2015 chiếm khảng 2,3% tổng vốn đầu tư cho toàn ngành NN&PTNT và tương đương 13% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học của cả nước. Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN giai đoạn 2005-2010 trung bình 410 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2011-2015 trung bình 760 tỷ đồng/năm.

- Đầu tư cho chuyển giao công nghệ:

+ TnguồnngânsáchTrung ươngchocáchoạt độngchuyểngiaokhoahọccôngnghệtrongnôngnghiệpchủyếu đượcthôngquahệthốngkhuyếnnôngnhà nước. Trong10 năm (2005-2015) nguồn kinh phí này tăng bình quân 8,5%/năm. Giai đoạn 2011-2015 kinh phí sự nghiệp nhà nước cho công tác khuyến nông bình quân 240 tỷ đồng/năm. Trước năm 2011,kinhphí khuyếnnôngTrung ươngsẽhỗtrợchomỗitỉnh, thànhphốkhoảng 2 tỷ đồng/năm đtriểnkhaicáchoạt độngxâydựngmô hìnhtrìnhdiễn, thôngtintuyêntruyền, đàotạohuấnluyện. Từnăm 2011, thựchiệnNghị định 02/2010/NĐ-CPvềkhuyếnnông, cơ chếthựchiệncácdự ánkhuyếnnôngtheotừnggiai đoạn 3 nămkhôngcó đầumốithựchiệnchính, mà giaotrựctiếpchocáctổchứcchủtrì, chủnhiệmdự án, gồm 3 nhómchínhlà: (i) TrungtâmKhuyếnnôngQuốcgia; (ii) Các đơnvịthuộcBộNN&PTNT; (iii) Các đơnvịngoàiBộNN&PTNT (hiệphội, đoànthể, trungtâmkhuyếnnôngtỉnh, doanhnghiệp).

+ Tnguồnngânsách địaphươngdocáctỉnh, thànhphốtrựctiếpcấp, tuycó tăng, nhưngchưa đápứngnhucầu. Tronggiai đoạn 2008–2013, bìnhquânngânsách địaphươngbốtrí khoảng 3,0 tỷ đồng/tỉnh/nămchohoạt độngkhuyếnnông. Mức đầutư củacác địaphươngcó chênhlệchkhá lớngiữacácvùngmiền, caonhấtlà vùng ĐồngbằngsôngHồng, bìnhquântrên 6 tỷ đồng/tỉnh/năm, cácvùngTrungdumiềnnúiphíaBắc, DuyênhảimiềnTrung, Tâynguyên, ĐồngbằngsôngCửuLongmức đầutư chỉ 2 tỷ đồng/tỉnh/năm. Nóichung, mức đầutư chohoạt độngkhuyếnnông địaphươnglà không đángkể, rấtthiếukinhphí hoạt động. Thựctrạngnàydẫn đếnlãngphí nguồnnhânlựckhuyếnnôngtrongkhinôngdân đangrấtcần đượchỗtrợ đpháttriểnsảnxuất[6].

Nhìn chung, đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở nước ta còn thấp, chưa tới ngưỡng nên chưa tạo ra được sản phẩm KHCN mang tính đột phá. Ví dụ: kinh phí năm 2010 của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) là 57 triệu USD. Trong khi đó năm 2018, tổng kinh phí KHCN của Bộ NN&PTNT là 839,890 tỷ đồng[7], nếu cộng cả kinh phí cho khuyến nông (khoảng 240 tỷ đồng/năm) và kinh phí cho đầu tư phát triển (khoảng 160 tỷ đồng/năm) thì tổng đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đầu tư phát triển khoảng gần 1.250 tỷ đồng/năm (tương đương hơn 54 triệu USD) còn thấp hơn kinh phí đầu tư cho IRRI năm 2010; Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ngành nông nghiệp tương đương 0,2% GDP nông nghiệp, trong khi đó ở Braxin là 1,8% và Trung Quốc là 0,5%[8].

Công tác xã hội hóa trong công tác nghiên cứu khoa học chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Thực chất của việc này là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học. Tuy vậy, thời gian vừa qua có 2 xu hướng xảy ra, hoặc là doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho KHCN, hoặc là doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến việc xin kinh phí của Nhà nước để triển khai công tác nghiên cứu khoa học.

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng một số cơ quan tổ chức Tập huấn “Chứng nhận hữu cơ Nhật Bản JAS”

3. Một số kết quả nổi bật của KH&CN nông nghiệp giai đoạn 2005-2015

- Về giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi thủy sản

Trong trồng trọt, 10 nămqua (2005-2015) đã nghiêncứuchọn tạo được428 giốngcâytrồng được Bộ NN&PTNT công nhận là giống mới và giống cho sản xuất thử, trong đó 97 giống cây trồng được công nhận chính thức (65giốnglúa, 25giốngngô, 32 giống đậu đ, 14giốngcâycủ, 21 giốngrau, 31 giống cây ăn quả, 6 giống chè, 6 giống cà phê, 14 giống mía, 2 giống cao su, 8 giống hoa, 2 giống dâu lai, 7 giống cây trồng khác) và 175 giống cây trồng các loại được công nhận cho sản xuất thử; Trong lâm nghiệp đã nghiên cứu chọn tạo và công nhận được 128 giống cây lâm nghiệp mới, trong đó 21 giống được công nhận giống quốc gia và 99 giống được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật (51 giống keo, 41 giống bạch đàn, 13 giống tram, 14 giống macadamia); Trong chăn nuôi đã chọn tạo, công nhận và chuyển giao vào sản xuất được 35 dòng/giốngvậtnuôi, trong đó có 4 dòng/giống lợn, 12 dòng gà, 6 dòng ngan, 6 dòng vịt, 2 tổ hợp đà điều lai, 1 tổ hợp bò lai hướng thịt, 4 giống tằm; Trongthủysản đã tạoracôngnghệsảnxuấtgiốngnhântạovà nuôithươngphẩmmột số đốitượngmớicó giá trịkinhtếcaonhư: cá song, cá hồi, cá tầm, cá nheo Mỹ, cá măng biển, hàu Thái Bình Dương, cá chim vây vàng, tôm hùm nước ngọt[9]

Các giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản mới hầu hết đều cho năng suất cao hơn các giống đối chứng đang phổ biến ngoài sản xuất hoặc có các đặc tính quý như chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, hoặc thích ứng với các điều kiện thời tiết bất thuận… nên đã góp phần phát triển sản xuất và gia tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn vừa qua.

