KẾT NỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHO 3 HTX TRỒNG DÂU NUÔI TẰM TẠI VĂN CHẤN, YÊN BÁI

Trồng dâu nuôi tằm là một nghề không còn xa lạ với bà con ở tỉnh Yên Bái, một số huyện đã có nhiều năm kinh nghiêm như Trấn Yên, Văn Chấn, tỉnh cũng xác định trồng nghề dâu nuôi tằm là một hướng phát triển kinh tế cho hộ gia đình, chuyển đổi những vùng đất thấp, khu vực sản xuất không mang lại hiệu quả kinh tế cao sang trồng dâu nuôi tằm.

z3057705884425-e26823dadae0cac97a76e9f5e226f4c6-1640585643.jpg
 

Để phát huy thế mạnh của địa phương, trong 2 năm qua dự án: Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình các làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái do Tổng cục phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) thông qua dự án KOPIA tài trợ cùng với nguồn ngân sách đối ứng của Chính phủ Việt Nam đã có những can thiệp về kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm, quản lý dịch bệnh, hỗ trợ tằm giống, nhà ươm tằm con… Về tổ chức sản xuất và kết nối thị trường đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp kết hợp với Trung tâm Dâu tằm tơ Trung Ương, Phòng NN và PTNT huyên Văn Chấn thực hiện, cụ thể đã hỗ trợ thành lập được 3 HTX, 01 Tổ hợp tác cho trên 30 hộ dân trực tiếp tham gia. Trong năm 2021, sản phẩm kén tằm của 3 HTX và THT chủ yếu bán cho thương lái tại địa phương, giá không được ổn định, đặc biệt vào những thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid 19. Để giải quyết những khó khăn về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm kén tằm và các sản phẩm phụ từ nuôi tằm của các HTX.

z3057705884792-b5e6437ffe31bc32ccdde5b060e50ada-1640585673.jpg
 

Sáng ngày 24/12/2021, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp đã tổ chức kết nối doanh nghiệp chuyên tiêu thụ sản phẩm kén tằm và sản phẩm phụ từ trồng dâu, nuôi tằm cho 3 HTX tại Văn Chấn. Về dự sự kiện có Bà Lê Ngọc Lan cán bộ phụ trách dự án thuộc Ban KH và HTQT của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, TS.Hoàng Xuân Trường – PGĐ Trung tâm NC và PT Hệ thống nông nghiệp và Bà Lương Thanh Hạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX dệt đũi Nam Cao đồng thời là sáng lập và điều hành hệ thống thương hiệu Hanhsilk, ông Vũ Hùng Lương, đại diện cho Phòng NN và PTNT huyện Văn Chấn, đại diện UBND, hội phụ nữ, 3 HTX dâu tằm Sơn Thinh, HTX dâu tằm Đồng Khê và HTX Môi trường xanh Chấn Thịnh cùng tham dự. Tại buổi làm việc, các HTX dâu tằm tại Văn Chấn đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn, hiện trạng sản xuất, thị trường và tính mong muốn cao được hợp tác với HTX Dệt Đũi Nam Cao (Hanhsilk) trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Đại diện HTX Dệt Đũi Nam Cao bà Lương Thanh Hạnh đã nêu ra các loại sản phẩm từ trồng dâu, nuôi tằm như: kén tằm các loại, phân tằm, quả dâu… Hanhsilk đồng ý hỗ trợ các HTX trong việc nâng cao kỹ thuật trồng dâu, cung ứng giống tằm chất lượng, kỹ thuật chăm sóc tằm từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến tới ký kết hợp tác bao tiêu sản phẩm đạt yêu cầu số lượng và chất lượng theo đơn đặt hàng. Các sản phẩm phụ từ nuôi tằm như phân tằm, quả dâu cũng sẽ được bao tiêu nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho người dân. Việc hợp tác giữa các HTX dâu tằm và HTX Dệt Đũi Nam Cao có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững chuỗi giá trị dâu tằm tơ tại Văn Chấn, Yên Bái.

z3057705893371-adda2d2a97279cebe0cf912c3a1f72fa-1640585560.jpg

Chị Lương Thanh Hạnh trao đổi với các HTX                               

z3057705898861-7ea10ac188edb81133c99b18114cbad6-1640585595.jpg

Các hộ sản xuất đang quan sát sản phẩm kén tằm từ HTX Dệt Đũi Nam Cao Thái Bình.

Theo bà Hạnh thì Hanhsilk không dừng lại ở việc bao tiêu sản phẩm, trong thời gian tới hệ thống của bà sẽ tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm kén bằng cách xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm kén tằm của huyện Văn Chấn thông qua những hoạt động cụ thể như tập huấn nâng cao năng lực cho các HTX, truyền thông, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, hệ thống truy suất nguồn gốc nhằm cung cấp nhiều thông tin hơn nữa cho người tiêu dùng và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của chuỗi giá trị tiềm năng này.

Trọng Tấn