Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên đã tổ chức hội nghị học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết đến cán bộ chủ chốt tỉnh và các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; xây dựng Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương, đơn vị cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết vào các chương trình, đề ánh phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, sau 5 năm năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hưng Yên đã thu được những kết quả tích cực.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là xây dựng con người Hưng Yên phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững được cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện, gắn với với việc triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh. Công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng, trong đó coi trọng giảng dạy và học tập đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục pháp luật... Cùng đó, công tác gia đình trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều mô hình, cách làm mới, nội dung phong phú, hiệu quả. Phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là trong cán bộ, đảng viên, công chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên.
Chùa Chuông (thành phố Hưng Yên) Ảnh tư liệu
Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh được triển khai thực hiện thông qua các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”; “Xây dựng cơ quan văn hóa”; “Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước”...Năm 2018, toàn tỉnh có 355.205/390.336 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt 91%; 749/851 làng, khu phố văn hóa, đạt 88%; 661 gia đình cấp tỉnh, trên 4.500 cấp huyện, trên 6.400 cấp xã được công nhận “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”; 62 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được UBND tỉnh công nhận lại danh hiệu Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 05 năm (2014-2018)... Việc xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội được chú trọng. Đến nay, 100% thôn, làng và các khu dân cư xây dựng nghĩa trang nhân dân đồng bộ; số đám tang áp dụng hình thức điện táng, hỏa táng ngày một tăng; 100% các làng, khu phố văn hoá xây dựng hương ước, quy ước trong đó có nội dung về nếp sống văn hoá. Hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp. Đến nay, toàn tỉnh có 100 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn độc lập (chiếm 62,1%), 61 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn kiêm hội trường Đảng ủy, HĐND, UBND xã (chiếm 37,9%); 672 nhà văn hoá thôn, khu phố độc lập (chiếm 78,9%), 179 nhà văn hoá sinh hoạt chung với các thiết chế khác (chiếm 21,1%). Công tác phát triển và tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng được đẩy mạnh.
Việc xây dựng văn hóa trong chính trị được triển khai gắn với thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ cấp ủy quản lý; đưa nội dung xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và phân loại chất lượng tổ chức đảng hằng năm. Việc xây dựng văn hóa trong kinh tế được đẩy mạnh, nhất là việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế.
Đền Mẫu (thành phố Hưng Yên) Ảnh tư liệu
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Đã hoàn thành việc kiểm kê hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh với 1.802 di tích các loại. Công tác sưu tầm nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các giá trị văn hóa trong tín ngưỡng dân gian được đẩy mạnh. Đã hoàn thành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên toàn tỉnh; lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu để nghiên cứu lưu trữ lâu dài như: Lễ hội Đa Hòa - Dạ Trạch, Lễ hội đền Đậu An, Lễ hội đình Quan Xuyên, Lễ hội cầu mưa chùa Thái Lạc, Làng nghề hương xạ Cao Thôn, đúc đồng Lộng Thượng, chạm bạc Huệ Lai… Tỉnh có 19 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Ca trù, Trống quân, Hát chèo, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng. Tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghiên cứu về Hưng Yên. Công tác phát triển công nghiệp văn hóa bước đầu được đầu tư, nhất là việc đầu tư cho phát triển những sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch, dịch vụ.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vẫn còn những hạn chế: một số cấp ủy, chính quyền chưa đánh giá đúng về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội; cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có nhiều khu vui chơi giải trí công cộng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, công nhân lao động, trẻ em; công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao; các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều; công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh có tiến bộ bước đầu nhưng chưa rộng khắp; công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa chưa phát triển, quy mô còn nhỏ, lẻ; đội ngũ làm công tác văn hóa và công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật còn yếu và thiếu. Cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa khuyến khích được cho những người làm công tác văn hóa, nhất là văn nghệ sỹ.
Làng hoa Xuân Quan (Văn Giang - Hưng Yên) trên đường hội nhập và phát triển
Đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết, triển khai thực hiện lồng ghép trong các nhiệm vụ. Công tác tuyên truyền được các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện, tuyên truyền về Nghị quyết 33-NQ/TW với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò quan trọng, cấp bách của việc xây dựng văn hoá và con người trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là xây dựng con người Hưng Yên phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững được cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với việc triển khai thực hiện tốt các mặt công tác như: phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, dân số - gia đình, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, công tác giảm nghèo bền vững, phòng chống các tệ nạn xã hội…Chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Qua đó, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các tổ chức cơ sở Đảng đẩy mạnh thực hiện với nhiều cách làm mới, mô hình thiết thực, hiệu quả. Cùng với đó, công tác gia đình trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện với nhiều mô hình, cách làm mới, nội dung phong phú, hiệu quả. Nhiều địa phương đã quan tâm bố trí nguồn kinh phí, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình để triển khai thực hiện tốt công tác gia đình ở cơ sở. Phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là trong cán bộ, đảng viên, công chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên. Công tác giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng, trong đó coi trọng giảng dạy và học tập đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục pháp luật...
