Hà Giang: Quang Bình phòng chống dịch hiệu quả, học sinh đến trường học trực tiếp

Huyện Quang Bình nói riêng và tỉnh hà Giang nói chung đều chống dịch CoVid 19 hiệu quả, nhiều ngày nay không có ca dương tính trong công đồng. Các trường học trên địa bàn huyện Quang Bình đồng loạt tổ chức dạy học cho học sinh (HS) bằng hình thức trực tiếp.

dt1-60-1632818205.jpgKiểm tra thân nhiệt cho học sinh trường mầm non Yên Bình

 

Cô giáo Hoàng Thị Phiến, Trưởng phòng Giáo dục huyện Quang Bình cho biết: Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo hiệu trưởng các đơn vị trường học nêu cao trách nhiệm người đứng đầu triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Yêu cầu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên quay trở lại trường sau kỳ nghỉ hè bắt buộc phải thực hiện khai báo y tế theo quy định. Đối với các trường có HS sinh hoạt bán trú cần lưu ý thực hiện tốt công tác theo dõi sức khỏe của các em, nước sát khuẩn phòng làm việc và lớp học hoặc nơi rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, khăn lau tay, nước uống và các vận dụng cần thiết để thực hiện khử trùng, sát khuẩn, đảm bảo sạch sẽ và thuận lợi, hiệu quả cho học sinh sử dụng Chủ động lên các phương án, kế hoạch, đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực, xây dựng các phương án bảo đảm sức khỏe cho học sinh, cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý và nhân viên trong các đơn vị trường học trong toàn huyện.

dt2-36-1632808040.jpgChế biến thức ăn tại trường MN Yên Bình

 

Là một trường nằm ở vị trí trung tâm của huyện Quang Bình, Trường Mầm non Yên Bình hiện có 371 học sinh. Với đặc thù số trẻ theo học khá đông, nên Nhà trường đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid -19 như: Ngoài cổng trường có biển bố trí công tác phòng chống dịch, Phân công cán bộ y tế trực 24/24 ngoài cổng trường để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cô giáo Hoàng Thị Trà, Hiệu trưởng chia sẻ; Nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền tới 100%  phụ huynh và cán bộ giáo viên đeo khẩu trang, thực hiện dãn cách, đo thân nhiệt cho học sinh trước khi vào lớp. Trong mỗi lớp học đều trang bị dung dịch sát khuẩn, mỗi cháu học sinh có bình nước và cốc uống nước riêng. Đồ dùng đồ chơi cũng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho các con. Nhà trường thường xuyên cập nhật theo dõi tình hình diễn biến hàng ngày của trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; thường xuyên phun xịt, khử khuẩn toàn bộ khuôn viên trường, lớp học, bàn ghế; 100% giáo viên tuân thủ thực hiện khai báo y tế đầy đủ và cài đặt ứng dụng Bluezone trong việc khai báo được nhanh chóng và thuận tiện.

dt3-30-1632808116.jpgCác cô giáo trường MN Yên Thành làm khu chơ quê.

 

Nhà trường luôn chú trọng, đặc biệt quan tâm đến công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ là mục tiêu nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáo dục mầm non. Theo đó, ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng thực đơn theo mùa, thay đổi theo tuần phù hợp với nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương, cân đối đủ chất nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ở từng độ tuổi.Để quản lý chặt chẽ công tác bán trú ngay từ đầu năm học nhân viên nhà bếp được tham gia học tập cách chế biến và bồi dưỡng về tiêu chuẩn, quy định tiếp nhận thực phẩm, được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Nhà trường thường xuyên kiểm tra nguồn gốc thực phẩm được cung cấp cho nhà trường và thực hiện việc ký hợp đồng cung cấp thực phẩm rau, củ, quả, thịt, trứng, cá với các cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thường xuyên kiểm tra nguồn thực phẩm hàng ngày được đưa đến trường và các khâu sơ chế, sử dụng cũng như bảo quản thực phẩm trong bếp ăn nhà trường. Nghiêm chỉnh thực hiện quy trình bếp ăn một chiều và công tác lưu mẫu thức ăn hàng ngày, đề phòng ngộ độc thực phẩm. Nhờ đó, chất lượng bữa ăn được đảm bảo và ngày càng nâng cao. 

Còn thầy giáo Trần Văn Tuyên, Hiệu trưởng phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Yên Thành thông tin: Đến thời điểm hiện tại sau gần 3 tuần học sinh đến trường học trực tiếp và ở bán trú công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất cũng như vệ sinh trường, lớp học luôn được Nhà trường quan tâm. Trong điều kiện dịch bệnh đang được kiểm soát, chúng tôi tăng cường thêm các buổi học văn hóa nhưng vẫn đảm bảo tổng 7 tiết/ ngày để dự kiến các tình huống dịch bệnh bùng phát. Cùng với đó, chúng tôi cũng phối hợp với đơn vị viễn thông chuẩn bị phần mềm, phương tiện để đáp ứng hoạt động dạy học trực tuyến trong trường hợp học sinh phải dừng đến trường.

Với phương châm “Công tác phòng, chống dịch phải được đặt lên hàng đầu”, trước khi bước vào năm học mới, trường THCS Yên Bình đã yêu cầu các lớp đảm bảo giãn cách giữa các HS trong lớp; thực hiện nghiêm quy định 5K và các biện pháp phòng, chống dịch. Trong suốt quá trình học tập ở trường, học sinh ở lớp nào thì ở tại lớp đó; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người như chào cờ đầu tuần, thể dục giữa giờ và các hoạt động tương tự khác. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì các nhà trường cho học sinh dừng đến trường và học bằng hình thức trực tuyến theo kế hoạch và phương án đã xây dựng.

dt4-14-1632808196.jpgMột góc trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Thành

 

Thăm trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Thành, ấn tượng đầu tiên là không gian trường học trong lành, khuôn viên nhà trường khang trang, sạch đẹp, thân thiện. Vườn rau và hệ thống cây xanh, bồn hoa, cây cảnh cùng các thảm cỏ quanh các gốc cây được các thầy cô giáo và học sinh chăm sóc tỉ mỉ. Thầy Lèng Huy Túc cho hay, những năm trước đây, còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, phòng lớp học, nhà hiệu bộ, khuôn viên sân trường thiếu mỹ quan... Thế nhưng, bằng sự nỗ lực của mỗi thầy cô giáo, các em học sinh, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng, Hội Phụ huynh HS, hiện nay diện mạo nhà trường đang từng bước đổi thay.

Với sự chủ động, linh hoạt trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, hy vọng các đơn vị trường mầm non trên địa bàn huyện Quang Bình sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy vừa thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng dịch bệnh Covid-19.