Phi công Việt Nam nào bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất?

Trung Hoàng

Ông đã 9 lần bắn rơi máy bay địch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, ông còn yểm trợ đồng đội bắn rơi 9 máy bay khác. Tổng cộng, ông có 18 lần trực tiếp và gián tiếp bắn hạ máy bay địch. 

Theo báo Quân đội Nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang, trung tướng Nguyễn Văn Cốc là phi công bắn rơi nhiều máy bay địch nhất trong lịch sử. Ông đã 9 lần bắn rơi máy bay địch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, ông còn yểm trợ đồng đội bắn rơi 9 máy bay khác. Tổng cộng, ông có 18 lần trực tiếp và gián tiếp bắn hạ máy bay địch.Theo sách “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam”, ba phi công, anh hùng lực lượng vũ trang Mai Văn Cương, Nguyễn Hồng Nghị, Phạm Thanh Luân đều có 8 lần bắn rơi máy bay Mỹ.Theo sách “Người anh hùng chân đất”, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, anh hùng Nguyễn Văn Bảy (1936-2019) đã 7 lần bắn hạ máy bay địch ở Võ Nhai (Thái Nguyên), Việt Trì (Phú Thọ), Đức Giang (Hà Nội), Chí Linh (Hải Dương), Phủ Lý (Hà Nam), Kiến An (Hải Phòng). Trong đó, ông 2 lần bắn rơi máy bay ở Hải Phòng. Hai năm 1966-1967, ông lái chiếc MiG-17 xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Không có phi công MiG-17 nào bắn rơi nhiều máy bay hơn ông. Ông là một trong những phi công tiêu biểu nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.Theo sách “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam”, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, anh hùng Phạm Tuân từng bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972. B-52 là loại máy bay ném bom hiện đại của Mỹ, được mệnh danh là “pháo đài bay”.Theo sách “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam”, thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, quê huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ ngày 3/4/1965 ở Thanh Hóa.Điện Biên Phủ trên không là chiến dịch quân sự của quân và dân ta chống lại cuộc tập kích bằng máy bay của đế quốc Mỹ vào thành phố Hà Nội cuối năm 1972. Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, chỉ sau 12 ngày đêm chiến đấu, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay của địch, trong đó có 34 chiếc B52, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” đi vào sử sách, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoạt miền Bắc, ký hiệp định Paris ngày 27/1/1973.Aces là danh hiệu dành cho các phi công lái máy bay quân sự có từ 5 lần bắn hạ máy bay đối phương trở lên. Danh hiệu Aces có từ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Theo Cổng thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh TP.HCM, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam có tới 16 phi công đạt đẳng cấp này.