Nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh sinh năm 1961 tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, tốt nghiệp Đại học KTQD Hà Nội năm 1984, về công tác tại phòng Tài chính Kinh tế, tỉnh Hà Sơn Bình. Sau khi về chế độ theo nghị định 76, ông học làm gốm và sau đó tự nghiên cứu chế tạo đá mài kính và các công cụ gia công bề mặt kính. Năm 1990 thành lập cơ sở gương kính COBA, đến năm 2003 thành lập công ty TNHH Coba và năm 2011 đến nay ông thành lập Công ty cổ phần kính nghệ thuật Coba (COBAARTGLASS).
Là người đam mê công nghệ, từ nhỏ ông Vinh tự lập phòng thí nghiệm nghiên cứu các công nghệ phân kim, nhuộm mạ kim loại, công nghệ silicats, gốm, sứ, thủy tinh bởi vậy ông Vinh đã lập xưởng chế tác kính xây dựng với hàng chục công nghệ gia công kính như cắt, khoan, khoét, Mài, phun cát, gluchip, hóa ăn mòn hóa mờ, uốn, dán kính nhiều lớp, điêu khắc, vẽ màu ceramic, ... Năm 2008, ông Vinh hoàn thiện công nghệ chế tác tranh kính và đăng ký bản quyền công nghệ, năm 2011 được Cục sở hữu trí tuệ của Bộ KHNN VN cấp bằng độc quyền sáng chế. Năm 2021, ông Vinh tham dự cuộc thi sáng chế Quốc tế tại cộng hòa liên Bang Nga và ông được huy chương vàng Archimede trở thành nhà sáng chế quốc tế.
Là người có năng khiếu hội họa bẩm sinh từ nhỏ ông đã đam mê vẽ để kiếm tiền và rèn luyện tay nghề, nhờ vậy các tác phẩm do ông tạo ra không chỉ độc đáo về công nghệ mà còn mang tính mỹ thuật thẩm mỹ cao. Tranh ông sáng tác thường hướng đến các Văn hóa lịch sử, nét đẹp dân gian, các vị anh hùng dân tộc, các danh lam thắng cảnh quê hương ... như Lạc long quân chiến giao long, Vua Hùng Vương dựng nước, Lý Công Uẩn rời đô, Rồng Nhà Lý ,Về nguồn, thạp đồng đào thịnh, trống đồng Ngọc lũng ...áo dài, Hát xẩm .... nhiều tác phẩm được đưa vào bảo tàng, di tích đình, chùa,... Đặc biệt ông Vinh đã cùng các đệ tử chế tác hàng ngàn m2 tranh công giáo trên tám chục nhà thờ. Đó đều là tác phẩm để đời, siêu bền cùng thời gian. Điều đó khẳng định vị thế, vai trò kính nghệ thuật của ông Vinh thay thế các chất liệu kính nhập ngoại với giá thành rẻ gấp 10 lần.
Từ cơ sở gương kính nhỏ bé tại 173C Quang Trung, Hà Đông có vài người, ông Vinh không quản công lao sức lực đào tạo hàng chục lớp thợ có đến gần 200 người. Nhưng sự ra đời của một nghề mới vô cùng gian nan, đã có đến ba bốn lần phá sản, ông Vinh phải làm lại từ đầu. Trong số đó cũng có hơn chục người gắn bó sinh tử với nghề, nay họ đều trở thành nghệ nhân quốc gia và nghệ nhân thành phố Hà Nội. Trong số đó có nghệ nhân trân truyền là Bùi Thị Hải Hà (Hà coba) được trao các bí quyết nghề nghiệp để gìn giữ và phát triển nghề. Với tài năng sáng tạo và chăm chỉ, Hà coba xứng đáng là nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực này.
Ngày nay nghề tranh kính Vinhcoba ( điêu khắc kính nghệ thuật ) ở mức phổ thông đã lan rộng trong toàn quốc, tỉnh, thành phố nào cũng đều có cơ sở chế tách kính điêu khắc, việc tự sản xuất tranh kính với công nghệ phun cát của Vinhcoba tạo ra sản phẩm đẹp, giá thành hợp lý, nhờ vậy mà hàng tranh kính Trung quốc khó có thể cạnh tranh, tạo hàng ngàn việc làm cho người Việt Nam, mặt khác có tác dụng duy trì, bảo tồn văn hóa Việt không bị ảnh hưởng văn hóa nước ngoài.
