Anh Châu Thành Toàn hiện là nhân viên trung tâm y tế quận 1 và cũng là kỷ lục gia về công tác thiện nguyện. Ngoài thời gian công tác, anh luôn dành hết thời gian của mình cho công việc thiện nguyện, đặc biệt là hoạt động thể thao dành cho người khuyết tật.
Từ Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Quảng Trị... Những giải tổ chức anh đều có mặt trên từng cây số và không có năm nào thiếu vắng gương mặt của anh. Anh Châu Thành Toàn được ban tổ chức giao cho nhiệm vụ là tập huấn và quản lý tình nguyện viên tại giải. Nhìn anh say xưa với công việc thiện nguyện như ẵm bồng các bạn vận động viên khuyết tật ra thì đấu, hay dẫn các bạn khiếm thị ra vạch xuất phát thì anh rành như “sáu câu vọng cổ”. Bên cạnh đó, anh còn ca hát ủng hộ khi họ đứng trên bục nhận huy chương giành chiến thắng.
Thấy anh nhiệt tình trong các giải như vậy. PV hỏi anh làm thế nào mà anh có một nghị lực phi thường như vậy? Anh cười vui vẻ và đáp: “ Đơn giản thôi em ạ, cũng vì chữ thương và đồng cảm với họ mà suốt 20 năm không ngại sớm khuya, không ngại đường xa vất vả. Anh luôn dành 12 ngày phép của mình cho thể thao người khuyết tật. Khi bệnh anh cũng phải ráng và cố gắng đi làm. Để dành những ngày nghỉ đó phục vụ thể thao. Thấm thoát cái vèo mà anh đã làm tình nguyện được 20 năm, anh không nghĩ ngợi gì về thù lao hay khó khăn vất vả, miễn sao họ hoàn thành được cự ly, có niềm vui khi họ đến với giải, cảm nhận được hạnh phúc khi có anh làm tình nguyện là anh vui lắm rồi”.
Anh khoe suốt 20 năm làm tình nguyện cho thể thao, gia tài lớn nhất của anh là những bằng khen của bộ thể dục thể thao và du lịch và giấy chứng nhận để góp phần vào chuỗi Thanh Xuân Tươi đẹp. Và đặc biệt nhất là bộ huy chương mà bạn Thiện - vận động viên môn bơi lội của Hà Nội dành tặng trong suốt 15 năm thi đấu thể thao của bạn ấy. Và rất nhiều huy chương của các bạn trong mỗi kỳ thi thể thao đều dành tặng cho anh, đó được xem như một sự tri ân, sự quý mến của các bạn vận động viên trao tặng, là động lực để cho anh Toàn có thể gắn bó hơn với công việc của một tình nguyện viên thể thao.
Anh Toàn còn cho biết: Đối với họ, anh rất hồn nhiên và dễ thương, luyên thuyên kể rất nhiều về câu chuyện của các vận động viên như họ đã cố gắng, đổ mồ hôi như thế nào, họ dành dụm tiền đi thi như thế nào, họ dành tiền thưởng để mua quà về cho mấy đứa con ở nhà như ra sao… Câu chuyện kéo dài suốt gần 2 tiếng đồng hồ và mọi người trong cộng đồng đã biết vì sao anh lại chọn nồng nhiệt với tình nguyện cho thể thao người khuyết tật, đó cũng là vì chữ “thương” và đã có một chàng trai như thế trong xã hội hiện đại nhộn nhịp thời 4.0.