Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I)

Ngày 9/8/2019, Báo Đời sống & Pháp luật đăng loạt bài viết với chủ đề “Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu” của GS. TSKH. Trần Duy Quý - TS. Đào Thế Anh - ThS. Vương Xuân Nguyên. Xin chia sẻ bài viết trên tới cộng đồng.

Ngày 9/8/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc tế “Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn”. Tham dự Hội thảo, ngoài đại diện các Bộ, ban ngành, địa phương, các nhà khoa học đến từ các Cục, Vụ, Viện, Trường đại học trong nước còn có đại diện các tổ chức Quốc tế như FAO, ILO, DRGV, SOCODEVI, GIZ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Nhân dịp này, Báo Đời sống & Pháp luật xin giới thiệu bài viết được trình bày tại Hội thảo trên với nhan đề Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu” của GS. TSKH. Trần Duy Quý - TS. Đào Thế Anh - ThS. Vương Xuân Nguyên.

Tăng cường năng lực lao động <a href=nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" height=536 src=https://media.doisongphapluat.com/thumb_x400x/658/2019/8/9/Nn123.jpg title="Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" width=800 />

 

Tăng cường năng lực lao động <a href=nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" height=600 src=https://media.doisongphapluat.com/thumb_x400x/658/2019/8/9/HT123.jpg title="Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" width=800 />

Những Hội thảo Quốc tế luôn mang lại những sáng kiến cho Nông nghiệp Việt Nam

Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời có vai trò to lớn, vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa X, ngày 05-8-2008 về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04-6-2010, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ chính thức đưa ra thông điệp "Quốc gia Khởi nghiệp". Theo đó, Chính phủ và các Bộ ngành ở Trung ương đã ban hành nhiều chính sách, đề án, kế hoạch, chương trình đã được ban hành nhằm tạo đột phá trong công tác đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Thời gian vừa qua, các địa phương, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng đã có nhiều việc làm thiết thực hiệu quả nhằm tích cực triển khai công tác thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển Nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhiều năm qua, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam (PHANO) phát huy tốt vai trò là cơ quan nơi tập hợp, kết nối, chia sẻ những kiến thức bổ ích, những mô hình tốt, cách làm hiệu quả của cộng đồng khoa học, nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn có chung tư duy, hành động vì mục tiêu phát triển Nông nghiệp thịnh vượng, Nông dân giàu có và Nông thôn hiện đại văn minh.

Tăng cường năng lực lao động <a href=nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" height=600 src=https://media.doisongphapluat.com/thumb_x400x/658/2019/8/9/Daotheanh11.jpg title="Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" width=800 />

TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam trong những chương trình trao đổi chuyển môn luôn nhấn mạnh Vai trò của việc phát triển hệ thống Nông nghiệp thông minh và công tác đào tạo nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

Vai trò của lao động Nông thôn

Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì nông dân chính là chủ thể của quá trình xây dựng và phát triển Nông thôn mới, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành tiêu chí và đề ra các chính sách, cơ chế giúp người dân thực hiện có hiệu quả. Thực tiễn xây dựng Nông thôn mới ở nước ta thời gian qua cho thấy, ở địa phương nào huy động được càng nhiều trí tuệ, công sức của người dân xây dựng Nông thôn mới thì địa phương đó càng sớm thực hiện được các tiêu chí xã, huyện Nông thôn mới và ngược lại.

Để có nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao thì phải tiến hành dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất để áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất thông qua các thể chế như HTX hay doanh nghiệp tư nhân. Điều này không chỉ thay đổi cách thức sản xuất của người dân mà còn liên quan quyền lợi kinh tế của nhiều hộ nông dân.

Vì vậy, chỉ có phát huy vai trò chủ thể, tính tự giác, tự nguyện của người dân, công tác dồn điền, đổi thửa mới diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, người nông dân phải tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, trên cơ sở sự hướng dẫn cách thức tổ chức các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao của Nhà nước và chính quyền địa phương, người nông dân chính là những chủ thể tham gia các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức và trực tiếp áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật đó vào sản xuất.

