Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc: Tổng kết hoạt động năm 2020, phương hướng công tác năm 2021

Sáng 19/1, Viện Ngiên cứu bảo tồn phat huy văn hóa dân tộc đã tổng kết hoạt động năm 2020, xác định phương hướng công tác năm 2021. Tới dự có TS Bùi Thế Đức, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận - phê bình văn học nghiệ thuật Trung ương, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cùng đông đảo đại diện các đơn vị thành viên của Viện.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, trong năm 2020, mặc dù gặp khó khăn như vậy nhưng Viện cũng đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện một cách trang trọng. Đã xuất bản quyển sách Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Thị Tình Biên soạn để tặng cho các đại biểu. Lần đầu tiên các đơn vị cơ sở từ Thành phố HCM, Đà Nẵng đến các tỉnh miền núi như Phú Thọ, Thái nguyên, Bắc Giang, Nam Định đã về dự v.v... GS Hoàng Chương, Viện trưởng bị ốm không tự đi lại được cũng đến dự và giao lưu với các đơn vị. Một không khí vui vẻ, đoàn kết, gắn bó giữa các đơn vị  thành viên của Viện. Tháng 12 năm 2020 dịch Covid tạm thời bị khống chế không lây lan trong cộng đồng.

Viện phối hợp với NXB Mỹ thuật giới thiệu công trình nghiên cứu của PGS-TS-NSUT Đoàn Thị Tình về Mỹ thuật sân khấu. Đây là công trình chị đã sưu tầm, nghiên cứu hơn chục năm qua. Một công trình có giá trị về bảo tồn, phát triển nghệ thuật bố cục, trang trí sân khấu biểu diễn qua các thời đại và nghệ thuật hóa trang, phục trang biểu diễn của các loại hình nghệ thuật Cải lương, Tuồng, Chèo, kịch nói, múa rối.

Tiếp đó Viện đã phối hợp với Ban liên lạc Hội quân tăng cường Thủ đô cho các chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ giới thiệu 5 tâp “Ký sự chiến tranh” do các chiến sĩ Quân tăng cường Thủ đô viết kể lại sự thật mình đã sống, chiến đấu ở các chiến trường mà các anh đã trảỉ qua. Năm cuốn sách rất có gía trị về mặt nhân văn, lịch sử đã được các tướng lĩnh quân đội, các nhà lãnh đạo chính trị đọc và cho những ý kiến, nhận xét rất chân thực và sâu sắc.

Ban liên lạc Hội quân tăng cường Thủ đô đã cảm ơn Viện đã hỗ trợ tổ chức thành công cuộc tọa đàm, mang lại ý nghĩa vinh danh cho 42 tiểu đoàn quân tăng cường Thủ đô. Cuối tháng 12 năm 2020, Viện phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị tổ chức tọa đàm giới thiệu về con người, sự nghiệp của GS, TS Bùi Danh Lưu, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nguyên Phó Ban kinh tế Trung ương - một con người tâm huyết, đầy nhiệt tình trách nhiệm trong cương vị lãnh đạo một ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế. Ông là một nhà lãnh đạo có đạo đức và chuyên môn luôn sau sát cơ sở.

Tọa đàm đã thu hút các nhà lãnh đạo ngành giao thông, các nhà báo, nhà văn đã từng biết và gắn bó với ông trong các công trình giao thông lớn. Trong năm qua 2 tạp chí - cơ quan ngôn luận của Viện đã khắc phục nhiều khó khăn về tài chính, về dịch bệnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong tâm thế chưa ổn định do việc sắp xếp qui hoạch lại báo chí của Nhà nước, nhưng lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của 2 Tạp chí vẫn tích cực khai thác, giới thiệu các hoạt động văn hóa, nghệ thuật kịp thời.

Tạp chí điện tử vẫn duy trì số lượng bạn đọc truy cập cao do những thông tin của mình kịp thời, mới mẻ, đúng định hướng đáng tin cậy. Tờ Tạp chí Văn hiến VN số in có khó khăn hơn về tài chính, nhưng Lãnh đạo và Biên tập viên vẫn cố gắng ra đều kỳ, trong khi nhiều tờ Tạp chí khác phải dồn 2 tháng hoặc 3 tháng xuất bản 1 lần. Đăc biệt trong dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Viện, Tạp chí đã cố gắng ra số đặc biệt giới thiệu đầy đủ về hoạt động trong 20 năm qua, đây là một tài liệu quý giới thiệu về Viện.

Đặc biệt, Trung tâm văn hóa ẩm thực khu vực phía Bắc đã thực hiện các chuyến giao lưu khảo sát văn hóa ẩm thực một số vùng Phú Quốc, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, đảo Lý Sơn, Khánh Hòa v.v... Đã cùng sở nông nghiệp Hà nội thực hiện 3 Chương trình hội chợ triển lãm quảng bá sản phẩm Ocoop của đơn vị. Trung tâm Văn hóa ẩm thực TP HCM đã khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ dịch Covid bị kiểm soát đã mở lại các nhà hàng ẩm thực dân tộc, vẫn thu hút nhiều khách, kết hợp với tổ chức múa rối nước, quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc. Đơn vị đã đi đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra.

Tình hình dịch bệnh và thiên tai trong năm 2020 đã gây ra nhiều thiệt hại về người, tài sản, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình đó Viện chủ trương quyên góp, giúp đỡ đồng bào nơi có dịch và thiên tai. Các đơn vị của Viện đã tích cực hưởng ứng và có những đóng góp rất hiệu quả. Văn phòng Viện đã quyên góp cán bộ gần chục triệu đồng. Tạp chí Văn hiến phối hợp với doanh nghiệp tài trơ hơn 400 triệu đồng bao gồm vật chất và tiền mặt cho đồng bào Quảng Bình, Hà Tĩnh. Tạp chí điện tử Văn hiến đã tổ chức đoàn thiện nguyện phối hợp với hội doanh nghiệp máy may miền Nam đã đến vùng lũ Quảng Bình, Quảng trị, Thừa thiên-Huế, thành phố Đông Hà, xã Hải Thọ, Hải Lâm Huyện Hải Lăng, Quảng Trị 450 phần quà trị giá 400 triệu đồng.

Tất cả các hoạt động thiện nguyện ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, hỗ trợ chống đại dịch Covid cũng như ủng hộ đồng bào nghèo  của các đơn vị đềuđược các địa phương, đơn vị đánh giá cao và có thư cảm ơn, giấy khen của chính quyền. Anh Đặng Đình Mạnh, GĐ Trung tâm ẩm thực phía Bắc được Thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu “Công dân tiêu biểu người tốt việc tốt Thủ đô”.

Một năm trải qua những biến cố lớn, thuận lợi ít, khó khăn nhiều nhưng Viện và các đơn vị thành viên đã cùng gắng sức vượt qua, làm được một số việc chưa tương xứng với vai trò và vị trí của Viện nhưng cũng là bài học chúng ta rút ra: Phảỉ biết khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ để thực hiện nhiệm vụ đề ra. Điểm nổi bật là công tác thiện nguyện năm qua chúng ta đã làm tốt, có ý nghĩa xã hội.