Đô thị Hưng Yên ngày càng khang trang
Việc quy hoạch xây dựng nghĩa trang được cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả. Đến nay, 100% thôn, làng và các khu dân cư xây dựng nghĩa trang nhân dân đồng bộ; số đám tang áp dụng hình thức điện táng, hỏa táng ngày một tăng; 100% các làng, khu phố văn hoá xây dựng hương ước, quy ước trong đó có nội dung về nếp sống văn hoá. Hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp. Đến nay, toàn tỉnh có 100 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn độc lập, chiếm 62,1% và 61 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn kiêm hội trường Đảng ủy, HĐND, UBND xã (chiếm 37,9%) ; 672 nhà văn hoá thôn, khu phố độc lập, chiếm 78,9% và 179 nhà văn hoá sinh hoạt chung với các thiết chế khác, chiếm 21,1%. Các giá trị văn hóa trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng được phát huy. Dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng. Công tác phát triển và tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng được các ngành chức năng đẩy mạnh thực hiện.
Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được xác định là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được triển khai gắn liền với việc thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị đưa nội dung xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại việc hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Việc xây dựng văn hóa trong kinh tế được các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện, nhất là việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế.
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các địa phương hoàn thành việc kiểm kê hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh với 1.802 di tích các loại. Đẩy mạnh việc sưu tầm nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các giá trị văn hóa trong tín ngưỡng dân gian. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch và hoàn thành kiểm kê di sản văn hóa trên toàn tỉnh; lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu để nghiên cứu lưu trữ lâu dài như: Lễ hội Đa Hòa - Dạ Trạch, Lễ hội đền Đậu An, Lễ hội đình Quan Xuyên, Lễ hội cầu mưa chùa Thái Lạc, Làng nghề hương xạ Cao Thôn, đúc đồng Lộng Thượng, chạm bạc Huệ Lai… Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Ca trù, Trống quân, Hát chèo, Nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng cho 19 nghệ nhân của tỉnh.
Về phát triển công nghiệp văn hoá đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá bước đầu được đầu tư, nhất là việc đầu tư cho phát triển những sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch, dịch vụ. Đã hình thành các đơn vị, công ty tổ chức sự kiện, quảng cáo, mỹ thuật, nhiếp ảnh, thủ công mỹ nghệ…; quảng bá hình ảnh đất và người Hưng Yên với những sản phẩm, thương hiệu đặc trưng riêng biệt, hấp dẫn ra các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, UBND tỉnh đã có cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại, hỗ trợ triển lãm nghệ thuật và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa nhằm quảng bá du lịch, những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh ra tỉnh bạn và thế giới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và tỉnh; tổ chức ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch các tỉnh… Năm 2018 toàn tỉnh đón trên 9 trăm nghìn lượt, trong đó trên 20 nghìn lượt khách quốc tế.
Ngoài những kết quả đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Việc triển khai thực hiện Nghị quyết, Chương trình hành động ở một số nơi có lúc chưa thường xuyên, kịp thời, chưa tích cực trong công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát đặc biệt là ở cơ sở. Cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có nhiều khu vui chơi giải trí công cộng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, công nhân lao động, trẻ em; công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao; các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều; công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh có tiến bộ bước đầu nhưng chưa rộng khắp; công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa chưa phát triển, quy mô còn nhỏ, lẻ; đội ngũ làm công tác văn hóa và công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật còn yếu và thiếu. Cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa khuyến khích được cho những người làm công tác văn hóa, nhất là văn nghệ sỹ.
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và phát triển văn hóa con người Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, các cấp ủy, chính quyền cần triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính, sau: Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, Chương trình hành động 34-CTr/TU của Tỉnh ủy; tiếp tục đưa các mục tiêu xây dựng, phát triển văn hóa, con người vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về văn hóa; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; quan tâm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, người lao động có phẩm chất đạo đức, có ý thức, trách nhiệm, tôn trọng kỷ cương, tận tụy vì nhân dân, vì Tổ quốc.
Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích việc thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật, quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ những người làm công tác văn hóa, văn học nghệ thuật; đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho lĩnh vực văn hóa tương xứng với mức tăng trưởng kinh tế. Huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, sử dụng hiệu quả và minh bạch các nguồn vốn trong đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh và cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; hoàn thiện các quy định để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch.
Đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho lĩnh vực văn hóa tương xứng với mức tăng trưởng kinh tế. Huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, sử dụng hiệu quả và minh bạch các nguồn vốn trong đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh và cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch.
Với vai trò tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, tham mưu UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên còn bày tỏ mong muốn Trung ương có chính sách bố trí nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp; tu bổ, tôn tạo các di sản văn hóa có giá trị; có chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ huyện đến cơ sở…để từ đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam ngày càng hội nhập và vươn xa.
Lê Phương