Chuyện kể của lính: Chiến tranh thật tàn nhẫn !

Hồi đó, là năm 1987.Tôi được bổ nhiệm trưởng tiểu ban tuyên huấn, thuộc ban chính trị lữ đoàn phòng không 573 quân khu 5. Đơn vị đóng quân tại sân bay Tam Kỳ ,cách trung tâm thị xã, hai km về hướng Tây. Bộ phận do tôi phụ trách ,có tám người. Gồm bốn sỹ quan và bốn chiến sỹ gái là hạ sỹ quan. Chiến sỹ gái làm nhiệm vụ chiếu phim và nhân viên thư viện.

Trong bốn sỹ quan, thì có Võ Hoài Châu là người mới được điều động dưới tiểu đoàn lên.

Châu tốt nghiệp học viện chính trị.

Anh ta quê ở Thanh Chương ,Nơi có món Nhút* ngon có tiếng ở vùng xứ Nghệ.

" Nhút Thanh Chương , tương Nam Đàn ".

chuket1-1646887800.jpgAnh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Châu cao to gần 1m 90 ,nhưng lưng hơi còng ,trong đám đông dễ nhận ra Châu vì lúc nào anh cũng cao hơn cả. Trong ban chính trị hồi bấy giờ, có anh Phạm Hữu Toán mới tốt nghiệp học viện chính trị về làm phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn.Anh Toán quê ở Nam Đàn Nghệ An, anh nhập sau tôi ,ít tuổi hơn nhưng lại là cấp trên của tôi.

Anh em chúng tôi sống với nhau đoàn kết chân thành ,anh thường hay nói vui :"Dân xứ Nghệ , mắt vàng như Nghệ ,sống ở Vinh mà chẳng được vinh."

Năm 1975 ,khi vào tiếp quản dinh Độc Lập ,anh là trung đội trưởng, của một đại đội công binh quân đoàn 2.Trung đội do anh phụ trách , được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện chất nổ , chất cháy cài lại trong dinh Độc Lập khi địch rút chạy ,để quân ta vào tiếp quản.

chuke-2-1646887880.jpgĐồng chí Võ Hoài Châu chủ nhiệm chính trị lữ đoàn 263 quân khu 4 (người cao nhất thứ ba bên phải). Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Đầu năm 1988 .Quân khu quyết định điều động lên cơ quan chủ nhiệm phòng không quân khu công tác , để đi xuống các tỉnh, và các đơn vị có lượng phòng không, viết bài và chụp ảnh, chuẩn bị cho một cuộc hội thảo truyền thống.

Tháng 8 năm 1988 ba anh em chúng tôi mỗi người đi mỗi ngã, tôi đi ra nước ngoài công tác. Châu tiếp tục trở lại học viên chính trị, học lớp đào tạo cán bộ trung cao cấp để xây dựng quân đội lâu dài. Còn anh Toán ở lại đơn vị.

Sau ba năm sống trong cảnh xa lạ dưới trời Âu.Tôi trở về Việt Nam.Trở về quê hương miền trung đấy nắng gió, với cuộc sống bộn bề đầy ắp khó khăn.

Thế rồi, trong một lần về phép, anh Toán đến thăm tôi và gia đình. Anh Toán lúc này là phó lữ đoàn trưởng về chính trị lữ đoàn, với cấp bậc thượng tá. Tôi cũng biết được tình hình Châu, sau khi tốt nghiệp học viện chính trị ,Châu được điều động về lữ đoàn phòng không 263 quân khu 4 ,làm chủ nhiệm chính trị .

Về với cuộc sống đời thường, cũng chăm lo cho gia đình ,it khi có điều kiện đến thăm đồng đội.

Rồi một lần ,tôi tiễn một đứa cháu lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc. Địa điểm giao quân là tại quảng trường trung tâm thành phố. Hôm đó có nhiều đơn vị về đây nhận quân, lúc này quân số thanh niên nhập ngũ đã đủ, đang chuẩn bị làm lễ bàn giao. Tôi đi vòng xung quanh quảng trường thì gặp một đồng chí cán bộ rất trẻ .Biết anh là đơn vị phòng không về nhận quân tôi mạnh dạn đến làm quen.

Chào đồng chí ! Xin đồng chí cho tôi hỏi :

Đồng chí có phải là người của đơn vị về đây nhận chiến sỹ mới không?

Vâng ạ ! Cháu là người của đơn vị về đây nhận quân.

Thế đồng chí ở đơn vị nào ?