- Cáckếtquảnghiêncứuquytrìnhkỹthuậtgiúpgiảm chi phí đầu vào, khaitháctốttiềmnăngnăngsuất, nângcao chấtlượngvà giá trị nôngsản trongsảnxuấtnôngnghiệp

Trong giai đoạn 2005-2015 đã nghiêncứu vàchuyểngiaovàosảnxuấtđược 39 quy trìnhkỹthuậtvềtrồngtrọt; 48 quy trìnhkỹthuậtvề chănnuôi; nhiềuquytrìnhcôngnghệtronglĩnhvực lâm nghiệp như, thâmcanhrừngtrồng, chămsócbảovệrừng, côngnghiệprừng cũng được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả vào sản xuất.Đếnnay, việc ápdụngquytrìnhthựchànhsảnxuấtnôngnghiệptốt (VietGAP) ngàycàngmởrộng và hiệu quả mang lại là sản xuất ra được các sản phẩm an toàn, chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Quy trình kỹ thuật nuôi/trồng trongnhà lưới, nhà kính, nhà màngtrongsảnxuấtnông, lâmnghiệpvà thủysảncũngngàycàngứngdụngrộngrãi, nhấtlà Lâm Đồng, ThừaThiên -Huế, Đà Nẵng, Hà Nộivà thànhphốHồChí Minh. Năm 2016, cảnướccó 5.897,5 hanhà lưới, nhà kính, nhà màng, phânbố 327 xã. Trongtổngdiệntíchcó 2.144,6 hatrồngrau, chiếm 36,4%; trồnghoa 2.854,3 ha, chiếm 48,4%; gieotrồngcâygiống 661,1 ha, chiếm 11,2%; nuôitrồngthủysản 237,5 ha, chiếm 4,0%.

Việcmởrộngứngdụngtiếnbộkỹthuậtvàosảnxuấtcùngvớikếtquảnghiêncứu đánhgiá, đúckếtkinhnghiệm, hướngdẫntriểnkhaimô hìnhcánh đồnglớn đã có tác động đẩynhanhquá trìnhtíchtụ đấtsảnxuấtnôngnghiệp, xâydựngcánh đồnglớn, liênkếtsảnxuấtvà tiêuthụnôngsản. Mô hìnhcánh đồnglớnxuấthiệnngàycàngnhiều. Đếnnăm 2016, cảnước đã xâydựng được 2.262 cánh đồnglớnvớitổngdiệntích 579,3 nghìnha. Trong đó 1.661 cánh đồnglúa (516,9 nghìnha); 162 cánh đồngrau (17 nghìnha); 95 cánh đồngmía (14 nghìnha); 50 cánh đồngngô (3,5 nghìnha); 38 cánh đồngchè búp (7,6 nghìnha) và 256 cánh đồnglớntrồngcácloạicâykhác (20,4 nghìnha).

- Cáckếtquảnghiêncứucơ điệnnôngnghiệpgópphần đẩynhanhtrình đcơ giớihóasảnxuấtnôngnghiệp

Đốivớihầuhếtcácnôngsảnchủlực đều đượcnghiêncứuhoànthiệnquytrìnhcơ giớihóatừngphần, tiến đếncơ giớihóa đồngbộcáckhâusảnxuất. Mộtsốloạinôngsảncó đặcthù sảnxuấtnặngnhọc, chiphí nhâncônglớncáckhâuthenchốt (như làm đất, thuhoạch), có tínhthờivụnghiêmngặt đã đượcnghiêncứuquytrìnhcơ giớihóa đồngbộnhư cơ giớihóa đồngbộsảnxuấtlúa, mía, ngô, đậu đ; cơ giớihóatướitiêuNhiềutiếnbộkỹthuậtvềcơ giớihóachănnuôi, thủysản đã đượcnghiêncứu, chuyểngiaovàosảnxuất, như cácdâytruyền đồngbộchếbiếnthức ănchănnuôivà thủysản, manglạihiệuquảkinhtếcao. Tỷlệcơ giớihóasảnxuấtnôngnghiệp đượcnânglênđáng kể trong thời gian qua.

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tích cực hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học Quốc tế

- Cáckếtquảnghiêncứusauthuhoạchbước đầutạoragiá trịmớichonôngsản

Giá trịmớicủamộtsốloạinôngsảnnhư raucủquả, hoatươi đượctạoranhờcôngnghệbảoquản đtiêuthụtươisống. Cáctiếnbộkỹthuậtmới đượcchuyểngiaogần đâylà côngnghệvà thiếtbịsảnxuấtchếphẩmtạomàngdùngchobảoquảncácloạirauquảtươi; côngnghệxửlý chếphẩmsinhhọcRetaintronggiai đoạncậnthuhoạch và sau thu hoạch kéodàithờigiantrêncây và thời gian bảo quảnchomộtsốloạitráicây; cácmẫukholạnhbảoquảntheocácquymô khácnhau đbảoquảncácloạirau, củ, quả, hoatươi cũng được tiêu chuẩn hóa để áp dụng vào thực tiễn.Cáckếtquảnàygópphần đưakimngạchxuấtkhẩurauquảtừhơn 800 triệuUSDnăm 2013 tănglên 3,45 tỷUSD năm 2017, tăng 40,5% sovới 2016, vượtkimngạchxuấtkhẩugạo 2,6 tỷUSD.

Giá trịgiatăngcủanhiềuloạinôngsản đượcnânglênthôngquachếbiến. Trongsốcáctiếnbộkỹthuật, côngnghệsauthuhoạch đượcchuyểngiaovàosảnxuấtgần đâycó côngnghệ đồngbộchếbiếncácloạihạtgiốngcâytrồngchấtlượngcao; cácmáysấyhạtnôngsảnquymô từnhỏ đếnlớn; máysấyrauquảvớigiá thànhchỉbằng 50 – 60% sovớinhậpngoại, tiếtkiệmchiphí sấynhờsửdụngvậtliệusẵncó và rẻtiền; côngnghệvà thiếtbịsấybơmnhiệt; côngnghệvà thiếtbịbảoquảnhạtgiốngnôngsản

- Cáckếtquảnghiêncứuthủylợiphụcvụtốtchonôngnghiệp, nôngthôn, ứngphó vớibiến đổikhí hậu, giảmnhẹthiêntai

Giai đoạn 2005-2015 lĩnh vực thủy lợi có 52 quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật được công nhận; có 27 công nghệ được cấp bằng độc quyền sáng chế, bản quyền tác giả và nhiều công nghệ đang được chuyển giao vào sản xuất. Nhiềucôngtrìnhnghiêncứuchonôngnghiệp, xâydựngnôngthônmới đứngphó vớibiến đổikhí hậu, giảmnhẹthiêntai. Nổibậtgồmhailoạicôngtrình đậpxà lan, đậptrục đ, đượccấpbằng độcquyềnsángchế, ápdụngcho đậpThảoLong, đập Đò Điểmvà hàngloạtcôngtrìnhvùngphânranhmặnngọtvùngBán đảoCà Mau. Đã đxuất đượccôngnghệmớiậptrụphaoliênhợp) đngăncáccửasônglớntại ĐồngbằngsôngCửuLongvà ĐồngbằngsôngHồng. Làmchủcôngnghệchếtạotrạmthủy điệnnhỏcôngsuất 200 kWvà bơmthủyluânthaythếnhậpngoại, thiếtbịvớtráctự độngchocáchệthốngbơmlớnvớigiá thànhgiảm 50%. Xâydựngcơ sởkhoahọcchoviệcquyhoạchchống úngngậpTPHồChí Minh, phụcvụquyhoạchchốngngậplụtvùng ĐồngbằngsôngCửuLongtheocáckịchbảnnướcbiểndângvà nhiềugiảiphápxâydựnghạtầngthủylợichonôngthônmới.

