Quỹ hỗ trợ các nước đang phát triển tiếp cận Vắc-xin của ADB và hỗ trợ đối với Việt Nam trong ứng phó với đại dịch Covid-19

Với cam kết đạt được một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực; trong thông cáo báo chí phát đi từ Manila (Philippin) ngày 11 tháng 12 năm 2020, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, đã ra mắt sáng kiến thành lập Quỹ Tiếp cận Vắc-xin Châu Á-Thái Bình Dương (APVAX) nhằm cung cấp, hỗ trợ nhanh chóng và công bằng cho các quốc gia đang phát triển trong mua và phân phối các loại vắc-xin phòng ngừa bệnh gây ra bởi vi-rút COVID-19 với tổng trị giá lên tới 9 tỷ USD

Theo ADB, tại Châu Á và Thái Bình Dương có hơn 14,3 triệu trường hợp dương tính với Covid-19, khiến hơn 200.000 người tử vong. Đại dịch kéo dài đã làm tăng trưởng Châu Á đang phát triển giảm xuống 0,4% trong năm 2020, đây là lần đầu tiên kể từ đầu thập niên 1960,kinh tếkhu vực ghi nhận mức tổng sản phẩm quốc nội sụt giảm đáng kể nhất.

Giới phân tích cho rằng, thúc đẩy tiếp cận vắc-xin an toàn, công bằng và hiệu quả là ưu tiên hàng đầu cho những nỗ lực ứng phó với COVID-19 của ADB. Các chương trình tiêm chủng hiệu quả giúp phá vỡ chuỗi lây lan của vi-rút, cứu sống mạng người và giảm thiểu tác động tiêu cực bằng khôi phục lòng tin vào khả năng làm việc, đi lại và giao tiếp xã hội an toàn của người dân. APVAX sẽ  cung cấp khung khổ toàn diện và nguồn lực hỗ trợ Châu Á đang phát triển tiếp cận vắc-xin và sử dụng những cấu phần bổ sung chính. Trong đó, ứng phó nhanh sẽ cung cấp cho hoạt động kiểm định vắc-xin, mua vắc-xin và vận chuyển kịp thời vắc-xin tới các quốc gia thành viên đang phát triển; Các dự án đầu tư sẽ hỗ trợ các hệ thống nhằm phân phối, cung cấp và quản lý hiệu quả vắc-xin và các hoạt động liên quan đến xây dựng năng lực, tiếp cận giám sát cộng đồng. Những nội dung của các cấu phần còn liên quan tới những lưu trữ và vận chuyển đông lạnh, phương tiện, cơ sở hạ tầng phân phối, cơ sở xử lý và đầu tư công trình.Nhìn chung, các cấu phần được sử dụng đều tập trung vào xây dựng hoặc mở rộng năng lực sản xuất vắc-xin ở các quốc gia thành viên đang phát triển.

Tài trợ của ADB cho vắc-xin được cung cấp với sự điều phối chặt chẽ của các đối tác phát triển, bao gồm Nhóm Ngân hàng thế giới (W.B), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ chế tiếp cận vắc-xin toàn cầu (COVAX), tiêm chủng mở rộng(GAVI) và các đối tác thương mại song phương và đa phương.  Qua đó, APVAX sẽ thúc đẩy tiếp cận vắc-xin an toàn và hiệu quả theo cách thức công bằng. Để một vắc-xin đủ tiêu chuẩn hỗ trợ, cần đáp ứng các tiêu chí như được mua thông qua COVAX, được chứng nhận chất lượng bởi WHO hoặc được ủy quyền bởi một Cơ quan quản lý dược chặt chẽ. Cùng với đó là những tiêu chí bổ sung về cách tiếp cận như đánh giá nhu cầu tiêm chủng, kế hoạch phân bổ vắc-xin  của các quốc gia thành viên đang phát triển và cơ chế phối hợp giữa các đối tác phát triển nhằm bảo đảm hỗ trợ trong khôn khổ APVAX được triển khai công bằng và hiệu quả.

Theo hướng phát triển này, ADB đang chuẩn bị vận hành Quỹ Nhập khẩu vắc-xin trị giá 500 triệu USD, được coi là một phần của Chương trình  tài trợ chuỗi cung ứng và thương mại của ADB . Quỹ này hướngvào hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia thành viên đang phát triển nhằm bảo đảm vắc-xin an toàn, hiệu quả, hỗ trợ việc phân phối và tiêm chủng phòng ngừa. Các khoản bảo lãnh thông qua quỹ nhập khẩu của chương trình, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thanh toán và tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu các mặt hàng vắc-xin. Ngoài ra, Quỹ còn áp dụng tiêu chuẩn hợp lệ đối với vắc-xin giống như COVAX. Việc đồng tài trợ với đối tác thuộc khu vực tư nhân, dẫn tới Quỹ nhập khẩu cần hỗ trợ 1 tỉ USD cho các hoạt động nhập khẩu vắc-xin và các mặt hàng liên quan trong năm.

