ĐÒN GÁNH PHƯƠNG ĐÔNG & BALO PHƯƠNG TÂY

QT

Ít ai ngờ rằng, những chiếc đòn gánh bằng tre, vật dụng vô cùng thân thuộc với những người nông dân Việt Nam xưa kia lại có ích với các nhà khoa học từ Châu Âu trong việc nghiên cứu cải tạo những chiếc Balo hiện đại của họ.

Năm 2019, các nhà khoa học: James Croft (ĐH Edith Cowan, Úc), John Bertram và Ryan Schroeder (ĐH Calgary, Canada) đã từng đến Việt Nam nhiều lần chỉ để nghiên cứu giải mã bí ẩn về "Chiếc đòn gánh của người Nông dân". Đáng chú ý, họ tiếp cận đề tài nghiên cứu không phải dưới góc độ văn hóa tập quán mà dưới góc độ khoa học vật lý về chuyển động.

donganh123-1626148928.jpg
Hình ảnh thân thuộc ở những làng quê Việt Nam

Cụ thể nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm trên 14 tình nguyện viên, trong độ tuổi từ 18 đến 80 và yêu cầu họ gánh đòn gánh đi bộ dọc theo con đường dài 20m, mang tải trọng từ 0% đến 50% trọng lượng cơ thể trên đòn gánh của họ. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đo chuyển động của các tình nguyện viên bằng máy gia tốc kế đặt trên mắt cá chân, lưng và hai bên đòn gánh.

Tại Đại học Calgary, Schroeder đã phân tích chuyển động của các tình nguyện viên và nhận ra rằng dân làng đang điều chỉnh sải chân của mình 3,3% (0,067 bước/giây) khi mang một nửa trọng lượng cơ thể của họ trên đòn gánh. Và khi ông xây dựng một mô phỏng máy tính của những người gánh bộ và tính toán sự đóng góp của tính linh hoạt của đòn gánh với hiệu quả của việc đi bộ, ông nhận ra rằng những người đi bộ di chuyển với ít nỗ lực hơn khi hơi lệch khỏi bước dao động tự nhiên của các đòn gánh.

Mô phỏng cũng dự đoán rằng những người đi bộ mang trọng lượng cơ thể của chính họ trên đòn gánh tre sẽ tiết kiệm gần 20% năng lượng so với việc sử dụng một đòn gánh cứng. Ngoài ra, đòn gánh tre uốn cong đã bảo vệ được vai của họ nhiều hơn, bằng cách giảm 18% lực tác dụng lên chúng khi vận chuyển một nửa trọng lượng cơ thể, và điều đó cho phép họ mang vác vật vô cùng nặng di chuyển hàng km.

Nhà khoa học Schroeder cho rằng: Dường như chúng ta có thể học được rất nhiều từ người dân nông thôn ở châu Á, những người đã sử dụng đòn gánh tre để mang gánh nặng trong hàng trăm năm, nếu không nói là hàng nghìn năm. Ông cũng đang cố gắng sử dụng nguyên lý này trong thiết kế ba lô mới. Những công cụ đơn giản nhưng đáng chú ý này có khả năng làm giảm sức cho con người khi mang vác...