Đan mạch thúc đẩy mạnh hợp tác năng lượng với Việt Nam.

Trong quan hệ đối tác năng lượng Đan Mạch-Việt Nam, năm 2013, Việt Nam và Đan Mạch đã ký kết hiệp định hợp tác dài hạn với mục đích thúc đấy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam sang nền kinh tế các-bon thấp. Việc thực hiện hiệp định này do chính phủ Đan Mạch tài trợ và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch quản lý.

Cơ quan Năng lượng Đan Mạch đã hợp tác cùng Bộ Công Thương Việt Nam thông qua Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng (DEPP) giữa 2 quốc gia. Chương trình bao gồm các lĩnh vực sử dụng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp, tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện và xây dựng mô hình kịch bản dài hạn cho ngành năng lượng.

Đến nay, chương trình đang bước vào giai đoạn thứ ba DEPP III (2021-2025). Bên cạnh các lĩnh vực nêu trên, chương trình còn bao gồm hợp phần điện gió ngoài khơi và tập trung vào xây dựng các chính sách khuyến khích kinh tế để cải thiện việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp tại Việt Nam.

Vào ngày 22 tháng 07 năm 2020, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt với sự chứng kiến ​​của lãnh đạo cấp cao thuộc các cơ quan Bộ, ban ngành Trung Ương và cộng đồng doanh nghiệp, Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) đã thay mặt quỹ CI New Markets Fund I, cùng với Asiapetro và Novasia Energy ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với UBND tỉnh Bình Thuận để phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn. Đến tháng 12 năm 2020, CIP, Asiapetro và Novasia Energy đã thành lập Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn, một công ty liên doanh, để phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn. Với công suất tiềm năng 3,5 GWp, Dự án trang trại điện gió này là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có thể giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong khu vực và trên thế giới. 

Dược biết, CIP là nhà đầu tư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, đã huy động được hơn 18 tỷ USD thông qua một số quỹ tập trung vào năng lượng tái tạo, bao gồm cả quỹ CI IV, được thành lập  gần đây với mục tiêu trở thành quỹ năng lượng tái tạo lớn nhất toàn cầu.  Cùng với Quỹ Thị Trường Mới I (CI New Markets Fund I), CIP hiện quản lý một số quỹ đặc biệt, hướng vào những nền kinh tế mới nổi, đang phát triển nhanh và tập trung đầu tư mạnh vào Việt Nam.

Trong thông cáo báo chí phát đi từ  Hà Nội ngày 02 tháng 5 năm 2021, Đại Sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn, thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners, Asiapetro và Novasia, đã ký kết hai hợp đồng với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên-Môi trường Biển Khu vực phía Bắc (CPIM), một cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam, bao gồm Hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn và Hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn. Theo đó, các cuộc khảo sát và nghiên cứu địa chất lớn trị giá nhiều triệu đô la Mỹ sẽ được tiến hành. Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại trên diện rộng, để đảm bảo an toàn, lễ ký kết được tiến hành trọng thể theo hình thức trực tuyến.

                                               Điện gió ngoài khơi quy mô lớn                                       (Ảnh minh họa)

Khảo sát và nghiên cứu địa vật lý được cho là những công việc then chốt giúp các dự án điện gió ngoài khơi hiểu được hiện trạng đáy biển và xúc tiến các hoạt động phát triển những mô hình mặt đất và thiết kế nền móng. Theo đó, CPIM sẽ hợp tác với nhà thầu phụ của Đan Mạch là Cục Khảo Sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) trực thuộc Bộ Năng lượng, Hạ tầng và Khí hậu Đan Mạch để thực hiện hai hợp đồng này. Theo Hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn, CPIM và GEUS sẽ phối hợp chặt chẽ để thu thập dữ liệu thủy văn cùng các mẫu trầm tích đáy biển để xác định độ sâu, đặc điểm đáy biển và địa chất tầng đáy. Trong Hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn, CPIM và GEUS cũng sẽ tiến hành đánh giá điều kiện địa chất, sinh vật biển và sử dụng tài nguyên biển. Đánh giá này sẽ cung cấp các thông tin đầu vào thiết yếu cho quá trình phát triển trang trại điện gió ngoài khơi.

Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, Kim H. Christensen nhấn mạnh “'Làmột trong nhữngquốc giatừrất lâu đã luôn đồng hành,ủng hộ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi ngành năng lượng sang hướng xanh và bền vững. Đan Mạch mong muốn Quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia 8 (QHĐ 8) của Việt Nam sớm được phê duyệt, do Quy hoạch này sẽ tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam trong tương lai; nó sẽ bao gồm việc huy động các nguồn lực kinh tế, tài chính và xã hội cần thiết, cả ở trong nước và quốc tế”.  Ông cho rằng “Với việc ký kết các hợp đồng khảo sát hôm nay, dự án Điện gió Ngoài khơi La Gàn đã thể hiện sự cam kết, thái độ nghiêm túc và sự sẵn sàng đầu tư lớn cả về mặt tài chính và kỹ thuật để có thể xúc tiến dự án ngay khi nhận được giấy phép từ Chính phủ. Ông mong muốn “Dự án La Gàn có thể được đưa vào QHĐ 8 càng sớm càng tốt”. Theo ông, “điều này không chỉ giúp tạo động lực khởi đầu tốt cho cả ngành năng lượng mà còn góp phần hiện thực hóa tầm nhìn của Chính phủ về phát triển ngành năng lượng theo hướng xanh và bền vững”.'

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn, Maya Malik,cho biết, bà rất tự hàokhi được “hỗ trợ hợp tác giữa các đơn vị có năng lực chuyên môn cao thuộc hai Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch”, cũng như tự hào “ là một trong những trang trại điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên ký hợp đồng tiến hành các khảo sát địa chất ngoài khơi”. Bằng việc trao nhiệm vụ khảo sát địa chất đến CPIM và GEUS, Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn tái khẳng định “cam kết hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng địa phương,đồng thời tạo điều kiện chuyển giao kiến ​​thức giữa các nhà cung cấp quốc tế và nội địa trong suốt quá trình thực hiện dự án”. Tổng giấm đốc nhấn mạnh “Là nhà phát triển dự án có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn sẽ đảm bảo tiến hành các hoạt động khảo sát theo tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, môi trường và xã hội.”

Từ những hoạt động cụ thể và trách nhiệm cao của phía đối tác Đan Mạch, chúng ta hy vọng Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng giữa 2 quốc gia sẽ thành công để sớm đưa Việt Nam từ  nền năng lượng ô nhiễm cao trở thành nước có nền kinh tế các-bon thấp./.

 

Địa chỉ liên lạc Lê Thành Ý 19b/668 Đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ Hà Nội

Mob 0829848231; Email Lethanhy 05@gmail.com