Cô Mai Liên, nữ Giáo sư lưu truyền tình yêu nhạc cụ truyền thống Việt Nam

Chu Thị Hảo

Cô tên thật là Tạ Thị Ký, sinh năm 1953, Mai Liên là tên nghệ danh. Cô được sinh ra ở Vĩnh Thành- Vĩnh Lộc- Thanh Hóa. Miền quê nghèo gần thành Nhà Hồ, bên cạnh dòng sông Mã yêu thương. Cô là nữ Giáo sư Danh dự của trường Đại học Quảng Tây Trung Quốc phong tặng năm 2009. Đây là một trong 6 trường Đại học lớn nhất Trung Quốc.

 

 

 

Tác giả bài báo - Thạc sĩ Chu Thị Hảo - cùng gia đình Nghệ sĩ Bá Phổ - Mai Liên - Bá Nha

Giọng cô nói rất dịu ngọt, cao quý: “Em à mình cần làm tốt nhiệm vụ của một người vợ, một người mẹ, một người bà. Một người vợ hiền thảo của một Ông Vua nhạc cụ truyền thống dân tộc là GS.Nhạc sĩ Bá Phổ. Một người mẹ của con trai thần đồng âm nhạc Việt Nam Bá Nha. Một người Bà của hai cô cháu gái nết na, hiền thục.”.

Cô chia sẻ bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình: “ Là mình hãy sống chung thủy trong quan hệ hôn nhân, có ý thức trách nhiệm bảo vệ hạnh phúc gia đình trong mọi hoàn cảnh. Cô sống trong gia đình 3 thế hệ, có mẹ chồng nàng dâu, nên cô rất đồng cảm chia sẻ với các nàng dâu thế kỷ XXI này. Dù là cương vị nào em à! Người phụ nữ là Bà, là Mẹ, là Vợ cần sống vị tha, bác ái, biết yêu thương chia sẻ cùng cộng đồng.”.

Sống trong một gia đình nghệ sĩ, từ những năm 1980 thầy, cô và con trai đã đi biểu diễn khắp nơi. Kỷ niệm sâu sắc nhất khi biểu diễn là đàn Tơ rưng mới. Đây là một công trình nghiên cứu từ năm 1976 đến năm 1985 mới cải tiến xong đàn Tơ rưng, xong rồi báo cáo kết quả công trình nghiên cứu với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Năm 1990, gia đình Cô đi biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa cho đồng bào dân tộc miền núi vô cùng gian khổ, đi lại khó khăn, thời tiết nóng bức. Bà con nhân dân ít xem văn nghệ, nên khi thầy cô về biểu diễn bà con mê say, hâm mộ lắm, chăm chú nghe từng tiếng đàn, từng giai điệu dân tộc. Tuy gian khổ, vất vả là vậy, nhưng khi thấy bà con yêu mến, ngưỡng mộ, âm thanh tiếng đàn, âm thanh núi rừng và đất trời hòa quyện. Khiến thầy, cô quên đi tất cả. Chỉ còn lắng đọng sâu sắc lại tình yêu âm nhạc của nhạc cụ truyền thống dân tộc được vút lên, lan tỏa ra từ đôi bàn tay tài nghệ, điệu nhảy tự hào của thầy cô. Thời gian bị cuốn theo điệu nhạc, rồi đã đến lúc chia tay, bà con nhân dân quyến luyến, tay giữ, tay ôm, làm sao mà ra về được. Bà con nhân dân xúc động quá thốt lên: “ Gia đình Nhạc sĩ Bá Phổ ơi lại về nữa nhé” . Bịn dịn quá, như anh em cùng một nhà phải chia tay nhau. Âm nhạc thật không có giới hạn. Không chỉ là cung đàn tiếng nhạc mà là tiếng gọi của hồn thiêng dân tộc, tiếng gọi thiêng liêng của văn hóa nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

Khi ở nước ngoài, thầy cô đi biểu diễn nhiều nơi. Cô nhớ nhất là khi sang Nhật, sang Ytalia biểu diễn. Đến mức còn có câu ví: “ Muốn tìm hiểu về chiến tranh ở Việt Nam thì đến Điện Biên Phủ, còn muốn tìm hiểu về nhạc cụ truyền thống dân tộc của Việt Nam thì tìm đến Đoàn nhạc cụ truyền thống dân tộc Bá Phổ Nhạc Đường.”.

