Nhà thư pháp Lê Thiên Lý khắc họa chân dung Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris bằng lối thư pháp Nhân diện thư

Nhân chuyển thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Việt Nam từ ngày 24 - 26/8/2021, là một công dân Việt Nam với tấm lòng trân trọng vị nữ Phó Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, nhà Thư pháp Lê Thiên Lý đã khắc họa chân dung bà Kamala Harris bằng lối thư pháp Nhân diện thư.

240081224-3085493321717130-2787956220862605115-n-1629949625.jpgChân dung Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris bằng lối thư pháp Nhân diện thư
pttm1-1629950052.jpgPhó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

Chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khá đặc biệt. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của nhân vật quyền lực số hai của nước Mỹ. Trong châu Á - Thái Bình Dương, bà chọn Đông Nam Á; trong Đông Nam Á, chỉ chọn 2 nước Singapore và Việt Nam. Rõ ràng trong thông điệp chung của Mỹ về sự gắn bó với Ấn Độ - Thái Bình Dương, họ rất coi trọng Đông Nam Á, nghĩa là ASEAN. Trong ASEAN, Mỹ coi trọng một số đối tác. Ngay cả việc khai trương văn phòng CDC Đông Nam Á tại Việt Nam cũng là cách để kết nối với Việt Nam và khu vực. Hai bên chắc chắn chia sẻ những vấn đề chung của khu vực, trong đó có quan điểm về một khu vực hoà bình, an ninh, thịnh vượng và dựa trên luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng rất ủng hộ và có sự song trùng lợi ích...

Là một công dân Việt Nam, nhà thư pháp Lê Thiên Lý (Hải Phòng) với tấm lòng trân trọng vị nữ Phó Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, nhà Thư pháp Lê Thiên Lý đã khắc họa chân dung bà Kamala Harris  bằng lối thư pháp Nhân diện thư. 

Được biết sau hơn 20 năm gắn bó với nghệ thuật thư pháp Việt, nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã sáng tạo ra hai dòng thư pháp Việt là "Nhân diện thư" và "Vật điểu thư". Với “Nhân diện thư”, mỗi nét chữ là một nét mặt nhân vật và tác phẩm đó được biến thể thành nhân vật. Đặc biệt, chữ viết trên bức thư pháp không chỉ giống người thật ở hình thức mà còn thể hiện được nội tâm, tính cách… của nhân vật. Còn lối viết “Vật điểu thư”, mỗi nét chữ lại mang dáng dấp của một con chim hoặc một bông hoa. Nét mềm mại, uyển chuyển của nghệ thuật thư pháp được cụ thổi vào những con chim, bông hoa sống động và bay bổng như thật.

Hai lối viết thư pháp mới của Nhà thư pháp Lê Thiên Lý sáng tạo ra đã thoát khỏi khuôn mẫu của cách viết thư pháp truyền thống. Sau khi ra đời, lối viết này trở thành hiện tượng của thư pháp đương đại. Sự khác biệt tuyệt vời ở những bức chân dung sống động hay những sinh vật đầy mầu sắc khiến nhiều người say mê, khâm phục.

Hai thể chữ thư pháp mới này đã thực sự thổi một luồng sinh khí sáng tạo mới trong giới thư pháp Việt. Ngoài việc miêu tả nghĩa, loại hình thư pháp mới còn miêu tả thần thái của vật, người. Tên mỗi người phải hiện lên được thần thái của người đó. Tên mỗi loài vật, người ta có thể hình dung vật đó như thế nào. Cụ Lý có biệt tài nhận biết thần thái của mỗi người từ gương mặt, cách nhìn, giọng nói để thể hiện hình dáng mỗi người qua những nét chữ tài hoa.