Trong tháng tư năm 2020, ADB đã phê duyệt gói hỗ trợ trị giá 20 tỉ USD để hỗ trợ các quốc gia thành viên đang phát triển nhằm khắc phục những tác động của đại dịch và tinh giản một số quy trình thủ tục cung cấp hỗ trợ nhanh và linh hoạt. Theo đó, tổ chức này đã cam kết đầu tư 14,9 tỉ USD dưới hình thức các khoản vay, viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật; trong đó, có 9,9 tỉ USD hỗ trợ ngân sách giải ngân nhanh từ chương trình và giải pháp ứng phó đại dịch COVID (CPRO) và hỗ trợ cho khu vực tư nhân. Vào tháng 11 năm nay, ADB đã công bố gói hỗ trợ kỹ thuật bổ sung trị giá 20,3 triệu USD nhằm thiết lập các hệ thống cho phép phân phối vắc-xin công bằng và hiệu quả trên khắp Châu Á-Thái Bình Dương

Chủ tịch ADB, Masatsugu Asakawa từng chia sẻ “Khi các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB cần chuẩn bị tiêm chủng càng sớm càng tốt cho người dân, họ cần nguồn tài trợ để mua vắc-xin cũng như thực hiện các kế hoạch và tri thức phù hợp để có khả năng quản lý quá trình tiêm chủng một cách an toàn, công bằng và hiệu quả. APVAX đóng vai trò then chốt trong việc giúp các quốc gia thành viên đang phát triển đáp ứng những thách thức để vượt qua đại dịch và tập trung vào phục hồi kinh tế

Cùng với thông cáo báo chí phát đi từ Manila, ngày 11 tháng 12 năm 2020, trong thông cáo báo chí phát đi từ Hà Nội (Việt Nam), Ngân hàng Phát triển châu Á đã  đánh giá cao các hoạt động ứng phó nhanh chóng và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam đối với đại dịch COVID-19.

Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng. “Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và ý thức tự giác của người dân, Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia đã thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19”.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận hỗ trợ từ ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng phát triển Châu Á tại Việt Nam

Nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 , ADB đã quyết định hỗ trợ thêm 600 nghìn USD bằng hiện vật. Khoản viện trợ không hoàn lại này đến từ nguồn hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật đặc biệt. Ngân khoản thứ nhất, cung cấp đồ bảo hộ cá nhân trị giá 500.000 USD cho Bệnh viện Phổi Quốc gia thuộc Bộ Y tế; khoản thứ hai giúp nâng cấp trang thiết bị với giá trị 100.000 USD dành cho Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) thuộc Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế. Theo đó, đồ bảo hộ cá nhân sẽ giúp bảo vệ nhân viên y tế tránh lây nhiễm virus Corona, điều tiên quyết trong cuộc chiến kéo dài chống COVID-19;  các thiết bị được nâng cấp cho PHEOC giúp cải thiện hiệu quả các hoạt động phối hợp của Bộ Y tế trong các đợt bùng phát dịch bệnh tại cộng đồng.

Cùng với gói hỗ trợ mở rộng trị giá 20 tỷ đô la để hỗ trợ các quốc gia thành viên đang phát triển ứng phó với COVID-19 trong đó có việt Nam, ADB đang phối hợp với các đối tác phát triển khác nhằm tìm kiếm thêm các nguồn hỗ trợ cho những nỗ lựckhông ngừng của Chính phủ Việt Nam trong chống lại đại dịch COVID-19 diễn biến khó lường.

Với tinh thần chống dịch như chống giặc của toàn dân, hỗ trợ tài chính hiệu quả và thiết thực của ADB đã cung cấp thêm  nguồn lực hữu hiệu giúp Việt Nam nâng cao khả năng ứng phó với các ổ dịch trong những tình huống phức tạp. Hy vọng với cam kết vì một Châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực, sự hỗ trợ tài chính kịp thời của ADB sẽ là nguồnlực hữu ích đối với các nước đang phát triển trong khu vực để sớm vượt qua được đại dịch và tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới

Địa chỉ liên lạc:  Lê Thành Ý 19b/668 Đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ Hà Nội

Phone: 0829848231

Email lethanhy05@gmail.com