Tình trạng dân số thế giới 2020, xóa bỏ những thực hành làm tổn hại tới phụ nữ và trẻ em gái

Cách đây 30 năm, khi công dân thứ 5 tỷ thế gới chào, các đại biệủ của Diễn đàn dân số toàn cầu  đã quyết định lấy ngày 11 tháng 7 hàng năm làm “Ngày dân số Thế giới”

Việc làm đó nhằm nhắc nhở mọi người sống trên trái đất về nguy cơ dân sốgia tăng quá nhanh, con người không đủ điều kiện sống với đầy đủ các quyền chính đáng như: học hành, việc làm, dinh dưỡng, nhà ở, bảo vệ sức khỏe và đăc biệt là bình đẳng giới.

Thế giới mất 200 nghìn năm lịch sử để 1 tỷ người, nhưng chỉ mất khoảng 200 năm sau để đạt mức 8 tỷ người. Vào năm2008, tỷ lệ gia tăng dân số thế giới giảm gần một nửa so với mức tăng kỉ lục 2,2% trong năm 1963. Kể từ khi số người sinh ra nhiều hơn số người chết, dân số thế giới đã gia tăng nhanh, đạt 7 tỉ người vàonăm 2011 và đến tháng 01năm 2017 đã chạm ngưỡng 7,5 tỉ người.

Theo báo cáo Tình trạng dân số Thế giới năm 2020 của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), mỗi năm trên thế giới có hàng triệu trẻ em gái trở thành nạn nhân của các thực hành có hại, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. UNFPA nhấn mạnh, cần ựcành động ngay lập tức để ngăn chặn tình trang lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và những thực hành làm tổn hại tới phụ mữ và trẻ em.

Ảnh minh họa

Những thực hành gây tổn hại tới phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới

 Trình bày về những phát hiện chính của báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2020 và thực trạng Việt Nam tại lễ công bố báo cáo tình trạng dân số thế giới với chủ đề “ xóa bỏ những thực hành làm tổn hại phụ nữ , trẻ em gái và gia tăng bất bình đẳng” TS Lê Thị Phương Mai cho biết, báo cáo năm 2020 của UNFPA đã chỉ ra, có ít nhất 19 thực hành có hại, được coi là vi phạm quyền con người từ ngực đến kiểm tra trinh tiết, Theo đó, 3 thực hành phổ biến nhất là cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ; tảo hôn và định kiến khắc nghiệt với con gái, ưa thích con trai.

Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ (FGM), là việcloại bỏ một phần hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục ngoài của nữ hoặc gây các tổn thương khác của cơ quan sinh dục nữ với nhưng lý do không liên quan tới y tế. Hủ tục này tồn tại ở nhiều nước đã ảnh hưởng đến 200 triệu phụ nữ và trẻ em gái đang sống. Năm 2020, ước tính 4,1 triệu trẻ em gái sẽ phải cắt bộ phận sinh dục. Hành vi này đã vi phạm quyền được chăm sức khỏe, quyền  toàn vẹn thân thể, quyền không bị phân biệt đối xử…, có thể đẫn đến cái chết của nhiều người.

Tảo hôn là vấn đề gần như đã bị cấm trên toàn cầu, nhưng mỗi ngày vẫn có khoảng 33.000 trường hợp diễn ra. Nhiều trẻ em gái dưới 18 tuổi bị ép buộc phải kết hôn với những người chồng lớn hơn rất nhiều tuổi; ước tính đến nay đã có khoảng 650 triệu trẻ em gái và phụ nữ đã kêt hôn ở tuổi vị thành niên. Nhiều dự báo cho rằng, đến năm 2030, con số này sẽ có thêm 150 triệu.Khi trẻ em gái ít tuổi bị kết hôn, quyền sống của các em bị xâm hại, học hành bị bỏ dở, bắt đầu mang thai và sinh nở , mọi cơ hội biến mất và cánh cửa tương lai dường như bị đóng sập