- Cáckếtquảnghiêncứutổnghợpgópphầnbảovệmôitrườngtrongsảnxuấtnôngnghiệp, nôngthôn

Hầuhếtcáccôngtrìnhnghiêncứu, cáctiếnbộkỹthuậtkhi ápdụngtrongthựctế đềucó kếtquả đikèm vềbảovệmôitrường, hệsinhthái.Bêncạnh đó, còncó nhiềucôngtrìnhkhoahọccôngnghệcó mụctiêuchuyênvềmôitrường, hệsinhtháinôngnghiệp, nôngthôn, như Chươngtrìnhsảnxuấtkhí sinhhọcgópphầnxửlý chấtthảitrongchănnuôi (có tới 10% hộnôngdânsửdụngkhí sinhhọcphụcvụnhucầucuộcsống đồngthờigópphầngiảmthiểu ô nhiêmmôitrường); các đtàinghiêncứubanhànhcácvănbảnquyphạmphápluật, cáctiêuchuẩnvềmôitrường, sảnxuấtsảnphẩmantoàntheoVietGAP[10].

PGS. TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tham gia điều hành Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần 4: "Cùng nông dân đi chợ thế giới"

4. Vai trò của KH&CN đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân (Phân tích dựa trên một vài ngành hàng cụ thể)

- Cây lúa: Hàng năm, cả nước có khoảng 7,7 triệu ha gieo cấy, trong đó các giống lúa do Việt Nam chọn tạo chiếm gần 80% (khoảng 6,2 triệu ha).

+ Tại phía Bắc: Các giống lúa mới như BC15, TBR225, PC6, Gia Lộc 105, AC5, LTH31, lúa nếp N87, N98… đã được chuyển giao vào sản xuất, canh tác trên diện rộng khoảng 1,5 triệu ha/năm. Mỗi năm sản lượng tăng thêm 0,7 triệu tấn (do tăng năng suất khoảng 0,5 tấn/ha), với giá bán trung bình 6.000 đ/kg, làm lợi cho sản xuất 4.200 tỉ đồng/năm.

+ Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Các giống lúa do Việt Nam lai tạo như OM5451, OM6976, OM4218 và OM4900, OM6976, các giống lúa ST… có diện tích gieo trồng 4,2 triệu ha tại ĐBSCL. Ước tính, các giống lúa mới đưa vào sản xuất làm tăng 10% năng suất thì sản lượng tăng thêm hàng năm là 2,43 triệu tấn. Với giá lúa khoảng 6.000đ/kg, hàng năm, các giống lúa mới làm lợi cho sản xuất 14.580 tỷ đồng. Quy trình kĩ thuật "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm" được ứng dụng trên 35% diện tích lúa của ĐBSCL (khoảng 1,1 triệu/ha), làm lợi khoảng 1.617 tỉ đồng/năm.

- Cây ngô: Vài năm gần đây, diện tích ngô trung bình cả nước đạt khoảng triệu ha, nhu cầu hạt giống khoảng 20.000 tấn. Việt Nam đã nghiên cứu và lai tạo được hàng chục giống ngô năng suất cao, chất lượng tốt cung cấp cho sản xuất. Thị phần hạt giống của 9 giống ngô lấy hạt chủ lực (LVN99, LVN61, VN8960, LVN885, LVN17, VN5885,  LVN092, A380 và VN5885) và 4 giống ngô thực phẩm (Ngô nếp lai số 5, Nếp lai VN556, Đường lai 20 và Ngô rau LVN23) do Việt Nam chọn tạo chiếm tỉ lệ 30%, tương đương khoảng 6.000 tấn hạt giống/năm. Các giống ngô do Việt Nam tạo ra không thua kém về năng suất và chất lượng so với giống của các công ty nước ngoài nhập nội vào Việt Nam nhưng giá thành rẻ hơn khoảng 1/3. Ước tính hàng năm đã tiết kiệm cho sản xuất khoảng 300 tỷ đồng từ việc mua hạt giống.

- Cây sắn: Tổng diện trồng tích sắn toàn quốc khoảng 570.000 ha/năm, năng suất trung bình 19,1 tấn/ha, sản lượng 10,931 triệu tấn. Các giống do Việt Nam chủ động lai tạo chủ yếu được chuyển giao cho tỉnh miền núi phía Bắc, Nghệ An, Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ. Trong các giống đã được nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao cho sản xuất, giống KM94 chiếm 60% diện tích sắn của cả nước; 7 giống còn lại (KM98-7; KM21-12; KM419; KM140; Sa06; NA-1, BK, S10 và S11) chiếm 10% diện tích. Các giống sắn do Việt Nam chọn tạo được trồng với tổng diện tích 399.000 ha, chiếm 70% diện tích sắn của cả nước, với năng suất trung bình cao hơn giống cũ 3,82 tấn/ha, sản lượng tăng 1,52 triệu tấn/năm. Với giá bán trung bình 1,5 triệu đ/tấn, lợi nhuận mang lại cho sản xuất mà các giống mới mang lại đạt 2.286 tỷ đồng/năm.

- Cây khoai tây:Tổng diện tích gieo trồng toàn quốc khoảng 35.000 ha, năng suất trung bình 15 tấn/ha và sản lượng 525.000 tấn. Diện tích các giống chủ lực do Việt Nam nghiên cứu, chọn tạo (KT2, KT3, KT1, KT5, Marabel và Solara) đạt 5.200 ha, chiếm 15% diện tích khoai tây cả nước. Các giống mới cho năng suất trung bình cao hơn giống cũ 3,5 tấn/ha, sản lượng hàng năm tăng 18.200 tấn. Với giá bán 8,0 triệu đồng/tấn, giá trị tăng thêm ước đạt 145,6 tỷ đồng/năm. Đồng thời nhờ áp dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) mới đã giảm chi phí đầu vào 2,0 triệu đồng/ha trên tổng diện tích 5.200 ha, làm tăng giá trị 104,0 tỷ đồng. Như vậy nhờ giống mới và kỹ thuật canh tác tiên tiến đã làm lợi cho sản xuất khoảng 249,6  tỷ đồng/năm.

- Cây cà phê: Trong khoảng 10 năm gần đây, có 10 giống cà phê vối được Việt Nam  lai tạo, chuyển giao cho sản xuất. Trong đó 5 giống chủ lực (TR4, TR6, TR9, TR11 và TRS1) cho năng suất từ 4-7 tấn/ha, tỷ lệ hạt loại R1 đạt từ 70-90%, gấp đôi so với các giống cũ hiện trồng. Tính đến hết năm 2017, diện tích trồng các giống cà phê giống mới của Việt Nam lên đến 130 nghìn ha, chiếm 21% diện tích cà phê của cả nước, chiếm 100% diện tích trồng tái canh. Các giống mới này cho năng suất, chất lượng cao hơn giống cũ, giúp tăng thu nhập 30% so với đại trà, khoảng 40 triệu đồng/ha, làm lợi cho sản xuất khoảng 5.200 tỷ đồng mỗi năm.

