Chuyên trang Hội nhập của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển

PV

Vừa qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép Chuyên trang Hội nhập của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển - http://vanhoaphattrien.vn/

Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Hiện nay, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang được triển khai tích cực trong bối cảnh mới của thế giới có nhiều biến động.

logo-hoi-nhap-1-1626534611.png

Logo Chuyên trang Hội nhập của Tạp chí Điện tử Văn hóa và Phát triển

Từ Đại hội IX của Đảng đến nay, quan điểm của Đảng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Từ nhận thức về “quốc tế hóa” đã phát triển thành nhận thức về “toàn cầu hóa kinh tế” và đi đến nhận thức về “toàn cầu hóa”. Trên cơ sở thực tiễn về “toàn cầu hóa”, Đảng và Nhà nước ta đưa ra chủ trương “chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế và khu vực”, “chủ động và tích cực hội nhậpkinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” và ngày nay là chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, “nâng cao hiệu quả hội nhậpkinh tế quốc tế”, “đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”. Trong đó, Hội nhập về Văn hóa được xác định là rất quan trọng trong tiến trình xây dựng Văn hóa nền tảng tinh thần của dân tộc. Đồng thời, Hội nhập cũng là động lực cho sự phát triển.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế giúp văn hóa Việt Nam có được cơ hội quảng bá rộng rãi trên thế giới. Văn hóa Việt Nam phát triển trong bối cảnh công nghệ thông tin có những bước phát triển như vũ bão, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng mở ra khả năng giao lưu, hợp tác và phát triển toàn diện về văn hóa, nâng cao cơ hội quảng bá văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới. Khoa học - công nghệ, truyền thông đại chúng phát triển mang đến cho người dân khả năng sáng tạo và thụ hưởng các sản phẩm văn hóa mới nhanh chóng, hiệu quả và có tính tương tác cao.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế số tạo ra những thuận lợi cho sự phát triển văn hóa Việt Nam, giúp chúng ta khai thác tiềm năng kinh tế của văn hóa trên môi trường số. Công nghệ số, in-tơ-nét phát triển kéo theo khả năng tiếp cận các nội dung văn hóa trở nên dễ dàng và không bị giới hạn bởi các đường biên giới quốc gia, điều này cũng đòi hỏi sự khác biệt, độc đáo trong nội dung, ý tưởng của các sản phẩm văn hóa như là một ưu thế cạnh tranh quan trọng. Các nước phát triển trên thế giới đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, công nghệ số hóa và sự số hóa các nội dung văn hóa(1). Những thay đổi này đã đem lại những cơ hội lớn về khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất, góp phần tạo ra các kênh phân phối, quảng bá sản phẩm mới, đòi hỏi những hành động nhạy bén và sự thích ứng liên tục với sự thay đổi của môi trường. Sự chuyển đổi kỹ thuật số và tinh thần kinh doanh đưa ra những cơ hội, khả năng và thách thức mới cho ngành văn hóa về phương thức hoạt động.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã và đang tạo ra sự tích cực xã hội và tích cực văn hóa cho người dân, là cơ hội thúc đẩy tinh thần tự quản, năng lực làm chủ của nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động và sáng tạo văn hóa. Người dân ngày càng được khuyến khích tham gia vào các hoạt động xã hội và hoạt động văn hóa với tư cách như những nhân tố chủ động, từ hoạch định đến đánh giá các vấn đề xã hội và văn hóa, thậm chí là người đồng kiến tạo xã hội và văn hóa cùng với bộ máy nhà nước. Yếu tố nội sinh của sự phát triển xã hội và văn hóa được tăng lên cao, phần nào đó thể hiện vai trò tăng lên của người dân so với Nhà nước trong nhiều vấn đề xã hội và văn hóa.

Chủ trương hội nhập quốc tế chủ động, tích cực, toàn diện của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, văn hóa Việt Nam có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức, các nguồn lực và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Đặc biệt, công nghiệp văn hóa đang được định hướng là một trong những ngành trụ cột của kinh tế. Kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đã hình thành nên một thị trường tiêu dùng/hưởng thụ văn hóa với nhu cầu ngày càng lớn, là cơ sở quan trọng thúc đẩy văn hóa phát triển.

Vì thế, những thông tin về Hội nhập dưới góc nhìn chuyên sâu về Văn hóa và Phát triển sẽ vô cùng cần thiết không chỉ với các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân mà còn trở nên vô cùng cần thiết trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng giúp cho nhân dân trong nước hiểu rõ những cơ hội và thách thức trong hội nhập. Đồng thời cũng giúp cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về đường lối ngoại giao và Hội nhập quốc tế: “Việt Nam muốn là bạn là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia trên thế giới”

Chuyên trang Hội nhập - https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/ có nhiệm vụ phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thông tin, giới thiệu những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Văn hóa gắn với phát triển xã hội. Thông tin chuyên sâu về các chuyên đề: Toàn cảnh hội nhập; Kết nối xanh; Dòng chảy văn hóa; Đồng hành Việt. Chuyên trang Hội nhập do Nhà báo, Thạc sĩ Vương Xuân Nguyên trực tiếp phụ trách.

Đọc Chuyên trang Hội nhập tại: http://vanhoaphattrien.vn/, http://vanhoaphattrien.com.