Ưa thích con trai là dấu hiệu của bất bình đẳng giới. Tâm lý ưa thích con trai hơn con gái phổ biến ở nhiều nước và khu vực đã tiếp tay cho vấn nạn lựa chọn giới tính trên cơ sở những định liến về giới, tránh sinh con gái,dẫn đến cái chêt của nhiều trẻ em gái . Tâm lý này đã tạo áp lực gia đình và xã hội lên hành vi sinh sản của phụ nữ được thể hiện trong lựa chọn giới theo định kiễn và loại bỏ trẻ em gái khi mamg thai. Tình trạng này đã dẫn đến mất cân bằng giới tính ngày càng cao, đặc biêt là ở khu vực châu Á với tỷ lệ sinh con trai ngày càng cao. Trong tỷ số giới tính khi sinh(TSGTKS) của giai đoạn 2016-2018 Trung Quốc đạt 111,9%, Ấn Độ 111,6% và Viêt Nam là 111,5%. Trên phạm vi toàn cầu hiện bị thiếu hụt tới 140 triệu nữ giới so với đàn ông.

Lựa chọn giới tính thể định kiến làm gia tăng bất bình đẳng giới, xâm phạm quyền tự chủ sinh sản, laàm biến động  TSGTKS, dẫn đến gia tăng tỷ trọng nam trong cơ cấu dân số . Mất cân bằng giới tính có thể làm trầm trọng thêm  nhiều vấn đề xã hội như cưỡng ép tình dục, hiếp dâm,mua bán người hoặc tảo hôn…..Giám đốc điều hành của UNFPA, TS Natalia Kanem cho rằng “ những thực hành có hại đối với trẻ em gái gây những sang chấn sâu sắc , dai dẳng và cướp đi quyền được phát triển  hết tiềm của các em”

Phân tích thực trạng dân số thế giới năm 2020, báo cáo của UNFPA nhận xét, một số thực hành có hại tuy có chiều hướng giảm ở một quốc gia, nhưng do dân số gia tăng, lượng trẻ em gái là nạn nhân của những thực hành này sẽ còn tiếp tục gia tăng, nếu Chính phủ các nước không có những biện pháp quyết liệt hơn.

Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, TS  Naomi Kitahara nhận xét  Đặc điểm chung vủa những hành vi có hại là chúng đều bắt nguồn từ bất bình đẳng giới và mong muốn kiểm soát cơ thể và cuộc sống của phụ nữ. Những tổn hại đối với cá nhân mỗi phụ nữ và trẻ em gái đều rất nghiêm trọng, những hậu quả thế giới và các thế hệ tương lai phải gánh chịu còn tồi tệ hơn. Một khi sức khỏe phụ nữ và trẻ em gái bị giảm sút, họ không được tiếp cận với giáo dục và tiềm năng bị hạn chế  thì nhân loại cũng bị ảnh hưởng theo.

Từ góc nhìn UNFPA, bà cho rằng, cần thể hiện sự tôn trọng phụ nữ và trẻ em gái bằng cách thay đổi thái độ và hành vi chối bỏ quyền con người, coi phụ nữ và trẻ em gái là những món hàng hóa, triệt bỏ tận gốc rễ tình trạng bất bình đẳng và tôn trọng quyền tự chủ của họ;

Bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái thông qua việc ban hành và thực thi những quy định luật pháp chống lại những tập tục như tảo hôn, cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ, lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến trọng nam khinh nữ, thay đổi thái độ cũng như chuẩn mực văn hóa và xã hội;

Thực thi trách nhiệm dựa trên những Hiệp định về Quyền con người, yêu cầu chấm dứt nạn tảo hôn, cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và lựa chọn giới tinh trên cơ sở định kiến giới.