- Cây điều: Hiện tại, cả nước có khoảng 290.000 ha điều. Trước năm 2010, năng suất điều trung bình của cả nước là 0,93 tấn/ha, trong những năm gần đây, nhờ việc ứng dụng các kĩ thuật thâm canh cắt tỉa, tưới nước, bón phân, biện pháp BVTV hợp lý và cải tạo vườn điều trồng hạt, già cỗi bằng kỹ thuật ghép cải tạo bằng giống mới đã đưa năng suất điều trung bình đạt 1,26 tấn/ha. Hiện tại, diện tích điều trồng tái canh và được ghép cải tạo đạt 120.000 ha, chiếm 40% tổng diện tích điều cả nước. Trong đó, diện tích điều tái canh và được ghép cải tạo với 3 giống điều mới (PN1, AB05-08 và AB29) do Việt Nam tuyển chọn chiếm ½ tổng diện tích (60.000ha). Như vậy, nhờ ứng dụng giống và kĩ thuật canh tác mới, sản lượng điều tăng so với trước năm 2010 là 99.000 tấn điều thô, với giá trung bình là 48 triệu đồng/tấn, thu nhập tăng thêm cho người sản xuất trồng điều khoảng 4.752 tỉ đồng/năm.

- Cây chè: Diện tích chè của cả nước hiện tại là 130.000 ha. Vài năm gần đây, đã có 10 giống chè mới được chọn tạo và chuyển giao vào sản xuất (PH1, TRI.777, LDP1, LDP2, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, PH8, PH10 PH11). Tổng diện tích giống chè mới của VAAS đạt khoảng 74 nghìn ha, chiếm gần 57%. Riêng 4 giống chủ lực LDP1, LDP2, PH8 và Kim Tuyên đạt 65.000 ha, chiếm 50% tổng diện tích trồng chè trong cả nước. Nhờ có giống mới kết hợp với áp dụng quy trình thâm canh tiên tiến đã đưa năng suất chè tăng 2,1 tấn/ha/năm (từ 6,9 tấn/ha, năm 2014 tăng lên 9,0 tấn/ha, năm 2017), đồng thời, do chất lượng chè được cải thiện, giá bán đạt 7.000 đ/kg, cao hơn giống cũ 20%. Giá trị gia tăng do yếu tố giống và kỹ thuật mang lại đạt gần 1.800 tỉ đồng/năm.

- Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả trong cả nước đạt gần 924.000 ha, nhiều giống mới và quy trình kĩ thuật thâm canh đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, chuyển giao cho sản xuất, đóng góp đáng kể vào giá trị xuất khẩu cây ăn quả của cả nước, đạt 3,45 tỷ USD năm 2017 và đạt 3,52 tỷ USD năm 2018. Một số thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cây ăn quả như sau:

+ Cây thanh long: diện tích thanh long cả nước khoảng 44.200 ha và đạt sản lượng 819.000 tấn/năm, trong đó có 2 giống LD1 và LD5 (hiện đã được chuyển nhượng bản quyền cho 2 công ty TNHH Hoàng Phát Fruit và Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu) chiếm 20.000 ha (45,2% diện tích), cho năng suất trung bình 40-50 tấn/ha, tăng 74,5% so với giống cũ, làm lợi cho sản xuất khoảng 13.000 tỷ đồng/năm (với giá bán trung bình hiện nay 25 triệu đồng/tấn).

+ Cây ăn quả có múi: Tổng diện tích bưởi của cả nước khoảng 60.000 ha, trong đó giống bưởi Da Xanh do Viện tuyển chọn thông qua Hội thi tuyển chọn cây bưởi Da xanh năm 1999 được trồng trên 36.000 ha (chiếm 60% tổng diện tích trồng bưởi cả nước). Nhờ chất lượng tốt, giá bán trung bình cao hơn đại trà 11 triệu/tấn (46,0 triệu/tấn so với 35,0 triệu/tấn). Hàng năm, với năng suất trung bình đạt 25 tấn/ha, lợi ích tăng thêm mà sản xuất thu được đạt 9.900 tỷ đồng/năm.

+ Cây xoài: Từ giống xoài Cát Hòa Lộc được tuyển chọn từ năm 1997, đến nay, diện tích trồng giống này chiếm 20% diện tích xoài của cả nước (17.000 ha trên tổng số diện tích 85.000 ha). Với năng suất trung bình đạt 10 tấn/ha, giá bán khoảng 35 triệu đồng/tấn, tăng 17 triệu/tấn so với giống cũ (giống xoài cũ giá bán 18 triệu đồng/tấn). Giống xoài được tuyển chọn đã làm lợi cho sản xuất khoảng 2.890 tỷ đồng/năm.

+ Cây nhãn: Tổng diện tích trồng khoảng 97.300 ha (trong đó miền Bắc: 54.000 ha, miền Nam: 43.300 ha). Ở phía Bắc, nhóm giống nhãn chín sớm (PHS1 và PHS2) và chín muộn (PH-M99-1.1; PH-M99-2.1, HTM-1 và HTM-2) do Việt Nam chọn tạo đã phát triển trong sản xuất với diện tích khoảng 24.000 ha, chiếm 44,5% diện tích nhãn miền Bắc. Trong đó có khoảng 5.000 ha ghép cải tạo tập trung ở Sơn La. Các giống nhãn mới có năng suất trung bình 16-17 tấn/ha (tăng 38% so với các giống trồng đại trà), với giá bán 15,0 triệu đồng/tấn đã làm lợi cho sản xuất khoảng 900 tỷ đồng/năm. Ở phía Nam, giống nhãn xuồng cơm vàng do Viện CAQ Miền Nam tuyển chọn được phát triển trong sản xuất với diện tích 14.660 ha (chiếm 33,8% diện tích toàn miền), năng suất tương đương so với các giống trồng đại trà nhưng giá bán cao, 21,0 triệu đồng/tấn, cao đại trà 6,0 triệu đồng/tấn, làm lợi cho sản xuất 1.319 tỷ đồng/năm. Lợi ích do giống nhãn mới mang lại cho người sản xuất trong cả nước đạt 2.219 tỉ đồng/năm.

+ Cây vải: Các giống vải chín sớm Bình Khê, Phúc Hòa do Việt Nam nghiên cứu tuyển chọn hiện có diện tích trồng trong sản xuất khoảng trên 2.000 ha, đang được trồng tập trung tại các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh. Sản lượng các giống vải chín sớm ước đạt 15.000 tấn và lợi nhuận tăng thêm so với giống vải chính vụ khoảng 150 tỷ đồng/năm. Quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu đục cuống quả là kết quả nghiên cứu đã được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất tại các tỉnh trồng vải tập trung ở phía Bắc giúp nâng cao chất lượng, tăng tỉ lệ vải xuất khẩu và tăng hiệu quả kinh tế, đặc biệt đối với lứa vải cuối vụ[11].

5. Một số mô hình của Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM mang lại hiệu quả kinh tế cao (giai đoạn 2011-2017)

- Lĩnh vực thủy lợi: Các mô hình đã góp phần làm gia tăng mực nước ngầm trong đồi cát từ 2,5-4,0 m phục vụ nước tưới và nước sinh hoạt; giảm giá thành đầu tư, nâng cao hiệu quả khai thác công trình nước sạch, thủy lợi nội đồng; tiết kiệm nước tưới 20-30%, đồng thời tăng năng suất cây trồng trên 10%; giúp nhiều địa phương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tăng hiệu quả 5-7 lần; cải thiện điều kiện môi trường, bảo vệ đất chống bạc màu, xói mòn, giảm phát thải 1,5 tấn CO2 /vụ/ha lúa, giảm thiểu các tác động của BĐKH.