Năng lực lao động Nông thôn đã được cải thiện

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Thủ tướng Chính phủ, trong 10 năm qua chất lượng nguồn nhân lực và lao động nông thôn nước ta đã có sự chuyển biến tích cực góp phần thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường năng lực lao động <a href=nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" height=498 src=https://media.doisongphapluat.com/thumb_x400x/658/2019/8/9/laodong11.jpg title="Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" width=800 />

Mặt bằng chung trình độ lao động nông thôn còn thấp

Riêng năm 2016, số lao động được học nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới ba tháng đã đạt 78,3% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, số lao động thuộc diện chính sách, an sinh xã hội là: 48.923 người; số lao động thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp: 77.266 người; số có việc làm mới và nâng cao hiệu quả sản xuất khi làm nghề cũ: hơn 100 nghìn người.

Năm 2017, có thêm 290.430 người lao động được đào tạo nghề nông nghiệp gắn với đặc thù vùng miền. Trong đó, 20% số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và 10% được đào tạo nông nghiệp để bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.

Năm 2018, số người lao động được học nghề nông nghiệp là hơn 120 nghìn, đạt 41% kế hoạch đề ra. Trong đó, đào tạo từ nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho các địa phương là 64.000 người, gồm 20.000 người được đào tạo gắn với các chương trình liên kết sản xuất với các doanh nghiệp; 5.000 người theo chương trình tái cơ cấu nông nghiệp tại các địa phương và 39 nghìn người được thụ hưởng từ chính sách an sinh xã hội. Ðào tạo từ nguồn xã hội hóa khoảng 33.500 người. Nhiều lao động được tham gia các lớp đào tạo nghề chất lượng cao, như trồng rau an toàn, trồng nhãn, trồng dưa công nghệ cao, sản xuất nấm, chế biến thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP...

Ngoài ra, còn có một lực lượng đông người lao động được các công ty, các tổ chức xã hội nghề nghiệp đào tạo nghề sử dụng máy công cụ phục vụ sản xuất, chế biến sau thu hoạch. Nhờ đó, nhiều lao động nông nghiệp nông thôn có thêm việc làm mới, góp phần tăng thu nhập. Tại một số địa phương, nhiều doanh nghiệp đã thành công khi sử dụng lao động được đào tạo nghề bài bản, mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như Hợp tác xã Anh Ðào (Lâm Ðồng), Hợp tác xã rau an toàn Tự Nhiên (Sơn La)...

Tăng cường năng lực lao động <a href=nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" height=596 src=https://media.doisongphapluat.com/thumb_x400x/658/2019/8/9/NN012.jpg title="Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" width=800 />

Sự gián đoạn trong tiếp cận thị trường nông sản có nguyên nhân từ hạn chế về trình độ lao động

Trong khi đó, với môi trường kinh tếhội nhập ngày sâu rộng, Việt Nam tham gia các hiệp định, cam kết song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã góp phần thúc đẩy hệ thống chủ thể của chuỗi giá trị nông sản Việt Nam ngày càng có thay đổi về quy mô và chất lượng.

Những hạn chế của lao động Nông thôn

Tuy nhiên, nhìn chung nguồn nhân lực và lao động nông thôn nước ta nói riêng còn thấp. Cả nước hiện có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi nhưng chỉ có 17% được đào tạo qua các lớp tập huấn khuyến nông. Trong tổng số gần 17 triệu thanh niên ở khu vực nông thôn cả nước có 12% tốt nghiệp THPT, 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp trở lên.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2017 cả nước vẫn còn 21,6 triệu lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi NSLĐ khu vực này chỉ đạt 35,5 triệu đồng/lao động/năm, bằng 38,1% mức NSLĐ chung của nền kinh tế. Không những vậy, chỉ có 21,5% lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, trong đó khu vực nông thôn rất thấp, chỉ khoảng 13%.