Tôn trọng, bảo vệ và thực thi là những nội dung then chốt mang lại sự thay đổi cùng với kết quả thực tế cho phụ nữ và trẻ em gái. Kinh nghiệm và những kết quả nghiên cứu tích lũy được từ nhiều thập kỷ qus cho thấy, các hướng tiếp cận cơ sở mang lại hiệu quả hơn trong tạo sự thay đổi. TS  Natalia Kamen cho rằng “Chúng ta cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ,đặc biệt là các chuẩn mực thiên lệch về giới. Cần làm tốt hơn nữa công tác hỗ trợ cộng đồng để họ hiểu được tác động tiêu cực mà những thực hành đang gây hại cho các bé gái và những ;ợi ích các em được hưởng sẽ bị chấm dứt…”.

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ trong thực hiện mục tiêu số 3 về bình đẳng giới của Chương trình mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Khung pháp lý nhằm đảm bảo bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đã được tăng cường song những biểu hiện bất bình đẳng giới như bạo hành, tảo hôn và lựa chọn giới tính thai nhi đang còn là những tồn tại phổ biến.

Việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến trọng nam, khinh nữ vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng trong xã hội. Thưc hành này được xác định là nguyên nhân chính gây mất cân bằng về TSGTKS của Việt Nam. Tỷ số này vào năm 2000 là 106,2 trẻ em trai trên100 trẻ em gái còn trong giới hạn cân bằng tự nhiên, bắt đầu tăng nhanh từ năm 2004, đạt mức 112,1 bé trai vào năm 2017. Tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi được cho là nguyên nhân chủ yếu của mất cân bằng giới tính khi sinh.Yếu tố thúc đẩy chủ yếu của tỉnh trạng này là do tâm lý ưa thích con trai, trọng nam, khinh nữ có nguồn gốc xã hội sâu xa đã tồn tại từ nhiều năm trước, lại được tiếp sức nhờ tiến bộ công nghệ lựa chọn giới tính thai nhi dễ dàng

Về các thực hành có hại tại Việt Nam TS  Phương Mai đã nhấn mạnh đến tình trạng tảo hôn, lựa chọn giới tính khi sinh và những hoạt động đã thực hiện.

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đã chỉ ra, nạn tảo hôn ở nữ giới của 53 dân tộc Việt Nam còn cao, năm 2018 chiếm 23,8%. Tỷ lệ kết hôn lần đầu trước tuổi 18 chiếm tới 9,1%. Tỷ lệ tảo hôn phân theo vùng KT-XH cao nhất là ở Tây Nguyên (TN) 28,5%, Trung du Miền Núi phía Bắc (TDMNPB) 26,3%,Bắc Trung bộ&Duyên hải miền Trung(BTB&DHNT) 22,4%;  Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)15,3% và thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng(ĐBSH) cũng tới 7,6%.

Trong lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, giữa các vùng miềm cũng có sự khác biệt, vào năm 2019, TSGTKS ở vùng ĐBSH ở mức 115,5l; TDMNPB 114,2, Đông Nam bộ 111,0. BTB&DHMT 109,4; TN 108,6 và ĐBSCL  106,9. Trong số 63 tỉnh thành phố trên địa bàn cả nước, 25 tỉnh có TSGTKS cao hơn mức bình quân chung 111,5 và 48 tỉnh cao hơn mứccân bằn tự nhiên trong giới hạn 105-106. Dựa trên cân bằng giới tính, báo cáo thực trạng Dân số Thế giới năm 2020 ước tính mỗi năm Viêt Nam sẽ bị thiếu hụt 40.800 trẻ em gái sơ sinh.

Mất cân bằng về nhân khẩu học của Việt Nam là hệ quả tất yếu của việc chọn lọc giới tính trước khi  sinh con gây ra bởi tư tưởng thích con trai đã ăn sâu, bám rễ từ lâu đời trong văn hóa phương Đông. Ưa thích con trai, trọng nam khinh nữ đó là biểu hiện rõ ràng nhất của bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam. Phát biểu tại lễ công bố Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2020, thay mặt BộLao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam , Vụ trưởng vụ BÌnh đẳng giới Phạm Ngọc Tiến cho rằng “… Việt Nam luôn coi bình đẳng giới vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển bền vững…, đã xây dựng và đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện ngày càng tốt hơn lĩnh vực còn mới mẻ này. Tuy nhiên,do chịu ảnh hưởng nặng nề từ quan niệm Nho giáo nên những quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn nhiều. Mất cân bằng giới tính khi sinh xuất phát từ chuẩn mực xã hội phổ biến trong việc trọng nam khinh nữ, sinh con trai hơn con gái. Đưa TSGTKS về mức cân bằng tự nhiên là một trong những mục tiêu Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyêt trong năm 2020 này…”,

