Hai Bà Trưng đặt Quốc hiệu (tên nước) là gì?

Năm 40 SCN, Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) dấy binh khởi nghĩa, đánh đuổi Thái thú Tô Định, giành lại đất đai nước Nam Việt của dân Bách Việt thời Triệu Vũ Đế (Triệu Đà). Vậy, khi giành lại được quyền tự chủ, HAI BÀ TRƯNG đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?

Căn cứ vào hai câu thơ (diễn ca) của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái viết ở đời nhà Nguyễn: "ĐÔ THÀNH ĐÓNG CÕI MÊ LINH / LĨNH NAM RIÊNG MỘT TRIỀU ĐÌNH NƯỚC TA", thì Hai bà trưng đặt tên nước là LĨNH NAM. Xem các câu đối ở đền thơ Hai Bà Trưng bên Mê Linh (Đông Anh-Hà Nội, thấy đều ghi là Lĩnh Biểu, Lĩnh Nam.

chuyvbl1-1645064726.jpgBản đồ do tác giả cung cấp.

 

Thực ra, Lĩnh Nam, Lĩnh Biểu, hay Lĩnh Ngoại, đều là những danh từ chỉ vùng đất phía Nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Dãy Ngũ Lĩnh (Năm ngọn núi) chính là biên giới phân chia địa phận nước Nam Việt của người Bách Việt, với Trung Nguyên, tức nhà Tần, Hán (Trung Quốc).

Chắc cũng không còn tư liệu khả tín nào để nói chắc chắn rằng Hai Bà Trưng đặt tên nước là Lĩnh Nam, tiếp nối triều đại Triệu Vũ Đế. Nhưng các sách mang tên LĨNH NAM CHÍCH QUÁI, rồi diễn ca, câu đối ở đền thờ Hai Bà ở Mê Linh, chúng ta có thể nghĩ như vậy. Là bởi các thư tịch xưa kia của ta, đã bị giặc Tàu tiêu hủy hết, kể cả chữ KHOA ĐẨU của người Việt cổ.

Riêng về Quốc Đô thời Hai Bà Trưng, tôi đã có bài viết phản biện, cho rằng Hai Bà Trưng không đóng đô ở Mê Linh. Mê Linh chỉ là cái thành đất, nơi hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa, rồi tiến lên giải phóng toàn bộ đất đai nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông), tức thành phố Quảng Châu của Trung quốc ngày nay. Chỉ khi Mã Viện đem quân tràn sang xâm lược, thành Phiên Ngung thất thủ, Hai Bà Trưng phải rút quân chạy về cố thủ ở thành Mê Linh và hy sinh khi Mã Viện bao vây thành Mê Linh.

ĐÂY LÀ SỐ PHẬN NGÔ CHÂU, TRẢI QUA BIẾN THIÊN LỊCH SỬ

Sứ đoàn Lê Quý Đôn đi thuyền trên sông Minh Giang đến Ngô Châu thì dừng thuyền. Ngô Châu là xứ nào vậy? Được biết, Ngô Châu nay là quản hạt thị trấn Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây. Vẫn là đất cũ của nước Nam Việt của dân Bách Việt thời Triệu Vũ Đế.

Về lịch sử, Ngô Châu là vùng biên giới cương vực của nước Nam Việt (với nhà Hán), cũng là vùng phân chia Giao Châu với Quảng Châu (ở thời Ngô Tôn Quyền đời Tam Quốc). Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng đưa quân vượt Ngũ Lĩnh tấn công nước Âu Lạc (thời Thục Phán An Dương Vương cầm quyền). Sau ba năm, tổn thất mấy chục vạn quân, Tần Thủy Hoàng chiếm được vùng đất tỉnh Quảng Đông ngày nay, thành lập quận Nam Hải. Ngô Châu trở thành biên giới giữa quận Nam Hải của nhà Tần và quận Giao Chỉ của nước Âu Lạc, từ năm 211 TCN đến năm 209 TCN.

Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng chết. Nước Tần sinh ra loạn, các thế lực tiêu diệt lẫn nhau. Hoạn quan Triệu Cao mưu toan diệt hết con cháu Tần Thủy Hoàng. Ở phương Nam, Triệu Đà nhân nhà Tần loạn, đã tập hợp các tộc Việt (Bách Việt) đứng lên giành độc lập, làm chủ một vùng rộng lớn phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Ngô Châu trở thành biên giới giữa nước Nam Việt của Triệu Đà và nước Âu Lạc, từ năm 209 TCN đến năm 207 TCN.

Năm 207 TCN, Triệu Vũ Đế tấn công đánh Thục Phán (An Dương Vương). Quân Nam Việt đóng trên núi Trâu Sơn, thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, bao vây thành Ốc Cổ Loa. Thục Phán phải bỏ thành Cổ Loa chạy ra biển, cùng đường, tự sát. Nước Âu Lạc được sáp nhập vào Nam Việt. Ngô Châu trở thành địa giới của ba quận Nam Hải, Giao Chỉ và Thương Ngô của nước Nam Việt.

Năm 211 TCN, đời chắt của Triệu Vũ Đế, nhà Hán thôn tính nước Nam Việt, chia thành chín quận. Riêng quận Giao Chỉ, bị chia cắt thành 5 quận là Giao Chỉ, Thương Ngô, Hợp Phố, Châu Nhai và Đàm Nhĩ, thuộc nhà Hán. Ngô Châu là ranh giới 4 quận của Giao Châu, gồm Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, và Nam Hải, kể từ năm 221 TCN đến năm 226, khi Sĩ Nhiếp chết. Cái chết của Sĩ Nhiếp, dẫn đến sự thao túng của Tôn Quyền thời Tam Quốc, làm lịch sử biến thiên dữ dội.

Niên hiệu Hoàng Vũ thứ 5, nhà Ngô (Tôn Quyền) phân bốn quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm và Cao Lương của Giao Châu lập thành Quảng Châu. Nhưng chả bao lâu sau lại trở về như cũ. Năm Vĩnh An thứ 6 (263), lại chia Giao Châu, đặt Quảng Châu, chia Hợp Phố lập Bắc quận. Từ đó, Ngô Châu trở thành biên giới giữa Giao Châu và Quảng Châu qua nhiều đời cả thời Bắc thuộc.

Năm 905, Khúc Thừa Dụ khôi phục nền độc lập, Ngô Châu là biên giới giữa nước ta và nhà Nam Hán. Theo sách TÂN NGŨ ĐẠI SỬ, năm cuối cùng thời Nam Hán, vua Trung Tông (943-958) nước Nam Hán đánh chiếm được Dung Châu (ở sát phía nam Ngô Châu, nay là huyện Dung thuộc địa hạt thị Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây), từ đó, Ngô Châu thuộc về Trung Quốc.