Cháu ở lữ đoàn phòng 263 quân khu 4 .

Thế đồng chí có biết đồng chí Võ Hoài Châu là cán bộ ở đó không?

Dạ cháu biết, anh Châu là thủ trưởng của cháu. Nay là chủ nhiệm chính trị lữ đoàn.

Anh cán bộ nọ còn cho tôi biết số điện thoại di động của Châu .

Biết được số điện thoại của Châu. Anh em chúng tôi thỉnh gặp nhau để biết tình hình cuộc sống hàng ngày của mỗi người.

Đã mấy tháng trôi qua ,

kể từ khi cháu tôi lên đường nhập ngũ .Tôi và bố mẹ cháu có dịp ra thành phố Vinh thăm cháu, cũng luôn tiện ghé thăm nhà Châu ,người đồng đội của tôi ,sau nhiều năm xa cách.

Chúng tôi được Châu mời về thăm một tiểu đoàn pháo cao xạ thuộc lữ đoàn phòng không 263 quân khu 4, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời thành phố Vinh.Nơi cháu tôi đang ở đó.

Căn nhà cấp bốn ba gian lợp bằng ngói có đóng trần gỗ là nơi đón tiếp chúng tôi .

Sau khi Châu giới thiệu về tôi và những người đi cùng. Đồng chí chính trị viên tiểu đoàn nói:

Thưa bác và hai anh chị:

Tiểu đoàn chúng cháu là tiểu đoàn 14 thuộc lữ đoàn phòng không 263 quân khu 4.Còn gọi là tiểu đoàn Nguyễn Viết Xuân.

Nghe qua lời giới thiệu ,của đồng chí chính trị viên, về tiểu đoàn 14 Nguyễn Viết Xuân, trong con người tôi cảm thấy phấn chấn rạo rực ,thầm cám những người đồng đội, .Trong một thời gian mấy chục năm rồi.

Mấy chục năm bao nhiêu biến cố của lịch sử, sự phát triển không ngừng của lực lượng vũ trang nhân dân ,nhưng truyền thống thành tích của một đơn vị anh hùng vẫn còn nguyên vẹn.Trong quân đội cũng không thiếu gì đơn vị anh hùng không còn phiên hiệu, mặc dù để xứng đáng với danh hiệu đó ,biết bao nhiêu người đã ngã xuống ,Bao nhiêu người giờ đây trên thân mình ,còn mang nhiều vết thương sau những trận chiến đấu ác liệt, và di chứng của chất độc màu da cam.

Những hình ảnh năm xưa mà giờ đây chỉ còn trong ký ức lại hiện về.

Đó là mùa khô năm 1969 - 1970.Tiểu đoàn 11 pháo cao xạ 37li của tôi ,nay là tiểu đoàn 3 lữ đoàn pháo phòng không 573 qk5.

Nhiệm vụ của tiểu đoàn hồi bấy giờ, là chiến đấu với máy bay Mỹ, bảo vệ các đoàn xe vận tải, bảo vệ các kho hàng ,từ đỉnh đèo Mụ Dạ nay là cửa khẩu quốc tế Cha Lo nối liền hai nước Việt Nam và Lào, đến bắc Pha Lăng tỉnh Khăm Muộn nước Lào trên tuyến đường 128 ,với chiều dài 80km .

Vào những năm đó, máy bay Mỹ đánh phá rất ác liệt, đầu mùa khô chúng đánh vào các cửa khẩu, chúng cho rằng:

Hàng hóa vũ khí đạn dược, của các nước ũng hộ Việt nam đều được tập kết tại cửa khẩu. Để đưa vào chiến trường. Vì thế nhiệm vụ của tiểu đoàn chúng tôi rất nặng nặng nề. Không có ngày nào là không đánh nhau không có đêm nào là không đánh nhau.

Trận địa của đại đội 11 chúng tôi gần sân bay Pha Nốp, huyện Lằng Khằng tỉnh Khăm Muộn, đây là một trọng điểm máy bay địch đánh phá rất ác liệt. Cả ban ngày và ban đêm.

Vào một đêm tháng 7 năm 1969.

Một đoàn xe vận tải đang vận chuyển hàng đến gần trận địa chúng tôi, thì bị máy bay địch phát hiện được. Chúng đánh bom vào đoàn xe.Đại đội tôi nổ súng quyết liệt.Thật không may một quả bom na pan ,từ chiểc máy bay B26k đã rơi trúng khẩu đội 1,trung đội 1.Ngọn lửa trùm lên khẩu pháo cao xạ 37li. Hai đồng chí. Trường Thanh Cong quê ở Hải Phòng và Pham Văn Sinh quê ở Hà nội đã anh dũng hy sinh .

