Đảm bảo chất lượng dinh dưỡng hàng đầu trong nông sản thực phẩm Việt Nam.

Ngọc Ánh

Ngày 10/5, Hội thảo góp ý cơ sở dữ liệu thành phần dinh dưỡng của 100 nông sản thực phẩm tại Việt Nam được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tại Trung tâm Hội Phụ nữ Việt Nam. Những kết quả sau buổi góp ý có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu về dinh dưỡng cũng như đảm bảo cung cấp thông tin chất lượng tới người dân, thay đổi khẩu phần ăn, giảm thiểu bệnh tật.

091d941e443fe561bc2e-1715437187.jpg
Toàn cảnh hội thảo

Sáng ngày 10/5/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức “Hội thảo góp ý Cơ sở dữ liệu thành phần dinh dưỡng của 100 nông sản thực phẩm của Việt Nam”.

Tham dự buổi hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, TS. Ngô Thị Kim Cúc, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, TS.Bùi Quang Đãng, Trưởng Ban Khoa học Hợp tác Quốc tế - VAAS, TS Nguyễn Văn Sỹ, Phó Trưởng Khoa hóa thực phẩm, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, Bộ Y Tế, TS Hoàng Xuân Trường, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp và một số đại diện các Viện, Tổ chức FAO tại Việt Nam, Khoa Tư vấn chính sách của Viện Chính sách Chiến lược, đại diện Nhà hàng Quả Trám, cùng các tổ chức trong nước và quốc tế khác tham dự. 

788fcf8f1faebef0e7bf-1715437187.jpg
PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam khẳng định vai trò rất quan trọng của dự án

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án: “Xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần nông sản thực phẩm của Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cục Quản lý Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (Mạng lưới Sáng kiến Hợp tác Nông nghiệp và Lương thực Châu Á (AFACI). Tại hội thảo, PGS.TS Đào Thế Anh, Phó giám đốc của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đã chia sẻ về mối quan hệ hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của Viện KHNN Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Chính phủ Hàn Quốc trong triển khai các dự án nông nghiệp. Dự án này đã được Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong 03 năm với tổng kinh phí 90.000 USD, với hy vọng cung cấp một bộ dữ liệu quốc gia tốt hơn về thành phần nông sản thực phẩm. Mục tiêu của dự án là cung cấp cơ sở dữ liệu để hỗ trợ quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đặc biệt là trong việc bảo đảm an toàn và cân đối dinh dưỡng cho hệ thống thực phẩm.

Về quá trình thành lập dự án, TS.Bùi Quang Đãng, Trưởng Ban Khoa học Hợp tác Quốc tế - VAAS thông tin thêm, dự án được tài trợ bởi Mạng lưới Sáng kiến Hợp tác Nông nghiệp và Lương thực Châu AFACI. Trong thời gian đầu, mạng lưới chỉ có vài quốc gia tham dự, sau nhiều năm hoạt động,  việc nghiên cứu và minh bạch về dinh dưỡng là xu hướng toàn cầu, vì vậy việc hỗ trợ cho dự án trong quá trình hợp tác với lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam là rất cần thiết.

5dde6311b230136e4a21-1715437504.jpg
 TS.Bùi Quang Đãng, Trưởng Ban Khoa học Hợp tác Quốc tế - VAAS phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Hoàng Xuân Trường, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp, đồng thời là đơn vị chủ dự án, giới thiệu dự án thuộc cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Viện dinh dưỡng Quốc Gia của Bộ Y Tế thực hiện. Mục tiêu chung là xây dựng cơ sở dữ liệu cho thực phẩm nông sản Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển, đảm bảo anh toàn thực phẩm, an ninh lương thực và đáp ứng của yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. 

Tại Hội thảo, sau khi nghe trình bày về dự án và khái quát kết quả phân tích trong 2 cuốn sổ tay " Sổ tay hướng dẫn phương pháp phân tích" và "Sổ tay hướng dẫn sủ dụng cơ sở dữ liệu", các chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu đã tập trung thảo luận góp ý những nội dung liên quan đến các góc cạnh của Dự án. Một số góp ý nổi bật như cần bổ sung thêm mục đối tượng sử dụng, cụ thể hóa tên và nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm để đảm bảo tất cả mọi đối tượng đều có thể tiếp cận kết quả nghiên cứu một cách dễ hiểu và hiệu quả cao. Đáng chú ý, theo PGS.TS Đào Thế Anh, hệ thống cơ sở dữ liệu này  cần bổ sung thêm các chỉ tiêu về tinh bột và gluten và cách bảo quản thực phẩm trong mỗi sản phẩm để đảm mọi đối tượng đều sử dụng được, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm thiểu bệnh tật. 

Những kết quả của việc nghiên cứu dinh dưỡng trong 100 nông sản thực phẩm tại Việt Nam không chỉ có đóng góp to lớn trong đảm bảo dinh dưỡng cho người Việt mà còn thúc đẩy thương mại và thương hiệu nông sản ngày càng phát triển. Chị Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc Nhà hàng Quả Trám, một người có kinh nghiệm thưởng thức thực phẩm của nhiều quốc gia, chia sẻ rằng những nghiên cứu về dinh dưỡng kết hợp với công tác truyền thông sáng tạo sẽ giúp khai thác được tiềm năng nông sản Việt Nam, thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

938e309760b7c1e998a6-1715437188.jpg
2ce03bef2ccf8d91d4de-1715437187.jpg
bb16f6a6278786d9df96-1715437187.jpg
ae8e468c96ad37f36ebc-1715437187.jpg
80949b944bb5eaebb3a4-1715437187.jpg
e12db12c610dc053991c-1715437183.jpg
60b9ba06ad260c785537-1715437187.jpg
8c9cb4906fb0ceee97a1-1715437186.jpg
a0a3dba20b83aaddf392-1715437504.jpg
367a6e64be451f1b4654-1715437504.jpg
1b45a5597578d4268d69-1715437504.jpg