Thúc đẩy nhập giống lợn cụ kỵ, ông bà để nhanh tái đàn

Đây là giải pháp quan trọng để tăng nguồn cung, ổn định giá thịt lợn và tránh cạnh tranh không lành mạnh.

15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã đồng loạt giảm giá bán lợn hơi xuống ngưỡng 70.000 đồng/kg kể từ ngày 1/4, nhưng số lượng lợn thịt xuất chuồng của những doanh nghiệp này chỉ chiếm 35 - 40% tổng nguồn cung trong thị trường nội địa nên chưa đủ sức để kéo giá thịt lợn xuống. Thậm chí, những ngày gần đây, giá lợn hơi đang tăng trở lại.

Tính hết quý 1 năm nay, tổng đàn lợn cả nước là 24 triệu con nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Mỗi quý nước ta đang thiếu khoảng 100.000 tấn thịt lợn. Sự chênh lệch cung cầu là một trong những nguyên nhân căn cốt khiến giá thịt lợn khó giảm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Việc tái đàn, tăng đàn lợn là giải pháp để đảm bảo đủ cân đối cung cầu thịt lợn và thực hiện mục tiêu lớn nhất là giảm giá thịt lợn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Việc tái đàn, tăng đàn lợn là giải pháp để đảm bảo đủ cân đối cung cầu thịt lợn và thực hiện mục tiêu lớn nhất là giảm giá thịt lợn.

Theo Bộ NN-PTNT để cân bằng được cung cầu trong đầu tháng 10 tới thì giải pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn. Hiện nay, gần 100% số xã trên cả nước đã hết dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, các trang trại, hộ chăn nuôi lại gặp khó trong việc tái đàn do phải mua lợn giống giá cao và thậm chí rất khó mua, giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng, việc tiếp cận tín dụng còn khó khăn. Đặc biệt, nhiều địa phương chưa tiến hành chi trả tiền hỗ trợ DTLCP gây khó khăn trong việc tái đàn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Việc tái đàn, tăng đàn lợn là giải pháp để đảm bảo đủ cân đối cung cầu thịt lợn và thực hiện mục tiêu lớn nhất là giảm giá thịt lợn. Do đó, đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn đảm bảo an toàn sinh học. Các địa phương cần phải khẩn trương hoàn tất các thủ tục để giải ngân kinh phí hỗ trợ DTLCP giúp cho người chăn nuôi có kinh phí. Cùng đó, phải giải quyết phần tín dụng cũng như lãi xuất một cách hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho người chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi trong thời gian tới.

Xem toàn bộ bài Tại đây!