Số liệu thống kê cho thấy, NSLĐ của nền kinh tế Việt Nam năm 2017 theo giá hiện hành ước đạt 92,1 triệu đồng, tương đương 4.100USD/lao động, tăng 5,9% so với năm 2016; cao hơn so với mức tăng bình quân 4,5% giai đoạn 2011-2016, và cao hơn nhiều so với mức tăng 3,45%/năm giai đoạn 2006-2010. Tốc độ tăng năng suất đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP khoảng 6,21% cùng thời kỳ, thấp hơn tốc độ tăng lương thực tế bình quân khoảng 12,59%/năm. Điều này có nghĩa chi phí sản xuất ở Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn, đã tác động trực tiếp tới tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Tăng cường năng lực lao động <a href=nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" height=562 src=https://media.doisongphapluat.com/thumb_x400x/658/2019/8/9/NN01.jpg title="Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" width=800 />

Môi trường của chuỗi giá trị nông sản là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ đòi hỏi người lao động phải đạt được những năng lực nhất định mới tiếp cận được một cách toàn diện, hiệu quả

Mặc dù tăng nhanh nhưng quy mô lao động trình độ tay nghề cao vẫn còn nhỏ bé so với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế. Những hạn chế yếu kém thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:

Thứ nhất, thể chất của lực lượng lao động còn yếu: Về cơ bản, thể chất của người lao động Việt Nam đã được cải thiện, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực, thể hiện ở các khía cạnh tầm vóc, sức khoẻ, sức bền, khả năng chịu áp lực…

Thứ hai, trình độ của người lao động còn nhiều hạn chế, bất cập, do chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.

Thứ ba, thiếu đội ngũ nông dân, kỹ thuật viên lành nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt nam, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Thứ tư, về cơ bản đội ngũ lao động Việt Nam giỏi lý thuyết, nhưng kém về năng lực thực hành và ứng dụng công nghệ cao vào quá trình lao động, kém về ngoại ngữ và hạn chế trong việc thích nghi môi trường có áp lực cạnh tranh cao, thiếu tính chuyên nghiệp khi tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Thứ năm, khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần hợp tác, tính sáng tạo, chuyên nghiệp trong quá trình lao động còn nhiều hạn chế, khả năng giao tiếp, năng lực giải quyết xung đột trong quá trình lao động còn yếu kém.

Thứ sáu, tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, văn hoá doanh nghiệp, ý thức tuân thủ kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao.

Để nền nông nghiệp hội nhập, mô hình kinh tế hộ nông dân sử dụng lao động gia đình là chính (Family farming) là cơ sở đã được khẳng định với sự hỗ trợ của HTX và doanh nghiệp. Tuy nhiên nông dân cần được trang bị các kiến thức mới để chuyên nghiệp hoá, đủ điều kiện tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, hay áp dụng các công nghệ cao, hiện đại trong sản xuất.

Tăng cường năng lực lao động <a href=nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" height=450 src=https://media.doisongphapluat.com/thumb_x400x/658/2019/8/9/hoalan4.jpg title="Tăng cường năng lực lao động nông thôn phục vụ khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu (Phần I) - ảnh 1" width=800 />

GS. TSKH Trần Duy Quý và ThS. Vương Xuân Nguyên thăm quan mô hình ứng dụng công nghệ cao và khai thác những giá trị khác biệt trong sản xuất hoa lan, cây cảnh đặc hữu Việt Nam

Tham gia thị trường, đặc điểm dễ nhận thấy ở nguồn nhân lực và lao động nông thôn nước ta là tư duy mang nặng tính chất của người sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn rất hạn chế, nên đa số họ là những người thụ động, tư duy cạnh tranh kém, tính tự do và manh mún cao. Trong khi đó thị trường người mua yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn, đảm bảo ATTP, thông tin minh bạch, truy xuất được nguồn gốc, sản phẩm có nhãn mác, bao bì rõ ràng, được bao gói theo tiêu chuẩn, giao hàng chính xác.