- Lĩnh vực môi trường nông thôn có các mô hình tổ chức quản lý tổng hợp chất thải ở xã xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSH, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, cho hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp tự nguyện phí vệ sinh môi trường của người dân được nâng cao, doanh thu phí vệ sinh môi trường ở các xã tăng gấp 2 đến 3,5 lần, tạo điều kiện ổn định công việc và tăng thêm thu nhập cho công nhân thu gom rác 30-70%. Tỷ lệ rác thải được thu gom, chế biến thành phân hữu cơ, khí biogas, chế phẩm vi sinh tăng 147%; tỷ lệ rác thải được xử lý bằng lò đốt tăng 220%; tỷ lệ rác thải phải chôn lấp giảm từ 45% xuống còn 20%. Mô hình đã trình diễn các giải pháp công nghệ, tổ chức quản lý môi trường phù hợp với điều kiện cấp xã, có thể mở rộng ứng dụng cho các xã.

- Đã có nhiều mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân trong sản xuất nông, lâm, thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình đã giúp tăng năng suất cây trồng 30-35% đối với rau màu, 10-15% đối với lúa, tăng thu nhập cho người dân tham gia dự án trên 25%; nâng cao giá trị sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến 133 - 500 triệu đồng/ha/năm nhờ chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng ở các mô hình liên kết sản xuất. Nông dân ở nhiều địa phương đã được hưởng lợi từ các mô hình này. Một số mô hình có hiệu quả tiêu biểu ở một số vùng như sau:

+ Mô hình chuyển đổi từ ngô, lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu ở Hà Giang, đạt 133 triệu đồng/ha/năm, tạo công ăn việc làm cho người dân và tăng thu nhập cho người dân tham gia dự án từ 35-40 triệu đồng/người/năm;

+ Các mô hình liên kết ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè xanh chất lượng cao ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang đã tăng năng suất chè gần 30%; tăng giá trị sản phẩm chè chế biến 20-26,2%; tăng thu nhập của một ha gần 30% so với đối chứng;

+ Mô hình liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và quản lý trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sắn nhằm tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi, đạt trung bình năng suất từ 35-40 tấn/ha cao hơn so với mô hình canh tác giống cũ từ 15 đến 20 tấn/ha. Hiệu quả thu nhập trung bình đạt từ 52,5 đến 60 triệu đồng/ha;

+ Mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang rau theo chuỗi giá trị (ở Ninh Bình), giá trị kinh tế đạt 300-400 triệu đồng/ha/năm so với sản xuất chuyên lúa trước đây chỉ đạt 60-70 triệu đồng/ha/năm;

+ Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (ở Hải Dương) cho thu nhập từ sản xuất lúa hàng hóa đạt 80 triệu đồng/ha/năm từ sản xuất rau an toàn các loại đạt 250-300 triệu đồng/ha/năm, tăng thu nhập cho người dân vùng dự án trên 30% so với đối chứng;

+ Mô hình sản xuất lúa lai F1 và lúa thuần chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (ở Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương) cho hiệu quả cao: sản xuất hạt lúa lai thu nhập đạt trên 80 triệu đồng/ha (tăng 218% so với sản xuất lúa lai thương phẩm tại địa phương); sản xuất giống lúa thuần RVT, VS1, Thiên ưu 8 các cấp nguyên chủng, xác nhận, thương phẩm đạt từ 43 đến 60 triệu đồng/ha (tăng 136% - 191% so với sản xuất các giống thường tại địa phương);

+ Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng với 7 công thức luân canh trên 3 chân đất (tại Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định) cho năng suất hiệu quả kinh tế cao hơn, lãi thuần cao hơn so với đối chứng từ 21 triệu đến 40 triệu đ/ha/năm, tăng 35,2 – 126,2%.

+ Mô hình liên kết sản xuất thâm canh lạc, áp dụng cơ giới hóa tại Nghệ An. Năng suất của mô hình tăng thêm 21,8%; chi phí công lao động giảm được 27 triệu đồng/ha. Nhờ tổ chức nông dân sản xuất theo cánh đồng lớn mà các chi phí khác như giống, phân bón, thuốc BVTV giảm 21%.

+ Mô hình nuôi kết hợp một số loại thủy sản (tôm sú, ốc hương) với hải sâm, rong biển theo quy trình VietGAP, giải quyết được vấn đề suy thoái môi trường, dịch bệnh, lại cho hiệu quả kinh tế cao, đạt gần 300 triệu đồng/ha, tăng 27-30% giá trị sản phẩm

+ Mô hình ứng dụng đồng bộ kỹ thuật cải tạo thâm canh với chế phẩm sinh học, tưới nước tiết kiệm để kéo dài chu kỳ kinh doanh cây cà phê đã 30 năm tuổi. Mô hình đã cho năng suất, chất lượng cà phê cao hơn, bình quân đạt trên 20 kg quả tươi/cây, quy ra 4,5-5 tấn nhân hạt/ha, đạt giá trị 180 - 200 triệu đồng/ha so với đối chứng là 2,0-2,5 tấn/ha và 90-100 triệu đồng/ha. Ngoài ra còn giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc BVTV và nước tưới, tăng thu nhập 30-40%.

+ Mô hình áp dụng TBKT mới trong các trại chăn nuôi lợn, giảm được 10,3% chi phí sản xuất; cải thiện 2% tăng trọng; 3% hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm 17% tỷ lệ hao hụt. Đồng thời giá xuất bán sản phẩm cũng tăng 2,0% do cải thiện chất lượng thịt. Hiệu quả kinh tế chung của các hộ chăn nuôi tăng đáng kể so với trước khi tham gia mô hình.

+ Mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất bưởi da xanh và cam sành theo VietGAP tại Bến Tre cho thu nhập 500 triệu đồng/ha trồng bưởi, 400 triệu đồng/ha trồng cam sành. Thu nhập bình quân đầu người vùng dự án đạt 80 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 30% so với đối chứng[12].

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng lãnh đạo các bộ ban ngành dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết 10 năm xây dựng Nông thôn mới

III. ĐỊNH HƯỚNG VỀ KH&CN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020

1. Nghiên cứu để bảo đảm an ninh và an toàn thực phẩm:

Ở giai đoạn hiện tại, an ninh lương thực chưa phải là vấn đề lớn đối với Việt Nam vì chúng ta vẫn là nước xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Tuy vậy, việc gia tăng dân số trong điều kiện biến đổi khí hậu sẽ làm cho việc sản xuất và cung ứng thực phẩm ngày càng khó khăn cho nên về lâu dài, các chương trình khoa học về giống và kỹ thuật nuôi trồng, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường để duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp bảo đảm an ninh và an toàn thực phẩm cần được quan tâm ở tầm Quốc gia;

2. Nghiên cứu về rau quả

Tổng giá trị xuất khẩu nông sản toàn cầu là 1.036 tỷ USD năm 2016, trong đó giá trị xuất khẩu rau quả đạt 237 tỷ USD, chiếm đến 22,9%, giá trị xuất khẩu hạt ngũ cốc và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc là 149,2, chiếm 14,4%[13]. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng rất nhanh, năm 2016 là 2,46 tỷ USD; Năm 2017 đạt 3,45 tỷ USD (tăng 40,5% so với năm 2016) và năm 2018 đạt 3,52 tỷ USD. Điều này cho thấy: i) Dư địa xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn rộng mở, mới chỉ chiếm 1,04% tổng giá trị xuất khẩu rau quả toàn cầu năm 2016; và ii) Cũng cho thấy tiềm năng về KHCN và các điều kiện để phát triển ngành rau quả ở nước ta còn rất lớn, cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu trong giai đoạn tới để nâng cao chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc (xuất khẩu chính ngạch) và các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU…

3. Nghiên cứu về thủy sản

Xuất khẩu thủy sản năm 2016 của Việt Nam đạt 7,05 tỷ USD, chiếm 5,14% giá trị thủy sản xuất khẩu toàn cầu. Năm 2018 đạt 9,01 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017, tăng 20% so với năm 2016 và tăng 38,5% với năm 2015. Như vậy, tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu thủy sản của chúng ta rất lớn và ngành thủy sản cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu để nâng cao năng suất, chất lượng để duy trì tăng trưởng và bảo đảm phát triển bền vững.