Nghệ nhân Vinh đã sáng tạo tra nhiều phân khúc kính nghệ thuật. Trong đó, ông còn lắm giữ phân khúc cao cấp, sản xuất kính nghệ thuật điêu khắc siêu bền Gluba. Đây là dòng sản phẩm cao cấp, độc đáo có độ bền trường tồn, bề ngoài có vẻ đẹp như tranh thủy tinh màu Stainedglass hay lộng lẫy như tranh Tiffany nhưng là tranh kính điêu khắc cường lực màu men ceramic nung chảy ở 700 độ C. Để có loại tranh này phải trải qua 11 công đoạn gia công với đủ các công nghệ gia công bề mặt kính trên thế giới. Nhờ đó tác phẩm nghệ thuật trên kính được tạo ra có độ bền vững ổn định chịu va đập mạnh, chịu nhiệt độ cao, chịu môi trường khắc nghiệt, hạn chế các tia hại cho không gian sử dụng là một loại tranh thấu quang tạo ra không gian nội ngoại thất lung linh huyền ảo đứng đầu trong các vật liệu xây dựng.
Năm 2023, Hiệp hội Liên Hiệp UNESCO VN đã cấp bằng bảo trợ “Nghề kính nghệ thuật vinhcoba" và “nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh là người có công lớn trong việc nghiên cứu sáng tạo và phát triển Nghề kính nghệ thuật Vinhcoba". Ngày 9/6/2023, Nhà ngoại giao, chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO VN ông Nguyễn Xuân Thắng đã trao hai bằng bảo trợ trên cho Nghệ nhân ưu tú, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Kính nghệ thuật COBA ( COBAARTGLASS ) ông Phạm Hồng Vinh. Lễ trao bằng trước sự chứng kiến của nhà sử học Lê Văn Lan và nhiều quan chức chính quyền địa phương, các đại diện các Hiệp hội LĐSTVN, CLB nghệ nhân Hà Nội, Hiệp Hội làng Nghề Việt Nam. Tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Thắng đánh giá cao sản phẩm kính nghệ thuật Vinh Coba có vai trò lớn đối với ngành xây dựng Việt Nam thời kỳ phát triển hiện đại và đánh giá rất cao năng lực đóng góp công sức lao động sáng tạo của nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh.... Sau công bố và cấp bằng bảo trợ, Nhà Sử học Lê Văn Lan cũng có bài phát biểu rất ấn tượng. Ông Lan cũng chỉ ra định hướng phát triển mở rộng nhân điển hình nhiều cơ sở kính nghệ thuật như Vinhcoba nhà nước và các cấp chính quyền cần chung tay giúp sức cho các nghệ nhân có điều kiện tốt hơn để duy trì tốc độ phát triển nghề, tạo ra nhiều của cải cho xã hội với chất lượng tốt hơn và hạ giá thành. Trong buổi lễ, Phó chủ tịch HHLDST VN cũng đánh giá rất cao sáng tạo nghề mới của nghệ nhân Phạm Hồng Vinh và sãn sàng góp sức lực cùng với ông Vinh thương mại hóa sáng chế và phát triển mở rộng nghề.
Với tên tuổi và uy tín của nghề kính nghệ thuật Vinhcoba đã trở thành nghề mới trên đất ngàn năm. Các nghệ nhân Coba có sứ mệnh bảo tồn và phát huy văn hóa nghề. Chúng ta tự hào có nghề mới mang văn hóa Việt rất sâu sắc từ nguồn vật tư như cát, thủy tinh và sự khéo léo tỉ mỉ đã tạo lên vô số các bức tranh, các tác phẩm nghệ thuật có giá trị kinh tế cao, đáp ứng được cho nhu cầu xây dựng trong nước. Kính nghệ thuật Vinh Coba đã trở thành vật liệu nghệ thuật cho ngành kiến trúc và xây dựng. Hàng ngàn mét vuông tranh hiện hữu trên các công trình bảo tàng, khu di tích, đình chùa, nhà thờ, lâu đài là nét văn hóa vật thể đương đại của nghề kính nghệ thuật VinhCoba. Nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh, người có công sáng lập nghề, đào tạo được một đội ngũ kế cận đông đảo có năng lực, tay nghề cao. Người lắm giữ những bí quyết đặc biệt truyền lại muôn đời cho con cháu. Một nghề mới, trẻ tràn đầy năng động, ổn định phát triển cũng là một nét văn hóa phi vật thể đương đại mà chúng ta cần bảo tồn và phát huy. Mỗi người trong chúng ta đều mang dòng máu dân tộc Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, lớn mạnh rất cần sự nỗ lực phát triển nghề, chúng ta tự tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất để không chỉ thay thế hàng ngoại mà còn cần thiết tạo ra hàng hóa để xuất khẩu. Kính nghệ thuật VinhCoba cho ra sản phẩm mới không chỉ trong nước mà nhiều nước trên thế giới rất cần có. Chúng ta phát huy tinh thần làm chủ công nghệ sáng tạo đổi mới dây truyền sản xuất tiên tiến cho ra nhiều sản phầm mang văn hóa Việt đến các công trình trong nước và quốc tế, xứng đáng với một Việt Nam hùng cường và phát triển.