Chuyện xưa ngẫm lại: ĐẠI THẦN CÕNG QUAN TRI PHỦ QUA ĐƯỜNG NƯỚC CHẢY

Hoàng giáp Đặng Văn Thụy là bậc túc nho nổi tiếng xứ Nghệ, Cụ đã từng tham gia biên soạn nhiều bộ sách như Quốc triều sử toát yếu, Quốc triều luật lệ toát yếu và dịch các tân thư ra tiếng Việt, Khi về nghỉ hưu,cụ có những trước tác đặc sắc bằng chữ Hán và chữ Nôm như Nho lão cuồng ngâm, Mộng Long tuyết mộng sử, Mã sơn văn thảo, Quốc tử giám tư hương ca, Khuyến nông ca, Nữ học diễn ca, Gia huấn ca, Khuyến tân học thuyết, Ca văn thi phú thư truyện tạp biên…. 

Hoàng giáp Đặng Văn Thụy là bậc túc nho nổi tiếng xứ Nghệ, Cụ đã từng tham gia biên soạn nhiều bộ sách như Quốc triều sử toát yếu, Quốc triều luật lệ toát yếu và dịch các tân thư ra tiếng Việt, Khi về nghỉ hưu,cụ có những trước tác đặc sắc bằng chữ Hán và chữ Nôm như Nho lão cuồng ngâm, Mộng Long tuyết mộng sử, Mã sơn văn thảo, Quốc tử giám tư hương ca, Khuyến nông ca, Nữ học diễn ca, Gia huấn ca, Khuyến tân học thuyết, Ca văn thi phú thư truyện tạp biên…

Là đại quan phong kiến, nhưng khi về hưu, Đặng Văn Thụy vẫn giữ được nếp sống giản dị, ăn uống đạm bạc, khoai lang ăn trong rổ và ăn cả vỏ. Cụ niềm nở với người già, ân cần với trẻ nhỏ, cảm thông với tá điền. Những mẩu chuyện về Quan Hoàng Nho Lâm vác cuốc thăm đồng, đi bộ thăm con cháu đang công cán để xem xét giữ gìn đạo đức, gia phong đã truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ở xứ Nghệ có nhiều chuyện kể; trong đó, cõng quan tri huyện qua đường nước lội là một lời răn thấm thía cho đến ngày nay đối với quan chức trong ứng xử, hoặc người làm chức việc có chút địa vị đã vội khoe khoang, lên mặt quan cách, dạy đời.

zz1-1630668141.jpgLàng rèn Nho Lâm nơi phát tích nghề rèn sắt có từ khi Cao Lỗ lập làng. (Nguồn hình: Internet)

Đặng Văn Thụy (1858–1936), lúc nhỏ mang tên Đặng Văn Tụy, tự Mã Phong, hiệu Mộng Long, ở làng làng Nho Lâm, tổng Cao Xá, phủ Diễn Châu, nay là xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Xuất thân từ một gia đình nghèo, ông nội làm thợ rèn nên năm10 tuổi; Văn Tụy đã phải giúp ông thổi bễ, đốt lò. Lớn lên được theo thầy học chữ, nhưng vẫn dành thời gian quai búa, cày bừa giúp đỡ gia đình. 

Với tư chất thông minh, nổi tiếng văn chương. Ngày nhỏ, Đặng Văn Tụy học với thân phụ, sau đó học với thầy Cao Trọng Sính, một  thầy đồ nổi tiếng, từng giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám, sau thăng Án sát sứ.Tiếp đó, ông theo học Thám hoa Nguyễn Đức Đạt (1823-1887), được đánh giá là một trong bốn người giỏi nhất Nghệ An, nhiều bài văn của ông được thầy tuyển chọn đưa vào các bộ sách Nam Sơn song khoá phú tuyển, Nam Sơn song khoá chế nghĩa để dùng trong việc dạy học. 

Năm 16 tuổi Đặng Văn Thụy  đỗ đầu Xứ; khoa thi Hương năm Mậu Dần (1878) cùng cha và Cao Xuân Dục đi thi. Cảm mến tài năng của Đặng Văn Thuỵ, Cao Xuân Dục đã giúp ăn học và gả con gái là Cao Thị Bích cho ông. 

Khoa thi Hương năm Nhâm Ngọ (1882), Đặng Văn Thụy đỗ Cử nhân, được bổ làm Huấn đạo ở  huyện Nông Cống (Thanh Hóa) khi mới 24 tuổi, ít lâu sau thăng Giáo thụ phủ Diễn Châu (Nghệ An). Vừa làm học quan, vừa tiếp tục dùi mài kinh sử,đến năm 1904, ông đỗ Đình nguyên Hoàng giáp, được điều về Kinh giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám, sung Tu thư cục; năm 1908 được thăng Tế tửu Quốc tử giám.  Đường quan lộ rộng mở, nhưng ở vào thời buổi nhiễu nhương, vua là bù nhìn cho ngoại bang , không đứng ở tuyến đầu chống Pháp như  bậc tiền bối Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889) và Tiến sĩ đồng khoa Trần Quý Cáp (1870-1907) nên năm năm 1914, Đặng Văn Thụy xin cáo quan về hưu ở tại quê hương. 

