ông Đồng Bắc Lệ hay còn gọi là đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. Từ thị trấn Hữu Lũng du khách sẽ phải vượt qua con đường gần 10km nữa để đến được đền. Ngôi đền linh thiêng nằm trên một quả đồi cao, bên dưới là dòng suối xanh mát.
Lễ hội đền Công Đồng Bắc Lệ. Ảnh sưu tầm.
Văng vẳng bên tai tiếng văn chầu
Chầu Bé Bắc Lệ chứ ai đâu?
Vương đôi hàng lệ, lòng nung nấu
Sâu thẳm trong tâm những nỗi sầu...
Tọa lạc trên đồi
ông Đồng Bắc Lệ hay còn gọi là đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. Từ thị trấn Hữu Lũng du khách sẽ phải vượt qua con đường gần 10km nữa để đến được đền. Ngôi đền linh thiêng nằm trên một quả đồi cao, bên dưới là dòng suối xanh mát. Hiện nay vẫn chưa biết được khoảng thời gian chính xác xây dựng đền, chỉ biết rằng sau nhiều lần tu sửa, chỉnh trang hiện nay đền Bắc Lệ với phong thái uy nghi nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Đền được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 1992.
Theo người dân buôn bán đồ lễ tại đền, thì đền mới chỉ được biết đến rộng rãi, thu hút khách thập phương về lễ khoảng 7-8 năm trở lại đây. Trước kia, đền có quy mô nhỏ, nằm trên một quả đồi, phía dưới là con suối và cách đường sắt Hà Nội- Đồng Đăng (Lạng Sơn) khoảng 300m. Qua nhiều lần tu sửa quy mô cũng lớn hơn, đẹp hơn. Hiện nay, đền được mệnh danh là một trong 10 ngôi đền thiêng của Việt Nam thu hút đông đảo khách đến lễ phật cầu may mắn.
Để vào được phía trong đền, chúng ta sẽ đi qua cổng Tam Quan sau nhiều lần tu sửa hiện nay trông nó uy nghi tráng lệ nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ xưa. Khi bước qua cổng, trước mắt du khách là đền chính. Đền chính được xây theo kiểu chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung, dù mới được xây lại nhưng vẫn giữ được nét uy nghi và phong cách kiến trúc cũ.
Nhưng trước hết, bất kỳ ai muốn lên chiêm bái Mẫu Thượng Ngàn nơi đâu đều phải thắp hương ở miếu Chầu Bé để xin Chầu có lời tâu đối lên Cửa Mẫu cùng chư thánh tại đền. Sau khi đi qua cổng Tam Quan thì Miếu Chầu Bé nằm ở bên trái, trước kia miếu thờ nằm ở một khoảng đất sát với bờ suối Bắc Lệ sau nhiều lần đền tu sửa đã chuyển lên đây. Trong miếu có tượng Chầu Bé và tượng Cô Bé Bắc Lệ, còn có Cậu Bé Bắc Lệ, đây là hai cô cậu hầu cận của Chầu Bé.
Trên mái đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn có đắp “Long triều lưỡng nghi”. Lưỡng nghi tượng trưng cho trời và đất, âm và dương, âm dương hài hòa sẽ sinh vạn vật. Đi sâu vào trong thăm quan sẽ thấy nhà bái đường gồm 5 gian, 3 gian ngoài thờ Ngũ Vị Tôn Quan, phía trên là bức hoành phi đề: “Hưng Tiên Hiền Từ”, hai bên thờ đôi câu đối:
Quốc sắc thiên hương nhân gian thánh nữ
Băng cơ ngọc cốt thế thượng thần tiên.
Đền Mẫu Bắc Lệ có cung đệ nhị thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tượng Ngọc Hoàng đặt trang trọng ở chính giữa, hai bên có hai tượng quan Nam Tào – Bắc Đẩu đứng hầu. Phía trước bàn thờ Ngọc Hoàng là Ban Tứ Phủ Thánh Hoàng với tượng Thánh Hoàng Bảy, Thánh Hoàng Mười.
Đền thờ Mẫu điển hình ở nước ta
Tam Tòa Thánh Mẫu gồm có: Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (ngồi chính giữa, màu áo đỏ), Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( bên trái trong màu áo xanh) và Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ (bên phải trong màu áo trắng).
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ là một tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam. Nó là tín ngưỡng bản địa và bị ảnh hưởng ngoại lai từ Đạo Phật. Tín ngưỡng này lấy việc tôn thờ người mẹ – Mẫu. Mẫu có quyền năng sinh sôi, bảo vệ và che chở cho con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần và nếp sống của người dân. Đây là nơi linh thiêng để người dân đến cầu mong bình an, may mắn và tài lộc.
Theo truyền thuyết, Mẫu Thượng Ngàn chính là công chúa có tên La Bình, người là con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Khi còn trẻ, Mẫu Thượng Ngàn là một cô gái đức hạnh, giỏi giang, tài sắc vẹn toàn nên được cha mẹ đặt tên là La Bình. La Bình thường được cha cho đi đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồng bằng. Khắp nơi mà Sơn Tinh cai quản.
Chầu Bé Bắc Lệ.