Lớp trẻ bây giờ cần hiểu và biết yêu quý, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt trước xu hướng hội nhập toàn cầu thì văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. “ Khi tuổi đã ngoài 70, cô đã già rồi, mà sao yêu nhạc cụ truyền thống của 54 dân tộc lắm lắm em ơi! Không biết yêu bao nhiêu cho đủ, cho vừa! Em có biết không? Đôi mắt cô rực sáng lên chan chứa tình yêu thương, qua từng cử chỉ, cô nâng niu từng nhạc cụ. Như những đứa con tinh thần có da, có thịt, có lý trí, có trái tim, có tâm hồn nghệ sĩ như cô.

Theo thầy cả cuộc đời, yêu chung thủy cả cuộc đời. Theo nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam cả cuộc đời, yêu nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam cả cuộc đời. Em ơi yêu lắm lắm, yêu tinh hoa văn hóa dân tộc ta hàng bốn ngàn năm văn hiến đó em à!”. Chả vậy mà khi cô mang thai anh Bá Nha; sinh con trai ra 12 tháng đã có năng khiếu âm nhạc, 4 tuổi đã đi biểu diễn trên mọi miền tổ quốc cùng gia đình. Tình yêu nhạc cụ truyền thống dân tộc của Thầy trao đến Cô; Cô đã thai nghén, chuyển thấm tình yêu ấy cho con trai mình. Giờ anh là Thần đồng âm nhạc Việt Nam – Nghệ sĩ Bá Nha.

Cô sinh ngày 27/9/1953, thầy sinh ngày 9/10/1940.

Thật hiếm có gia đình nào ở Việt Nam, hay trên thế giới cũng vậy; cùng một thời điểm, cùng một trường đại học cả vợ và chồng cùng được phong tặng danh hiệu giáo sư danh dự, cùng một chuyên ngành âm nhạc. Cô có gia sản vô giá là 2 cháu gái. Gia đình cô có tài sản văn hóa vô giá là Bá Phổ Nhạc Đường. Nền văn hóa nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam có tài sản vô giá là Bá Phổ Đại Nhạc Đường. Bá Phổ Nhạc Đường như tấm gương soi chiếu về ánh sáng văn hóa, văn minh bên Tập đoàn Long Thành.

Hạnh phúc gia đình, dòng dõi mai sau, sự nghiệp, cuộc đời một con người gói gọn trong hai chữ “Trung và Hiếu”; trung với Đảng, hiếu với Dân; hãy sống có hiếu với cha ông, tổ tiên mình; hãy biết trân trọng nâng niu, yêu quý từng giây phút đến với mình; hãy trung thành tận tụy, kiên định và cống hiến. Thế hệ hôm nay và mai sau cần hiểu và thừa hưởng những giá trị đạo đức này là nên tảng cơn bản để hội nhập cùng toàn cầu.

Trước khi ra về cô nhìn tôi thương mến nói: “ Em ơi, dòng người đang đi, trong số ấy có bao nhiêu người biết đến: Bá Phổ Nhạc Đường- Không gian văn hóa nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, tại địa chỉ: 56 phố Mã Mây – Hoàn Kiếm - Hà Nội. Gia đình cô vẫn miệt mài cống hiến cho nghệ thuật, dòng người theo dòng thời gian cứ trôi đi.”.

Bá Phổ Đại Nhạc Đường là nền tảng lưu trữ nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam, là một phần văn hóa trải dài theo lịch sử đất nước. Gia đình cô đang tái hiện quá trình lao động sản xuất của ông cha ta, qua các loại nhạc cụ truyền thống, là nhân chứng sống của nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Đó còn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các em giúp Thầy, Cô, anh Bá Nha nhé. Một lời nói trìu mến vậy mà khiến tôi xúc động. Tôi như một nhạc cụ, tự dưng bật lên hai tiếng : “Vâng ạ!”. Tình yêu, niềm đam mê nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam của Cô nữ Giáo sư danh dự đã truyền lại cho thế hệ mai sau và lan tỏa đi khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và du khách quốc tế.

Cô nói xong rồi, đến bên cây đàn gõ tững nhịp khoan thai, dịu ngọt. Em vô cùng vui mừng, tự hào được trò chuyện cùng Cô Mai Liên nhân ngày 8/3- Quốc tế Phụ nữ. Món quà giá trị chúng em cùng Tập đoàn Long Thành xin làm kính tặng Thầy Cô: Bá Phổ Nhạc Đường đạt kỷ lục quốc gia Việt Nam, sẽ là Di sản văn hóa của nhân loại trong tương lai.