Tăng chủ động cho địa phương chi trả chính sách Dịch tả lợn Châu Phi

Bộ NN-PTNT vừa có công văn phúc đáp Bộ Tài chính về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Bộ NN-PTNT đống ý với Bộ Tài Chính trong việc giao quyền tự chủ cho địa phương nhiều hơn nữa trong việc chi trả chính sách hỗ trợ liên quan dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Nguyên Huân.

Bộ NN-PTNT đống ý với Bộ Tài Chính trong việc giao quyền tự chủ cho địa phương nhiều hơn nữa trong việc chi trả chính sách hỗ trợ liên quan dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo đó, nhận được Công văn số 4339/BTC-NSNN ngày 10/4/2020 của Bộ Tài chính về việc nguồn kinh phí, chính sách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) và có ý kiến đối với các nội dung liên quan như sau:

Về nguồn kinh phí thực hiện Quyết định thay thế Quyết định số 793/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Bộ NN-PTNT thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục sử dụng nguồn kinh phí thực hiện các chính sách trong phòng, chống bệnh DTLCP từ ngân sách nhà nước năm hiện hành, bao gồm ngân sách địa phương (dự phòng ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính) và dự phòng ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn theo cơ chế quy định.

Về mức hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh tại địa phương. Về vấn đề này, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh DTLCP đã có Tờ trình số 15/TTr-BCĐDTLCP ngày 19/12/2019 về việc cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh DTLCP gửi Thủ tướng Chính phủ.

Bộ NN-PTNT cũng đã có Công văn số 1598/BNN-TY ngày 03/3/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan về việc tiếp thu, giải trình góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh DTLCP.

Cụ thể như sau: Đối tượng tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có phòng, chống bệnh DTLCP, bao gồm:

Nhóm 1: Người hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước không được nhận thêm hỗ trợ nếu thực hiện nhiệm vụ trong giờ hành chính, nhưng cần được hỗ trợ khi làm việc ngoài giờ hành chính, làm việc vào ngày nghỉ, lễ, tết.

Nhóm 2: Người được hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước (ví dụ nhân viên thú y cấp xã được hưởng phụ cấp từ 0,4 đến 1,0 của hệ số lương cơ bản). Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhân viên thú y cấp xã, cấp huyện đã giảm hơn 60% so với các năm trước do thực hiện việc sáp nhập các cơ quan chuyên môn cấp huyện, giảm số lượng người được hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước.

Nhóm 3: Người không được hưởng lương, không được hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đọc toàn bộ bài viết Tại đây.