4. Nghiên cứu về nông nghiệp dược liệu, thực phẩm chức năng

Theo thống kê của Viện Dược liệu, đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ… trong đó, sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc. Hiện tại, đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc. Do vậy, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển cây thuốc gắn việc sản xuất với chế biến và tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu tiến tới xây dựng một ngành công nghiệp dược phẩm và thực phẩm chức năng ở Việt Nam[14].

5. Nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch

Cùng với sự tác động của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ đã từng bước được nâng cao năng lực, một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp. Năm 2018 có 16 nhà máy chế biến rau quả, thịt lợn, gia cầm hiện đại với tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng được khởi công và khánh thành, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng các mặt hàng nông sản, lâm, thủy sản. Tuy vậy, tỷ lệ nông sản của Việt Nam xuất khẩu thô còn cao cho nên để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam, cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch và giai đoạn tới cần tập trung vào các nội dung chính sau đây: i) Nghiên cứu giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch; ii) Nghiên cứu xử lý, bảo quản nông sản, thủy sản đặc biệt là rau, hoa, quả tươi để bảo đảm chất lượng trong quá trình lưu thông, tiêu thụ; và iii) Tiếp tục nghiên cứu công nghệ chế biến sâu để làm đa dạng các mặt hàng nông sản và nâng cao giá trị gia tăng.

6. Nghiên cứu về thủy lợi

Việt Nam được đánh giá là nước có hệ thống thủy lợi khá phát triển, 80% diện tích đất canh tác nông nghiệp được tưới tiêu. Tuy vậy, hệ thống thủy lợi này chủ yếu được nghiên cứu và xây dựng để phục vụ cho sản xuất lúa. Các cây rau màu, cây công nghiệp, CAQ và phục vụ nuôi trồng thủy sản còn ít được quan tâm cho nên thời gian tới các nghiên cứu về thủy lợi phục vụ cho xây dựng NTM cần tập trung vào một số nội dung sau: i) Công nghệ tưới tiết kiệm nước (đặc biệt ở những vùng thiếu nước, hạn hán như Ninh Thuận và Tây Nguyên); ii) Nghiên cứu công nghệ tưới tiêu cho cây ăn quả và cây công nghiệp; và iii) Nghiên cứu quản lý và sử dụng nước có hiệu quả phục vụ nuôi trồng thủy sản.

7. Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0:

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. Các yếu tố chính của nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: i) Cơ giới hóa các khâu từ nhân giống, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến; ii) Tự động hóa quy trình bằng máy móc, công nghệ thông tin; iii) Đưa công nghệ sinh học vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao. Trong nhiều năm qua, chủ trương kêu gọi đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao được Chính phủ cùng các bộ, ngành và địa phương rất chú trọng và tạo nhiều điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, có một thực tế là chỉ những tập đoàn, doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính và chiến lược phát triển dài hạn mới trụ vững đầu tư trong lĩnh vực này và đảm bảo hiệu quả khai thác như: VinEco (Vingroup), Tập đoàn TH; Vinamilk, Tập đoàn Hùng Nhơn (Bình Phước), Cô gái Hà Lan… Còn lại, đa phần doanh nghiệp nhỏ, lẻ thậm chí có quy mô vừa khi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực đều gặp khó khan, thậm chí thất bại với những bài học đắt giá cả về tiền bạc và công sức.

Nông nghiệp 4.0 khác với nông nghiệp công nghệ cao đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho các hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp. Kết nối vạn vật cho phép các yếu tố như nước, phân (đối với trồng trọt), thức ăn (đối với chăn nuôi, thủy sản), thuốc, độ ẩm, ánh sáng…được số hóa và chuyển nó vào các thiết bị kết nối Intenet như máy tính, điện thoại. Các yếu tố này được theo dõi và điều khiển ở bất cứ nơi nào, không nhất thiết phải ở trang trại.Các yếu tố chính của nông nghiệp 4.0 bao gồm: i) Các thiết bị máy móc được số hóa, gắn cảm biến và kết nối internet với nhau (IoT); ii) Người máy (robot), bao gồm cả thiết bị bay không người lái (drones) được kết nối vệ tinh (satellites); iii) Công nghệ chiếu sáng thông minh sử dụng đèn LED; iv) Tế bào quang điện (solar cells) để tạo năng lượng tại chỗ; v) Nuôi/trồng trong nhà có bảo vệ (nhà kính/nhà lưới) đáp ứng được các điều kiện tối ưu cho nuôi/trồng; và vi) Công nghệ tài chính phục vụ trang trại (farm fintech) nghĩa là dịch vụ tài chính cho các hoạt động của trang trại dựa trên nền tảng công nghệ. Hiện tại, Việt Nam chưa có mô hình nông nghiệp 4.0 hoàn chỉnh và chỉ mới áp dụng một số thành phần của nông nghiệp 4.0. Ví dụ như: Mô hình nông nghiệp công nghệ cao của VinEco (Vingroup); Sản xuất rau xà lách ít kali theo mô hình Akisai Cloud (hợp tác nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu-Viện Nghiên cứu Rau quả tại Hà Nội); Mô hình sử dụng phân bón thông minh tại thôn Nà Nghè, xã Nam Mẫu, Ba Bể; Máy phun thuốc sâu điều khiển từ xa tại Châu Phú, An Giang.

Nhìn chung, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp 4.0 còn gặp một số khó khăn, đó là: Cần vốn đầu tư lớn, vượt khả năng của đa số nông dân và doanh nghiệp nhỏ; Công nghệ của chúng ta còn yếu và thiếu, cần được đầu tư nghiên cứu tạo ra công nghệ cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam; Nguồn nhân lực cho công nghệ cao còn hạn chế; và Việc gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 với tiêu thụ còn hạn chế, cần xây dựng chuỗi sản xuất để tạo đầu ra cho sản phẩm của nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp 4.0. Đây sẽ là giải pháp chính để nâng cao chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong thời gian tới.