Đoàn xe vận tải vẫn an toàn.

Sau đó ít ngày tôi được giao nhiệm vụ, cùng với đồng chí Phạm Phú Xuân trợ lý quân lực tiểu đoàn, về nước mang di vật của hai liệt sỹ đã hy sinh , về ban chính trị trung đoàn 284 tại km 29 gần ngầm Bãi Dinh đường 12.

Chập tối, hai anh em tôi ra trạm pa ri e Na Tông để đón xe về nước.Rất may ra trạm thì gặp đoàn xe zin Khơ (Zin 130 của Liên Xô sản xuất dưới thời Khơ Rút Sốp nên cánh lính lái xe vẫn gọi là zin Khơ)

Đoàn xe này của tiểu đoàn vận tải 101 binh trạm 12 đoàn 559.Một trong những tiểu đoàn vận tải được tuyên dương anh hùng đầu tiên. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã có bài thơ nổi tiếng:

" Tiểu đội xe không kính " để tặng cho cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn này. Anh Trọng Khoát hồi đó là trợ lý tuyên huấn binh trạm 12 cũng có bài thơ ca ngợi tiểu đoàn 101.

Mà tôi còn nhớ mấy câu:

" 101 ơi đoàn xe mũi thép.

Đã chọc thủng những vành đai mạt kiếp

Của B52 mìn vướng, từ trường * "

Hai anh em tôi lên xe ngồi trên thùng cùng với hai chiếc ba lô là di vật liệt sỹ để đưa về cho gia đình.

Chiếc xe zin 130 như con "Tuấn mã " chồm lên lao về phía trước theo hướng cửa khẩu Cha lo.

Đến sáng chúng tôi về tới Bãi Dịnh vào trung đoàn bộ. Còn đoàn xe về kho RH tiếp tục nhận hàng cho chuyến đi tối nay.

Đến chiều sau khi đã bàn giao xong di vật liệt sỹ. Hai anh em tôi lại trở về đơn vị.

Từ trung đoàn bộ ra đường 12 ,phải đi qua nghĩa trang Nguyễn Viết Xuân cũng nhân dịp này tôi có dịp vào thăm liệt sỹ Lê Sỹ Bích nhà cùng xóm với tôi

Anh cùng đại đội với Nguyễn Viết Xuân. Anh là trắc thủ máy đo xa hy sinh ngày 18 tháng 11 năm 1964.

Lối vào nghĩa trang có cái cổng chào làm bằng hai cây gỗ phía trên là một tấm ván dài 2m rộng 30 cm với một hàng chữ được viết nguệch ngoạc sơn mầu đen đã phai màu.

"Nghĩa trang Nguyễn Viết Xuân "

Hai anh em tôi bước vào nghĩa trang, cảnh tượng đập vào trước mắt. Một hố bom sâu hoắm đường kính khoảng 6m giữa trung tâm nghĩa trang. Phần mộ của anh Xuân và một số liệt sỹ khác không còn nữa. Anh Bích thì vẫn còn .Hai em chúng chắp tay cúi đầu kính nghiêng mình trước anh linh các đồng chí,hài cốt của các anh lại một lần nữa hòa quyện với trời mây sông nước này.

Chiến tranh là vậy, người đã nằm xuống mà cũng không có được mồ yên mã đẹp. Chiến tranh thật tàn ác mong đất nước này đừng bao giờ có chiến tranh.

Tạm biệt anh Xuân nhé người thiếu úy chính trị viên đại đội. Người bí thư chi bộ xuất sắc của quân đội ta với câu nói bất hủ .

NHÌN THẲNG QUÂN THÙ. BẮN

Chào các anh ! Những đồng

chí của các anh ,đang làm nốt những nhiệm vụ các anh còn để lại ,tiếp tục chiến đấu để giải miền nam thống nhất đất nước.

Anh Bích ạ ! Nếu như kết thúc chiến tranh kết thúc em còn sống.

Em sẽ báo với gia đình anh.Để đưa anh về với quê hương nơi anh đã ra đi.

Hai anh em tôi lần cuối chào các liệt sỹ còn lại ra về. Những trận chiến đấu đang đợi chúng tôi ở phía trước./.

* Nhút là một loại dưa muối nguyên liệu chủ yếu là từ quả mít non.

Tháng 3 năm 2022

Theo Trái tim người lính