Mặc dù đỗ đại khoa, làm quan đến hàm Chánh tứ phẩm, danh tiếng lẫy lừng, nhưng Đặng Văn Thụy chỉ có một bà vợ là Cao Thị Bích, con gái của Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục. Thực ra, được sự khuyến khích của vợ, có lúc ông cũng muốn cưới thêm bà Cao Thị Hoà, một phụ nữ giỏi thơ phú, đẹp người, đẹp nết, goá chồng khi mới 26 tuổi. Nhưng bà Hòa đã gửi cho ông anh rể một bài thơ Nôm từ chối rất dí dỏm với nội dung:

Anh Tế nhà ta khéo ỡm ờ
Phong tình quen thói lại lơ mơ
Rượu ngon uống hết không chừa cặn
Mít ngọt quen mùi đánh cả xơ
Duyên chị trước đà xe chỉ thắm
Tình em nay muốn chắp dây tơ
Cho hay quân tử là thê thế
Chị cũng ưa mà em cũng ưa .
Từ đó, không thấy nói Đặng Văn Thụy muốn cưới thêm một bà vợ thiếp nào nữa. Khi viết sớ xin từ quan về quê, được vua chuẩn y, ông vui mừng viết ngay bài thơ Biệt đình quan gửi người bạn tri kỷ đang bị tù đày là chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng với nội dung...Quốc ân vị mẫu văn chương báo/ Gia kế nan ngôn bổng hướng tân/ Tự tiếu quy lai vô sự thậm/ Vị vong thả tác bất vong nhân.

Được dịch là: Ơn nước không lấy văn chương báo đáp được; Nghèo khó bổng lộc đâu để mà đãi khách; Nay về nhà tự cười rằng rồi sẽ chẳng có việc làm; Nhưng ai không quên ta khi đang làm việc, ta cũng không quên người. Từ một gia đình nghèo, nhờ nỗ lực học hành Đặng Văn Thụy đỗ đại khoa, trở thành quan lớn triều đình, nhưng khi cáo quan về quê cụ đã sống cuộc đời dân dã như một lão nông, hết lòng thương yêu bà con chòm xóm. Nhà văn Sơn Tùng từng kể lại tình nghĩa sâu nặng của Đình nguyên đệ nhị giáp Tiến sỹ Đặng Văn Thụy với dân làng chài quê ông bằng một  áng văn  rất xúc động “…Những ngày quan Tế Nho Lâm ở làng Hoa Lũy, bữa ăn sáng là khoai lang và ngô luộc; quan ăn chỉ ngắt bỏ 2 đầu môn củ khoai, không bóc vỏ…”, những nhà nho đương thời coi cụ là bậc “Hiền minh, đức cao, vọng trọng”, Mỗi khi có một hương chức lên mặt với dân hoặc người có chút địa vị khoe khoang hay quan cách, người Nghệ An lại lấy chuyện Quan Tế tửu họ Đặng cõng quan tri phủ Diễn châu qua quãng nước lội để mà răn dạy. 

zz2-1630668285.jpg

Chuyện kể lại rằng, Quan tri phủ Diễn châu về nhậm chức,biết tiếng họ Cao và họ Đặng trong phủ có nhiều người từng đỗ đại khoa làm quan trọng thần, thanh liêm, nhân đức. Nghe nhiều về những điều ca ngợi phẩm đức của quan họ Đặng, được thuộc hạ cho biết trọng thần Đặng Văn Thụy đã cáo quan về ở Nho Lâm. Muốn tỏ cho dân tình và quan trên cho mình có đức khiêm nhường, tôn kính vị đại nhân, đại khoa danh tiếng; quan phủ Diễn châu cho xe kéo đưa đến gần làng, rồi không cho lính hầu theo để đi bộ vào thăm cụ Hoàng là Quan Tế Đặng. Đến cánh đồng lúa, gặp đoạn đường tắt, nước chảy xiết quan phủ chưa biết xử lý thế nào thì từ phía xa, một ông già vạm vỡ vác cuốc đến gần. Quan lớn tiếng nạt “ Lão già kia! cõng quan qua đoạn nước lội này, rồi quan sẽ sức ngay cho bọn hương lý ở đây phải đắp ngay lại đoạn đường này!”

Không một lời đáp, lão nông vội ghé lưng để Quan phủ trèo lên; rồi băng băng lội qua đoạn đường nước  chảy. Đến lối rẽ, lão nông chỉ đường để quan vào nhà cụ Hoàng, còn mình vác cuốc đi tắt đồng về phía nhà mình,
Quan phủ vào nhà, khi gia nhân tiếp trong phòng khách, cũng là lúc lão nông rửa cuốc, rửa chân tay ở giếng sau nhà. Ông già vào phòng khách với bộ quần áo nâu sồi, nhìn quan phủ bằng cặp mắt hiền từ rồi thong thả nói “ Tôi là cụ Hoàng đây!”,

Quan phủ Diễn châu đứng như trời trồng, hồn siêu phách lạc, vội vàng quỳ lạy; mặt cắt không còn hạt máu, lẩy bẩy quan rạp mình xin tha tội.  Cụ Tế Đặng từ từ đỡ đậy, rồi nhẹ nhàng cười bảo “Không sao! Không sao! Ta cõng quan qua đường nước lội có sao đâu? Chỉ nhắc quan là lần sau, nếu cần người cõng phải nhờ trai trẻ, chứ bắt ông già thì không phải đạo làm người./.