Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt lắng nghe ý kiến DN Thiên Tâm Thảo tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp.

Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp có chủ đề “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp - Hội nhập, hiệu quả, bền vững" diễn ra sáng ngày (23-12) tại Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp mặt và đánh giá rất cao Hội nghị lần này với các doanh nhân đại diện các doanh nghiệp, mô hình kinh doanh trên cả nước.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với các thành viên Chính phủ.

Trong thời gian diễn ra hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian giao lưu, chia sẻ và lắng nghe ý kiến doanh nghiệp Thiên Tâm Thảo – Trung tâm nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ ĐTHT Việt Nam.

Thủ tướng, phó thủ tướng cùng các ban bộ ngành thăm quan doanh nghiệp Thiên Tâm Thảo

Trao đổi với Thủ tướng, doanh nghiệp Thiên Tâm Thảo cho biết năng lực sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp của Việt Nam chúng ta là không hề thua kém so với các nước trên thế giới. Nhưng trước giờ hầu như các doanh nghiệp mới chủ yếu bán các dạng nguyên liệu thô chứ chưa có các sản phẩm ứng dụng có khả năng cạnh tranh cao dẫn đến hiệu quả về doanh thu vẫn còn thấp chưa có đóng góp được nhiều vào GDP cả nước.

Xét về mặt chất lượng thì như ĐTHT của Thiên Tâm Thảo có quy trình sản xuất 12 bước chặt chẽ, trung tâm đầu tiên áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ 4.0 trong sản xuất quy mô công nghiệp. Nhưng dựa theo bản chất của ĐTHT ngoài tự nhiên, tạo môi trường bất lợi trong quá trình phát triển mà không dùng bất kỳ chất kích thích sinh trưởng nào. Điều này giúp cho nấm tự chọn lọc và phát triển tăng khả năng miễn dịch và chống bệnh của nấm. Ngoài quy trình kỹ thuật ra thì nguồn giống và cơ chất đưa vào cũng rất quan trọng, phải được Thiên Tâm Thảo lựa chọn rất kĩ, có một số nguyên liệu hiện tại phải nhập khẩu từ Mỹ. Tất cả những thứ đó đã tạo nên hàm lượng tích tụ ở ĐTHT  rất cao, các chỉ số sau phân tích có hàm lượng Cordycepin và Adenosine cao hơn gấp 2-5 lần so với ĐTHT của Hàn Quốc, Trung Quốc hay một số các nước phát triển đang sản xuất ĐTHT khác.

Đại diện công ty Thiên Tâm Thảo cùng trao đổi tiếp nhận những lời khuyên  của thủ tướng.

Đại diện doanh nghiệp Thiên Tâm Thảo cho rằng vấn đề nghiên cứu sản xuất nguyên liệu của Việt Nam là rất tốt nhưng để ứng dụng và sản xuất thành sản phẩm cạnh tranh thì còn gặp rất nhiều khó khăn như vay vốn để mua trang thiết bị, dây chuyền hiện đại, chính sách thuế, hải quan, giấy phép còn nhiều vấn đề bất cập, quy hoạch đất đai nhà xưởng. Nhiều đơn vị do đó mà luồn lách cửa sau gây ra các biến tướng và tệ nạn trong doanh nghiệp khi đối phó với chính quyền.

Ngoài ra, các vấn đề về cơ hội, môi trường cũng như điều kiện để được giao lưu với các đối tác doanh nghiệp nước ngoài. Các vấn đề về khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt cũng là một khó khăn lớn cần được Chính phủ hỗ trợ.

Đại diện công ty Thiên Tâm Thảo  chia sẻ  về công nghệ ĐTHT với các ban bộ ngành.

Chia sẻ với Thủ tướng, doanh nghiệp Thiên Tâm Thảo đang có kế hoạch ứng dụng sản xuất một loạt các sản phẩm từ ĐTHT đã được kiểm nghiệm lâm sàng thành công như nước uống hỗ trợ điều trị ung thư, hỗ trợ sinh lý nam cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, sản phẩm súp ăn liền bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, tinh chất dạng uống cho người bị huyết áp, tuần hoàn máu…Với mục tiêu hướng đến không chỉ thị trường trong nước mà phát triển các thị trường nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan… Và mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rất vui khi lắng nghe ý kiến không chỉ của riêng doanh nghiệp Thiên Tâm Thảo và cũng khẳng định rằng vấn đề sự yếu kém, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam một phần cũng đến từ Nhà nước và sẽ cùng Chính phủ hết sức hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng yêu cầu doanh nghiệp không được làm ẩu và vi phạm pháp luật, các cơ quan thanh kiểm tra, tòa án, viện kiểm sát trân trọng quyền con người, quyền công dân, quyền kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Sau hội nghị này sẽ có nghị quyết của Chính phủ về định hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.