8. Nghiên cứu xử lý các vấn đề về môi trường nông nghiệp

Môi trường canh tác nông nghiệp đang bị thu hẹp và hủy hoại nghiêm trọng. Tài nguyên đất, nước và không khí bị ô nhiễm hóa học và chất thải nghiêm trọng. Ô nhiễm hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long cần được ngăn chặn kịp thời. Đây là vấn đề sống còn của nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Cần ưu tiên đầu tư nghiên cứu và quản lý nguồn nước ngọt để bảo tồn khả năng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Mặt khác, môi trường sống của cư dân nông thôn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở hầu hết các địa phương do ô nhiễm chất thải trong sinh hoạt (túi nilon, rác thải, nước thải…), ô nhiễm chất thải trong sản xuất (chất thải chăn nuôi, tồn dư thuốc BVTV và hóa chất trong canh tác…) cần được quan tâm nghiên cứu xử ký bằng khoa học công nghệ và đề xuất mô hình quản lý môi trường hiệu quả phù hợp với điều kiện từng vùng.

9. Nghiên cứu cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp:  

Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94% (tăng 1% so với năm 2017; vùng ĐBSCL đạt 98%); khâu gieo, cấy lúa gieo bằng công cụ xạ hàng và cấy đạt 42%; khâu chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật (lúa, mía, chè) đạt 77%; khâu thu hoạch lúa 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%). Mức độ tăng trưởng số lượng máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp tăng 2% so với năm 2017[15]. Tuy vậy, giai đoạn tới sự thiếu hụt công lao động động đang là vấn đề lớn đối với sản xuất nông nghiệp do có sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp. Để khắc phục vấn đề này, cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu để cơ giới hóa từng phần tiến tới cơ giới hóa đồng bộ và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên giải quyết cơ giới hóa ở các khâu then chốt, công việc nặng nhọc cần nhiều công lao động và yêu cầu khắt khe về thời vụ như làm đất, thu hoạch. Nghiên cứu chế tạo ra các máy công cụ để giảm giá thành và hạn chế nhập khẩu.

10) Nghiên cứu liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị:

Hiện trạng của chuỗi giá trị nông sản ở Việt nam còn hạn chế về hiệu quả. Theo Bộ NN và PTNT năm 2018, cả nước hiện có khoảng 818 chuỗi giá trị được chứng nhận là chuỗi cung ứng nông sản an toàn, nhưng chỉ khoảng50% chuỗi hoạt động có hiệu quả. Các chuỗi nông sản hoạt động có hiệu quả thấp là do chi phí giao dịch cao, thiếu liên kết chặt chẽ giưã các chủ thể, công nghệ sau thu hoạch và chế biến thấp, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất do hợp tác trong sản xuất còn hạn chế. Ngoài ra, khó khăn lớn nhất trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp là lựa chọn và tìm kiếm được doanh nghiệp đầu tàu, các doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, sản xuất nhỏ, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về chuỗi cũng còn hạn chế, thiếu dịch vụ hướng dẫn, tư vấn. Việc áp dụng công nghệ trong các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Theo Cel Consulting 2018, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao như rau 32%, thịt 18% và thuỷ sản 12%.  Đặc biệt, hệ thống hậu cần chochuỗi giá trị nông sản cũng chưa hiệu quả khi chi phí cho logistics hiện chiếm tới 21 - 25% GDP hàng năm (cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và Singapore 300%). Áp dụng công nghệ lạnh đồng bộ để phát triển chuỗi giá trị lạnh là xu hướng của thế giới, tuy nhiên hiện nay mức độ áp dụng công nghệ lạnh trong các chuỗi thực phẩm của ta còn khá thấp ngoại trừ chuỗi thuỷ sản đạt 95%, còn lại sữa đạt 33%, thịt mới đạt 12%, Rau 7% và quả 6% (ABA, 2018). Để cải thiện vấn đề này nhà nước cần có chiến lược thu hút đầu tư tư nhân vào các dịch vụ chuỗi giá trị và hỗ trợ thông tin kết nối các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với các dịch vụ logistic.

IV. GIẢI PHÁP VỀ KH&CN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020

1. Cần thống nhất rằng, khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới không phải chỉ có các nhiệm vụ trong Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mà bao gồm tất cả các nhiệm vụ khoa học công nghệ có kết quả có thể áp dụng vào để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn nhằm mang lại cuôc sống tốt đẹp hơn cho nông dân và cộng đồng cư dân nông thôn. Như vậy, khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới rất rộng lớn, bao gồm: các Chương trình khoa học công nghệ, các chương trình khuyến nông cấp Nhà nước, cấp Bộ/Ngành, cấp địa phương, của doanh nghiệp, hợp tác quốc tế…

2. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (khuyến nông):

Tăng cường đầu tư kinh phí cho hệ thống các đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT của Việt Nam đạt mức tương đương với các nước trong khu vực (0,5% GDP nông nghiệp). Hoặc có thể đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp bằng cách, đề xuất với Chính phủ trích 0,5% kim ngạch xuất khẩu để đầu tư lại cho khoa học công nghệ. Như vậy, với trên 40 tỉ USD xuất khẩu nông sản năm 2018, chúng ta có khoảng 200 triệu USD đầu tư lại cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (gấp 4 lần kinh phí của Nhà nước đầu tư cho Bộ NN&PTNT ở thời gian hiện tại). Nếu làm được điều này, sẽ có nguồn lực xứng đáng đầu tư cho KH&CN trong lĩnh vực NN&PTNT.

3. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu hoa học và chuyển giao công nghệ (khuyến nông):

i) Nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học: Hiện tại lực lượng này lên tới 8.000 người ở các viện, trường nhưng chúng ta vẫn thiếu cán bộ đầu đàn, cán bộ làm công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu chuyên sâu. Không những thế, lực lượng nghiên cứu viên cao cấp đang bị già hóa, trong khi thế hệ kế cận chưa phát triển kịp, chưa kể đến một lực lượng không nhỏ các bộ nghiên cứu bỏ viện, trường ra làm cho các doanh nghiệp vì có chế độ đãi ngộ cao hơn; ii) Nguồn nhân lực cho chuyển giao công nghệ (khuyến nông): Nguồn nhân lực này đa số không được đào tạo bài bản và được cập nhật kiến thức về khoa học và công nghệ. Thêm nữa, cán bộ khuyến nông cấp cơ sở (cấp xã) và bán chuyên trách (cấp thôn/bản) có chế độ đãi ngộ thấp nên chưa yên tâm công tác có hiệu quả. Cho nên, nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu hoa học và chuyển giao công nghệ (khuyến nông) cần được đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng về chuyên môn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu hoa học và chuyển giao công nghệ (đặc biệt là công nghệ cao và nông nghiệp thông minh 4.0). Mặt khác, cần xem xét về chế độ đãi ngộ để không bị chảy máu chất xám đối với cán bộ nghiên cứu và để cán bộ làm công tác khuyến nông yên tâm công tác có hiệu quả

4. Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

Hệ thống nghiên cứu khoa học cần tiếp tục được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ không chồng chéo về chức năng. Đặc biệt, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phải là cơ quan giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý nhà nước về công tác khuyến nông, không trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông như hiện tại. Cần cân đối một tỷ lệ kinh phí khuyến nông hàng năm cho các tỉnh thành để tăng sự kết nối về chuyên môn giữa trung ương và địa phương, làm cho hệ thống khuyến nông trở thành một khối thống nhất. Các nhiệm vụ khuyến nông bao gồm: Nhiệm vụ khuyến nông cấp Bộ (giao cho các viện/trường, doanh nghiệp có đủ năng lực); Nhiệm vụ cấp địa phương do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các tram khuyến nông huyện thực hiện, sử dụng kinh phí từ trung ương cấp hàng năm qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; và Nhiệm vụ khuyến nông đột suất do Bộ giao khi có thiên tai, dịch bệnh…