Rõ ràng có một khoảng trống về năng lực, cần được gấp rút bù đắp, nếu không nông dân sẽ bị mất cơ hội hội nhập, thu nhập của nông dân sẽ thấp, khả năng chuyển đổi nghề khi bị mất đất hoặc cơ hội tham gia vào môi trường lao động công nghiệp đòi hỏi các kỹ năng và tính kỷ luật lao động cao là không dễ dàng. Hỗ trợ  cho các Hộ nông dân là các HTX Nông nghiệp kiểu mới và doanh nghiệp, tuy nhiên các cán bộ của các tổ chức này cũng cần được đào tạo các kiến thức mới.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp, ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển chính là do môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội nông thôn chưa thực sự thay đổi lớn theo hướng phát triển bền vững trên lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra với tốc độ cao nhưng mang nặng tính tự phát nên công nghiệp - dịch vụ nông thôn khó phát triển; môi trường tự nhiên bị phá vỡ, sinh thái bị mất cân bằng; thu nhập của nông dân tuy được cải thiện nhưng còn thấp; sự chênh lệch giữa các vùng, giữa nông thôn và đô thị ngày càng cách xa.

Tác động của quá trình mất đất và sự thiếu chuẩn bị việc chuyển đổi nghề cho nông dân đã thúc đẩy tình trạng di dân tự do tìm việc làm ở đô thị hoặc các khu công nghiệp các tỉnh phía Nam. Nhiều nơi, lực lượng lao động trên đồng ruộng đa số là phụ nữ, người già và trẻ em.

Từ đó, dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp bấp bênh; thu nhập từ lao động nông nghiệp không có lãi nên người lao động dễ dàng coi nhẹ sản xuất trên đồng ruộng. Như vậy có thể thấy khá rõ các yếu tố: môi trường xã hội và tự nhiên nông thôn suy giảm; trình độ kiến thức, kỹ năng lao động của người lao động nông thôn thấp; lực hút cán bộ khoa học - kỹ thuật khu vực nông nghiệp mỏng manh và trình độ quản lý, tổ chức của đội ngũ cán bộ cơ sở (thôn, xã) yếu kém làm cho chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn - chìa khóa mở ra sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều thách thức và trở ngại. Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

Một là, quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực và lao động nông thôn còn nhiều vấn đề bất cập so với yêu cầu phát triển nền Nông nghiệp 4.0. Chưa có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện và dài hạn, mang tầm quốc gia để định hướng các cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp hành động.

 Hai là, công tác đào tạo nghề, đại học, sau đại học ngành nông, lâm, thủy sản và các ngành chế biến, phụ trợ đi kèm còn bộc lộ nhiều hạn chế, dù đã trải qua rất nhiều cải cách, đổi mới.

Ba là, quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và lao động nông thôn chưa theo kịp quá trình hội nhập và phát triển chung.

Bốn là, nguồn lực quốc gia, khả năng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và lao động nông thôn của phần lớn các gia đình còn hạn chế. Trong khi, hoạt động này chưa thực sự thu hút được nhiều doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp quan tâm đầu tư đúng mức.

Tóm lại, để có nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu của nên nông nghiệp hiện đại vẫn là vấn đề còn nhiều thách thức và cần có lộ trình thực hiện. Trình độ nguồn nhân lực và lao động nông thôn còn rất thấp đã và đang ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ở những vùng, miền có nền kinh tế kém phát triển, còn nhiều khó khăn cho nên thiếu kinh phí đào tạo, chủ yếu trông chờ ngân sách Trung ương, hay từ các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ. Ðây chính là rào cản lớn trong việc xây dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

GS. TSKH. Trần Duy Quý - TS. Đào Thế Anh - ThS. Vương Xuân Nguyên

Đón đọc Phần II: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu