PV: Trước hết xin anh chia sẻ một vài cảm nhận về hoa lan Phi Điệp?
Nghệ nhân Trần Quang Duy: Trồng, chăm sóc và thưởng thức các loại hoa phong lan từ lâu đã là một thú vui tao nhã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Phong lan là loài hoa có vẻ đẹp đầy tinh tế đem lại cho người chơi cảm giác nhẹ nhàng. Hoa lan chính là Vương giả Chi hoa. Không như các loài hoa khác, có loài hoa tượng trưng cho tình bạn, cho tình yêu, cho sự trong trắng tinh khiết, cho sự ủy mị, ngọt ngào,…Nhưng phong lan tương trưng cho phẩm giá và hoàng gia, chính là vua của các loài hoa.
Trong nhiều dòng lan quý, dòng đột biến được đông đảo người chơi yêu thích và mong muốn sở hữu. Một trong những loại lan tiêu biểu được cộng đồng yêu thích đó là dòng lan phi điệp. Lan phi điệp có tên khoa học là Dendrobium Anosmum, mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới. Đây là loại hoa có vẻ đẹp hài hòa và tinh tế. Có nhiều loại lan phi điệp đột biến gen quý hiếm như: 5 cánh trắng Hòa Bình, 5 cánh trắng bướm đại ngàn, 5 cánh trắng kim, 5 cánh trắng Củ Chi,…
PV: Vậy xin anh giải thích rõ hơn về một số khái niệm Var, alba, semi alba mà người chơi lan phi điệp hay dùng?
Nghệ nhân Trần Quang Duy: Trên các diễn đàn về Phong lan thi thoảng sẽ gặp những từ hay cụm từ: Var, var alba, var semi alba…Đây là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại một điểm nào đó trên phân tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nucleotide trong gen. Đột biến trên cây Phong lan xuất hiện ở cả Lá, hoa và rễ. Nhưng người chơi thường chỉ chú ý đến màu sắc của hoa (trắng tuyền, 5 cánh trắng…) hoặc lá (lá kẻ, lá biên …).
– Var: Viết tắt của từ “variation”- đột biến.
– Alba: Mức độ 100% trắng thì là “alba”. (Phi điệp trắng Thực Hà, trắng Hà Đông…)
– Semi alba: Mức độ đột biến khoảng 50% thì dùng “semi alba”. 5 cánh trắng (5ct Phú thọ, HO, Hải Dương…)
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý thêm rằng, với những biến đổi không ổn định sau tối thiểu 3 năm thì được coi là thường biến hay gặp ở những cây lá kẻ, lá biên.
Nghệ nhân Trần Quang Duy đã truyền tình yêu hoa lan cho những người con yêu quý của mình
PV: Anh có thể chia sẻ một vài thông tin về cách chăm sóc hoa lan Phi điệp...?
Nghệ nhân Trần Quang Duy: Về chăm sóc phong lan cần chú ý các điều kiện:Cách tưới nước; Ánh sáng; Nhiệt độ; Đổ ẩm; Độ thoáng gió; Bón phân. Cụ thể:
Cách tưới nước: Vào mùa hè, lan phát triển manh cho nên tưới 2 đến 4 lần/ tuần. Vào mùa thu, bạn quan sát thấy cây tăng trưởng chậm thì tưới nước ít lại, giảm mức độ tưới xuống 1 lần/tuần để cây không thiếu nước và teo lại. Mùa đông là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, hãy ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.
Ánh sáng: Lan phi điệp cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời, nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng. Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.
Nhiệt độ: Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 40-80°F hay 8-25°C. Tuy nhiên, lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 38°C và có thể chịu lạnh tới 38°F hay 3.3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới 50°F hay 15.6°C trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó lòng ra nụ.
Đổ ẩm: Lan phi điệp mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi.
Nghệ nhân Trần Quang Duy tâm sự hoa lan cho anh những tình bạn khắp Nam Bắc
Độ thoáng gió: Cây cũng không mọc mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.Có ba nguyên tắc cần tuân thủ: gió mà không gió; nắng mà không nắng; nước mà không nước? Đại loại là giữ sao cho kiểu khí hậu của vườn ở mức cân bằng và gần giống với khí hậu vùng xuất xứ của lan.
Bón phân: Lan phi điệp không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen. Bạn nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9, từ tháng 9 - 11 bón với phân 10-30-10. Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân. Nếu bạn tiếp tục bón hoặc phân bón có nhiều chất Nitrogen quá, cây sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra nụ.
Nghệ nhân Trần Quang Duy (bên phải) luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng hoa lan vời mọi người
Hoa lan giúp gia đình của Nghệ nhân Trần Quang Duy hạnh phúc hơn
Phòng bệnh: Phun phòng bằng nước vôi trong. Một cục to bằng ngón tay cái cho vào 1,5L, vôi tôi xong chờ nước trong thì lấy phần nước trong phun vào giá thể. Phun 2 lần/tháng, có thể phun phòng bệnh bằng starner(chuyên cho thân thòng), rẻ hơn thì ridomil gold (50k/bịch)
Phun nước vôi trong làm cho cây cứng cáp và không bị thối vì vôi có canxi. Đồng thời, vôi có khả năng diệt khuẩn nên phòng rất tốt, ridolmild gold thì phòng nấm chống thối nhũn, starner thì chuyên diệt khuẩn, starner không hại cho thân thòng. Khi bạn nhận thấy lan phi điệp có dấu hiệu bệnh thì bạn cần mua ngay thuốc chữa bệnh cho lan ở các nơi bán uy tín. Sau đó, phun thuốc cho phong lan kịp thời.
PV: Xin cảm ơn anh!