5. Tiếptục đổimớicơ chếquảnlý khoahọccôngnghệ:

Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách đổi mới để thúc đẩy hoạt động KH&CN trong nông nghiệp, nông thôn. Tạo điềukiệnthuậnlợi chocáctổchức, cá nhânlàmkhoahọccôngnghệpháthuytối đatínhsángtạo, chủ động, tinhthầntráchnhiệm đốivớikếtquảcuốicùng. Chuyểntrọngtâmtừquảnlý đầuvàosangquảnlý đầura và hiệu quảcủa sản phẩm KHCN được ứng dụngvàosảnxuất. Thựchiệntriệt để hơncáccơ chếkhoántàichínhtrongkhoahọccôngnghệ. Cảitiếncácthủtục, khôngbiếnngườilàmkhoahọccôngnghệthànhnhânviênhànhchính, phải đốiphó,mấtnhiềuthờigianchocácthủtụcrườmrà, nhấtlà cácquy địnhvềtàichính.

6. Xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

i) Về nghiên cứu khoa học: Cầnkhuyếnkhích, tạo điềukiệnchocácthànhphầnngoàicônglậpthamgiangàycàngnhiềuvàonghiêncứuvà pháttriểnnhữnglĩnhvựccần ưutiên, như cácnghiên cứu chọn tạo giốngcâytrồngvậtnuôicó giá trịtăngtrưởngmới, thíchứngvớibiến đổikhí hậu, cáccôngnghệtiêntiếnứngdụngchonôngnghiệpcôngnghệcao, nôngnghiệp 4.0, nông nghiệp hữu cơ. Một số hình thực có thể áp dụng trong giai đoạn tới, đó là: Doanh nghiệp thành lập các đơn vị nghiên cứu trực thuộc; Doanh nghiệp phối hợp với các nhà khoa học cùng đề xuất và cùng thực hiện nhiệm vụ KH&CN, Nhà nước cấp kinh phí; và Doanh nghiệp đặt hàng các nhà khoa học về một sản phẩm cụ thể, kinh phí nghiên cứu có thể doanh nghiệp đầu tư 100% hoặc Nhà nước hỗ trợ 50%. ii) Về chuyển giao công nghệ: Doanh nghiệp cần phát triển vùng sản xuất nguyên liệu ở quy mô công nghiệp, có thể đầu tư thuê dịch vụ chuyển giao công nghệ (khuyến nông). Như vậy, công tác chuyển giao công nghệ được coi như một dịch vụ được hạch toán chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Việc này đã được các nước có nền nông nghiệp phát triển thực hiện có hiệu quả.

7. Phát triển thị trường KHCN:

Việcpháttriểnthịtrườngkhoahọccôngnghệhiện đã đượcthểchếhóavớicáckhungkhổpháplý như Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ…, có hệ thống cơ quan quản lý và các quy định khá cụ thể. Trong 10 năm (2005-2015) mới có khoảng 50 giống cây trồng mới do các Viện, Trường chọn tạo được chuyển giao cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung việc chuyển nhượng bản quyền công nghệ còn chậm phát triển, các lĩnh vực khác như quy trình công nghệ trong sản xuất, chế biến nông lâm sản và thủy sản, bản vẽ, thiết kế máy nông nghiệp… hầu như chưa được chuyển nhượng trên thị trường KHCN. Để sản phẩm khoa học công nghệ tham gia được vào thị trường thì sản phẩm KHCN đó cần có: i) Chất lượng và hàm lượng chất xám cao; ii) Đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, có khả năng áp dụng vào sản xuất quy mô lớn; và iii) Mang lại lợi nhuận cho sản xuất, kinh doanh. Cácthủtụccủathịtrườngkhoahọccôngnghệcũngcần đượccảicách,tạo điềukiệnchocácbêntiếpcậnthuậntiện, nhanhchóng. Mộtsốvướngmắchiệnnaycần đượctháogỡngay, như cácthủtục đăngký bảnquyềncần được đơngiảnhóa; cầncó chínhsáchbảovệbảnquyền đốivớinhữngsảnphẩmkhoahọccôngnghệ, cácsángchế, đảmbảoquyềnlợichonhữngnhà sángchế, nghiêncứu. Đồngthờicầncó chínhsáchhỗtrợ đnâng đvà tiếptụcpháttriển, hoànthiệnnhữngsảnphẩmnghiêncứutrởthànhhànghóachuyểngiao đốivớicáctiếnbộkỹthuật có nhucầulớn, có khảnăngtạohiệuquảcao.

Trịnh Khắc Quang[1], Đào Thế Anh[2]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ NN&PTNT, Báo cáo Đoàn Giám sát của UBTVQH về KH&CN, 2016
  2. Bộ NN&PTNT, Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện năm 2018 và dự kiến một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới năm 2019
  3. Bộ NN&PTNT, Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện năm 2018 và dự kiến một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới năm 2019
  4. Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM, Bộ NN&PTNT, Khoa học với sự nghiệp nông thôn mới giai đoạn 2011-2017
  5. Chris Jackson (WB) Agricultural Research in Vietnam Recent Trends and Emerging Challenges, 2015. Presented at APAARI Meeting in Bankok, 2015
  6. Kỷ yếu Hội nghị trực tuyến toàn quốc và triển lãm Quốc gia Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn ngày 26-27/11/2018 tại Hà Nội
  7. TTXVN, Cơ hội phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam, 2018. https://bnews.vn/co-hoi-phat-trien-nganh-cong-nghiep-duoc-lieu-viet-nam/96381.html
  8. Viện KHNNVN, Báo cáo kết quả hoạt động KHCN nổi bật thời gian qua và định hướng nghiên cứu giai đoạn tới, 2018
  9. Vụ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018

[1] PGS. TS. Viện KHNNVN

[2]PGS.TS. Viện KHNNVN

[3] Kỷ yếu Hội nghị trực tuyến toàn quốc và triển lãm Quốc gia Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn ngày 26-27/11/2018 tại Hà Nội

[4]Bộ NN&PTNT,Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện năm 2018 và dự kiến một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới năm 2019

[5]Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM, Khoa học với sự nghiệp nông thôn mới giai đoạn 2011-2017

[6]Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM, Khoa học với sự nghiệp nông thôn mới giai đoạn 2011-2017

[7] Vụ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018

[8] Chris Jackson (WB) Agricultural Research in Vietnam Recent Trends and Emerging Challenges, 2015

[9] Bộ NN&PTNT, Báo cáo Đoàn Giám sát của UBTVQH về KH&CN

[10]Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM, Khoa học với sự nghiệp nông thôn mới giai đoạn 2011-2017

[11] Viện KHNNVN, Báo cáo kết quả hoạt động KHCN nổi bật thời gian qua và định hướng nghiên cứu giai đoạn tới, 2018

[12]Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM, Khoa học với sự nghiệp nông thôn mới giai đoạn 2011-2017

[13] World structure net export, UNSTAD, 2017

[14] TTXVN, Cơ hội phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam, 2018. https://bnews.vn/co-hoi-phat-trien-nganh-cong-nghiep-duoc-lieu-viet-nam/96381.html

[15] Bộ NN&PTNT, Báo cáo Tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019