Những người ở rẫy thường thủ sẵn hai cái ống nứa to, đủ để cho tay và và rút ra dễ dàng. Cái để đựng muối, cái đựng hạt giống. Nhưng nó có một tác dụng khác nữa là để đánh lừa con đười ươi.
Từ những năm 70, 80 thế kỷ trước người ở rẫy luôn thường trực nỗi sợ đười ươi, mặc dù gặp hơn hổ. Mỗi người lại có một cách miêu tả riêng về giống linh trưởng vốn rất ít phổ biến ở Việt Nam này. Ông Lương Phương 87 tuổi trú bản Liên Đình, xã Chi Khê (Con Cuông – Nghệ An) từng kể về kỷ niệm suýt chạm trán đười ươi. Đó là vào năm 1981. Ngày ấy, cư dân bản địa vẫn còn tập tục phát nương làm rẫy. Ông ở trong một chòi canh nương để xua đuổi lợn rừng, chuột sóc đến phá đám rấy chuẩn bị gặt. Vào một đêm, trên đồi xuất hiện tiếng hú rát to. Kinh nghiệm của người ở rừng cho thấy đó là tiếng con đười ươi. Tiếng hú ngày càng gần. Dưới ánh trăng, ông có thể nhìn rõ con dã nhân đang tiến lại phía căn chòi. Trong tay sẵn khẩu súng săn, ông lão lên đạn chuẩn bị tự vệ. Nhưng rồi thay vì bắn sung, ông gõ xoong nồi inh ỏi lên. Con thú lưỡng lữ một lúc rồi quay đi. Theo miêu tả của ông Phương thì ngoài tiếng hú kinh người, đười ươi còn có bộ lông trên mặt khá rậm rạp. Dưới ánh trăng, ông vẫn nhìn rõ hai chiếc răng nanh của con dã nhân.
Trong dân gian, câu chuyện của ông Lương Phương có vẻ gần với sự thật nhất, còn nữa đều nhuốm màu huyền thoại. Người miền núi tin rằng đười ươi là loài có thể gây hại cho người. Nó thường xuất hiện và túm lấy tay nạn nhân lôi đi. Trong khi kéo “con mồi” đi, đười ươi sẽ cười nhăn nhở và nhắm tít mắt. Đến khi mặt trời lặn mới ăn thịt. Vì thế mà hai chiếc ông nứa có tác dụng đặc biệt. Khi đười ươi đến, người ở rừng cho tay vào chiếc ống rồi đưa cho nó cầm. Trong khi con thú cười ngất với con mồi và nhắm tít mắt, người ta sẽ rút tay ra và trốn đi. Khi đười ươi mở mắt trên tay nó chỉ còn cái ống nứa. Vậy là thoát nạn.
Tuy nhiên theo nhiều tài liệu thì ở Việt Nam vốn ít ghi nhận sự tồn tại của loài linh trưởng có họ hàng với người này. Một khả năng là suốt nhiều thế kỷ thiên di từ bắc xuống nam và qua nhiều nới ở khu vực Đông Nam Á, có thể người Thái đã từng gặp đười ươi và những huyền thoại về loài dã nhân này được thêu dết thành truyện kể và đi vào nỗi sợ.
Người viết chưa có những tìm hiểu một cách đầy đủ nhất nhưng đã ít nhiều được tiếp cận với những truyền thuyết về đười ươi. Có câu chuyện là sáng tác dưới dạng cổ tích, có câu chuyện lại nửa hư nữa thực. Xin bắt đầu bằng câu chuyện được truyền tung ở vùng người Thái huyện Con Cuông.
Chuyện kể rằng vào một năm đói kém, cư dân ở bản nọ phải vào rừng kiếm củ mài. Những người đàn ông khỏe mạnh làm nhiệm vụ này, còn phụ nữ thì ở nhà chăm con. Vào một ngày nọ cánh đàn ông rủ nhau lên rừng nhưng mãi cũng chỉ thấy dấu vết đào bới của người đi trước. Vì thế mà họ phải vào sâu trong rừng nguyên thủy. Họ tỏa ra theo nhưng hướng khác nhau và một trong số đó đi lạc vào hang của con đười ươi cái và bị nó bắt giữ. Đười ươi rất khỏe mạnh. Nó chắn cửa hang bằng một phiến đá lớn khiến người đàn ông không thể trở về. Ngày ngày, đười ươi vào rừng kiếm thức ăn, còn người kia thì bị giam cầm trong hang đá. Sau ba năm chung sống, đười ươi cái đã sinh ra một bé trai.