Bà đem sự hiểu biết của mình đi truyền bá khắp nơi, bà còn cải tiến và hoàn thiện thêm những gì đã được học. Thấy La Bình công chúa thực hiện quá tốt công việc của mình, do đó Ngọc Hoàng thượng đến đã ban tặng cho bà khả năng đi mây về gió. Kể từ đó, công chùa La Bình có thêm thời gian để gắn bó với người dân.
Dưới sự chỉ bảo của công chúa La Bình, sự giúp đỡ hướng dẫn, dạy dỗ của bà, người dân đã gọi bà là Mẫu, một cách gọi trìu mến gần gũi mà không thiếu phần tôn kính.
Đền Bắc Lệ là đền thờ Mẫu Bà Chúa Thượng Ngàn (Nữ thần núi) điển hình ở nước ta cũng là một trong ba nơi thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn (hai đền kia là Đền Mẫu Đông Cuông và Đền Suối Mỡ). Ngôi đền này nổi tiếng về cầu may mắn và bình an, đông nhất là dịp lễ tạ vào cuối năm.
Đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và thờ các Chư linh ở bốn miền vũ trụ, cũng là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Bà Chúa Thượng Ngàn là người trông coi, cung cấp và ban phát nguồn của cải núi rừng cho con người. Ngoài ra, được thờ trong đền còn có Chầu Bé- một nhân vật có thật của vùng Bắc Lệ. Đây chính là các cô, các cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Khác với những nơi khác, ở đây có nét riêng họ coi trọng thười các vị thần gắn liền với địa phương nên đền Bắc Lệ gần gũi với tín ngưỡng nhân gian, thân thiện với người dân bản địa.
Công đồng là nơi thờ chính của hội đồng nhà Thánh, còn những nơi thờ khác là quê của các ngài và là nơi các ngài mất.
Ngoài thờ Mẫu, Đền còn cầu duyên, cầu gia đình hạnh phúc. Người dân ở đây luôn tin tưởng rằng, ngôi đền là địa chỉ cầu duyên linh nghiệm bậc nhất xứ Lạng nói riêng và cả nước nói chung. Rất nhiều các bạn nam thanh nữ tú trong dịp đầu năm tết đến xuân về đã đến Đền Bắc Lệ cầu duyên mong cho họ sớm tìm được nửa kia của mình. Ngoài ra, những làn điệu chầu văn cũng là một trong số những lý do thu hút đông đảo du khách đến thưởng thức.
Âm nhạc trong hầu đồng được gọi là nghệ thuật hát Chầu Văn. Để phục vụ một nghi lễ hầu đồng đầy đủ cần có: Cung Văn là người hát và dàn nhạc phục vụ hát Văn. Dàn nhạc gồm một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ, một cảnh đôi, một phách. Ngoài ra, còn có thêm một cỗ trống lớn, chiêng, sáo và tiêu cho những buổi hát thờ lớn. Mở đầu nghi lễ lên đồng, cung văn hát điệu Văn Thờ với tiết tấu nhanh, gấp gáp, sau đó khi Thánh đã nhập đồng thì hát Văn Hầu để ca ngợi công đức hay sự tích các Thánh. Tiếp theo, người hát chuyển sang Hát Dọc để kích thích khả năng “thăng, thoát” của người hầu đồng, điệu này dồn dập tưng bừng. Khi người hầu đồng đã nhập vai các Thánh và “làm việc Thánh” thì chuyển Điệu Còn là điệu thức cao hơn Dọc một cung bậc.
Người hầu đồng vào vai Thánh nào thì người hát chuyển giọng và chuyển nội dung theo ngôi Thánh đó cho phù hợp. Các nhạc cụ tronng Chầu Văn mang đến âm thanh rộn rã thì nhịp điệu của hát Văn cũng rất độc đáo và vui tươi, nhộn nhịp. Các điệu hát khi thì hào sảng với các chiến tích lẫy lừng của các Quan Lớn, Quan Hoàng, khi lại ríu rít, quấn quýt như tiếng chim rừng trong giá hàng Cô (Nhạc Phủ). Chính vì thế mà Chầu Văn luôn tạo ra một không khí tươi vui, háo hức chứ không ai oán, trầm lắng như Ca Trù.
Lễ hội đền công đồng Bắc lệ
ông Đồng Bắc Lệ luôn là điểm đến cầu may mắn, cầu tình duyên cho du khách thập phương vào dịp xuân. Theo lời cô Huyền - ban quản lý đền, bắt đầu từ mùng 2 tết, du khách gần xa bắt đầu đến lễ, có những ngày đông đến mức chen chúc không có đường cho người dân đi, ô tô tắc dài cả kilomet. Còn dân ở đây thì họ đi lễ từ đêm giao thừa, họ cầu may mắn cho gia đình, cầu sức khỏe, thanh niên thì cầu duyên, rồi chuyện học hành, công việc.
Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức trong 3 ngày, từ 18-20 tháng 9 âm lịch hằng năm.Thông qua những hoạt động truyền thống tại lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế về những giá trị tinh hoa văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu, di sản đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ hội đền Bắc Lệ bao gồm các phần lễ chính: Lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước... Để chuẩn bị cho lễ hội thành công thì ban quản lý đền, chính quyền ủy ban nhân dân xã Tân Thành và toàn thể người dân trong xã phải chuẩn bị từ mấy tháng trước. Hàng năm, khi lễ hội diễn ra thu hút hàng ngàn du khách thập phương gần xa đến đền.