Thay cho lời kết

Có  những bước đi rõ ràng mà các quốc gia và cộng đồng thế giới cần thực hiện để chấn dứt những thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. Luật cấm các thực hành có hại là một biện pháp quan trọng. Tuy nhiên, việc gắn kết các cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất có thể giúp ngăn chặn các thực hành gây hại âm thầm tiếp diễn. Những nỗ lực nhằm thay đổi tư duy của người dân và những chương trình nhằm thay đổi chuẩn mực xã hội là việc làm cần thiết để xóa bỏ những thực hành có hại.

Các nhà phân tích cho rằng, trong các hoạt động nhằm xóa bỏ những thực hành có hại, Chính phủ phảu đảm đương trách nhiệm chu chốt. Các quốc gia có thể trao quyền cho các tổ chức phụ nữ, triển khai các cơ chế quản lý phù hợp, thiết lập cơ quan đầu mối về giới đồng thời hướng tới loại bỏ các chính sách mang tính phân biệt đối xử, Rất khó để có một giải pháp nhanh gọn, song không thể dừng lại cho đén khi mọi phụ nữ đều được trao quyền lựa chọn và hoàn toàn làm chủ thân thẻ của mình/

Tại buổi lễ công bố báo cáo Tình trạng Dân số Thế giơi năm 2020, trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà Naomi Kitahara kêu gọi”….phải chấm dứt tình trạng trọng nam khinh nữ để thúc đẩy bình đẳng giới ở Viêt Nam. Viêt Nam đạt được tiến bộ,song những tiến bộ này cần được đẩy nhanh hơn nữa trong thập kỷ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Để triển khai nhiệm vụ này nam giới cần đóng vai trò đặc biệt…Bà kêu gọi “Nam giới tại Việt Nam hã hãy nâng cao giá trị của trẻ em gái và yêu cầu đối xử bình đẳng, thực hiện quyền bình đẳng cho trẻ em gái. Chúng tôi  đặc bieeth\j cần nam giới và trẻ em trai go[s sức thực hiện nỗ lực này”

Trong phát biểu tại lễ công bố Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2020 tại Hà Nội, Trưởng Đại diện UNFPA Việt Nam, Naomi Katahara đã chỉ ra “… cần phải chấm dứt tình trạng trọng nam khinh nữ để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Việt Nam đạt được những tiến bộ, song những tiến bộ này cần được đẩy mạnh hơn nữa trong thập kỷ thực hiện các mục tueeu Phát triển Bền vững (SDGs)… “ Để triển khai những nhiệm vụ cần làm, bà nhấn mạnh đến vai trò của nam giới và kêu gọi “….nam giới tại Việt Nam hãy nâng cao giá trị của trẻ em gái và yêu cầu đối xử bình đẳng và tôn trọng quyền bình đẳng cho trẻ em gái, đặc biệt cần nam gipis và trểm trai góp sức thực hiện những nỗ lực này….”

Chính phủ Việt Nam và UNFPA đã khẳng định trong những cam kết mạnh mẽ, đông thời kêu gọi  các tổ chức quản lý và cộng đồng xã hội cần khẩn trương  hành động nhằm chấm dứt những thực hành có hại đến phụ nữ và trẻ em gái. Xóa bỏ tình trạng ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới là việc làm cấp bách để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Hy vọng từ những ván đề rút ra qua báo cáo Tình trạng Dân số năm 2020 sẽ mở ra hướng phát triển hiệu quả trong thực hiện chủ trương nhằm đảm bảo bình đẳng giới  và tăng cường hơn nữa việc trao quyền cho phụ nữ ở nước ta./.