Đồng Tháp: Sa Đéc và định hướng trở thành hòn ngọc Mekong

Với vị trí địa lý đắc địa nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, Sa Đéc là đầu mối giao thương thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ và đang trở thành tâm điểm phát triển của tỉnh Đồng Tháp hiện nay.

n1g7ryhk

Thành phố Sa Đéc đã có những bước chuyển mình ấn tượng.

Sa Đéc chuyển mình ấn tượng

Từ vùng đất chuyên canh trồng hoa cây cảnh 300 năm tuổi đời, Sa Đéc trong vài năm trở lại đây đã khoác lên mình tấm áo mới, trở thành vùng công nghiệp trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp, song song với việc phát huy thế mạnh vốn có.

Vị trí địa thuận lợi là một trong những yếu tố hàng đầu giúp địa phương này đạt được nhiều thành quả trong việc phát triển công nghiệp. Nằm giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, Sa Đéc có nhiều điều kiện để mở rộng giao thương với các vùng kinh tế lân cận như Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long… nhờ đó ngày càng nâng cao vị thế trong khu vực.

Để phát huy, khai thác đúng tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, Sa Đéc đã không ngừng nỗ lực để đưa công nghiệp thành thế mạnh chủ lực trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Hướng đi này phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020, nhằm xây dựng và phát triển Sa Đéc trở thành một trong 4 đô thị trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đưa công nghiệp thành thế mạnh chủ lực trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2011, công nghiệp Sa Đéc tiếp tục để lại dấu ấn lớn với hệ thống cảng tân cảng Sa Đéc được mở rộng. Cảng Sa Đéc là điểm kết nối trong chuỗi vận tải thủy từ Campuchia - ĐBSCL - TP. Hồ Chí Minh - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Sự phát triển của công nghiệp đã tác động tích cực đến diến biến tăng trưởng của kinh tế Sa Đéc với mức trung bình ba năm gần nhất đạt 9,34%. Tính đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người tại Sa Đéc đã cao gấp 1,41 lần so với cả nước. Đáng chú ý, các hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch trong 9 tháng đầu năm 2019 đều ghi nhận mức tăng đột phá so với cùng kỳ năm 2018, góp phần tạo dựng một nhịp sống đô thị năng động và sầm uất cho người dân nơi đây. Hiện Sa Đéc nằm trong danh sách 50 đô thị hàng đầu Việt Nam trên tổng số 833 đô thị hiện hữu.

Trở thành “hòn ngọc Mekong” năm 2050

Với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, năm 2018, thành phố Sa Đéc đã được công nhận là đô thị loại II, sớm 2 năm so với dự kiến. Điều này cho thấy sự đánh giá cao của Chính phủ về tiềm năng và nỗ lực phát triển của vùng đất Sa Đéc.

Thành phố Sa Đéc cũng đã thông qua đề án "Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Sa Đéc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050" trở thành "Hòn ngọc của Mekong".

Mục tiêu chính của đề án là phát triển thành phố Sa Đéc trở thành trung tâm kinh tế, du lịch và là thành phố hoa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển song hành cùng các đô thị lớn của khu vực như Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Chính sách quy hoạch chiến lược của Sa Đéc đang tiếp tục tạo bệ phóng vững chắc cho kinh tế - xã hội của thành phố phát triển đồng bộ, thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều tập đoàn lớn với các dự án trọng điểm trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, thương mại, dịch vụ…  trong nửa cuối 2019.

sa-dec-va-dinh-huong-tro-thanh-hon-ngoc-mekong
FLC La Vista Sadec hứa hẹn góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị Sa Đéc.

Điển hình như cuối tháng 7 vừa qua, Tập đoàn FLC đã chính thức khởi công dự án khu đô thị FLC La Vista Sadec tại xã Tân Phú Đông - khu vực đang có tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố.

FLC La Vista Sadec được định hướng trở thành một tổ hợp đô thị đồng bộ và hiện đại hàng đầu tại thủ phủ hoa của miền Tây, bao gồm các khu nhà phố thương mại, tổ hợp biệt thự sang trọng cùng hàng loạt tiện ích cao cấp đáp ứng đầy đủ nhu cầu không gian sống, mua sắm, giải trí, thể dục thể thao… đang tăng cao tại Sa Đéc. Dự án không chỉ là khu đô thị hiện đại mà còn được kỳ vọng trở thành điểm du lịch mới lý tưởng thu hút du khách trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.

Với sự đầu tư đồng bộ của tỉnh và sự xuất hiện của nhiều dự án đô thị quy mô, thành phố Sa Đéc có nhiều triển vọng để hoàn thành mục tiêu trở thành “Hòn ngọc viễn Đông” vào năm 2050.