Một ngày nọ, đười ươi cái bồng con vào rừng. Từ trong hang, người đàn ông nghe thấy tiếng những người đi rừng hú gọi nhau. Anh ta liền hú đáp lại. Đám người tìm được đến cái hang và hợp sức nhau cứu anh ta ra rồi họ cùng nhau trở về bản. Khi đoàn người đang xuôi bè về bản thì đười ươi đuổi đến. Nó chợt nói tiếng người và gọi người đàn ông đến nhận lấy con. Anh ta đáp lại rằng bà hãy nuôi lấy đứa bé. Đươi ươi lập tức xé xác đứa trẻ và ném xuống dòng nước rồi bỏ đi. Câu chuyện được kể nửa hư nửa thực. có người vẫn tin rằng nó chứa đựng những thực tế nhất định. Giữa rừng già có lẽ đã từng có những dã nhân như thế và là một trong nhưng ví dụ về mối quan hệ giữa đười ươi và người.
Rêu mọc trên những bãi đá dười lòng sông suối là một trong những thứ “rau ăn” của người miền núi. Người Thái sống dọc các lưu vực song suối vẫn thường hái rêu về chế biến món ăn. Người ta giải thích rằng rêu chính là râu của con đười ươi. Cộng đồng người Thái ở huyện Tương Dương có câu chuyện sự tích rêu đá như sau :
Trong một cuộc họp các tù trưởng, khi ngồi chung mâm cơm, một vị nói với người bạn lâu năm không gặp rằng nhà mình có cô con gái đẹp nhất bản muốn gả về làm dâu nhà ông bạn thân. Vừa may, vị tù trưởng kia cũng có chàng con trai vừa đến tuổi kén vợ. Hai bên giao ước kết mối thông gia. Người tù trưởng trở về nhà cho con trai băng rừng vượt suối sang bản bên ở rể, bởi người Thái thường ở rể 3 năm mới được đón vợ về nhà.
Chàng trai về ở rể đã qua năm thứ năm, vẫn không nhìn thấy con gái chủ nhà đâu, nản lòng bèn xin về. Bố vợ ngăn cản, dụ dỗ thế nào cũng không xong, liền cho một chiếc hộp bằng tre bỏ vào gùi cho mang về và không quên dặn: "Dù cái gùi có nặng nề thế nào cũng cố về cho tới nhà, vào trong buồng mới được mở hộp nhé Chàng mang gùi trên lưng và cảm nhận thấy cái hộp gỗ trong gùi ngày càng trở nên nặng nề. Bụng bảo dạ: "Chắc tại ta mệt nên thấy nặng mà." Nhưng khi mặt trời đứng bóng, chàng nhận thấy trong chiếc gùi không còn là chiếc tráp mà dường như có một trái bí đao. Nhớ lời bố vợ dặn, chàng vẫn không dừng bước. Mặt trời gác núi, chàng đã nhìn thấy bản làng thân thuộc của mình ở ngọn núi phía bên kia. Lúc này chàng cảm tưởng như mình đang gùi theo một người trên lưng, liền dừng chân nghỉ. Chàng lấy làm lạ không hiểu vì sao chiếc hộp tre trở nên nặng nề đến như vậy, liền mở nắp? Thế là từ trong chiếc hộp tre, một cô gái bước ra, vụt lớn như người thường. Vẻ đẹp của cô gái khiến chàng mê mẩn. Khi đã định thần, chàng chặt cây sui tước vỏ đan võng cho vợ ngồi chờ còn mình thì trở về gọi người nhà sửa soạn đánh chiêng, trống đi rước dâu.
Trong khu rừng, có con đười ươi chuyên ăn thịt người ra suối uống nước. Nhìn thấy bóng nàng con gái in dưới làn suối, đười ươi liền lặn xuống mò tìm cả buổi vẫn không tìm được. Cô gái thì cười nắc nẻ. Nghe tiếng cười, đười ươi liền trèo lên cây nuốt chửng cô gái vào bụng, đoạn biến thành một người con gái khác ngồi vào võng.
Chàng trai đi đón vợ và biết rõ mọi chuyện, vẫn lặng thinh đón đười ươi về nhà mổ lợn, mổ trâu ăn mừng như bình thường và nghĩ kế cứu vợ. Sau 7 ngày ở miết trong nhà theo tục lệ kiêng cữ của người Thái, "cô vợ" cắp chậu xuống suối giặt áo quần. Chàng trai liền cầm theo chiếc gươm và gậy thần cho vào ống nước vo gạo đi theo xuống suối, rồi chém chết con đười ươi. Sau đó, dùng gậy thần hóa phép cho vợ sống lại. Hai vợ chồng gặp lại nhau, khôn xiết vui mừng. Chàng trai thương tình liền cầu thần linh cho đầu và xương đười ươi biến thành đá cuội dưới lòng suối, thịt biến thành nấm rừng, máu chảy xuống thành cá suối, còn tóc của đưới ươi biến thành loài rêu đá. Sau này, người vợ chết đi, chàng trai ra bờ suối than khóc, khi chết hóa thành đá suối. Thần linh thương tình liền biến tóc của đôi vợ chồng chung thủy thành loài rêu đá...
Như vậy có thể thấy rằng đười ươi là một linh thú khá quen thuộc trong quan niệm dân gian của cộng đồng người Thái. Mặc dù hình hài của loài linh trưởng này ít nhhieeuf mang màu sắc huyền thoại.