Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Khi bạn đã đi nhiều cuộc phỏng vấn, bạn sẽ gặp những câu hỏi mà bạn thấy ngờ ngợ rằng mình đã trả lời ở đợt phỏng vấn trước rồi. Thật chất, có những câu hỏi thông thường mà nhà tuyển dụng hay hỏi. Hãy trả lời tốt để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Hãy cho tôi biết về bản thân bạn.
Đó luôn là câu hỏi đầu tiên mà bạn gặp phải. Người phỏng vấn hỏi nó để kiểm tra sự bình tĩnh, kỹ năng giao tiếp và khả năng tạo dựng một mối quan hệ với họ. Chuẩn bị một kịch bản để nói về bản thân, nhưng câu trả lời của bạn không nên kéo dài quá mức. Bạn có thể theo mẫu này:

Điểm yếu của bạn là gì?

Không trực tiếp nói về điểm yếu của bạn. Đảo ngược câu hỏi này nói về những mặt bạn cần cải thiện. Đừng mang tính cách xấu của bạn vào chủ đề này vì bạn không thể thay đổi được. Thiếu sót về mặt kĩ năng có thể là một ví dụ vì bạn có thể cải thiện được. Sau đó cho thấy rằng bạn đang nỗ lực để tiến bộ hơn ở lĩnh vực đó.

Thế mạnh của bạn là gì?
Đây là thời điểm thích hợp để bạn có thể tiếp thị bản thân bằng cách xác định trình độ chuyên môn chính của mình. Nhưng nhớ là phải hướng nó với yêu cầu cụ thể của công ty và vị trí mà bạn đang phỏng vấn. Nếu bạn sử dụng những từ ngữ thông thường mà người khác hay dùng, bạn sẽ chìm nghỉm trước những ứng cử viên khác. Hãy làm bật lên thế mạnh của mình bằng cách kết hợp những điểm tích cực thật sự và yêu cầu của công việc.

3 từ để miêu tả bạn.
Đó là câu hỏi về tính cách của bạn. Đưa cho người phỏng vấn những từ tích cực về bản thân. Bạn có thể nói chung do tại sao bạn nghĩ rằng bạn lại cho rằng như vậy.

Sở thích của bạn là gì?
Thoải mái nói chuyện về những điều bạn muốn làm ngoài công việc. Tốt hơn là nên nhắc về những sở thích lành mạnh như công việc xã hội, thể thao…

Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Người phỏng vấn muốn kiểm tra xem bạn đã dành bao nhiêu thời gian nghiên cứu các công ty về mặt danh tiếng, cấu trúc công ty, sản phẩm / dịch vụ .... Tiến hành nghiên cứu công ty là một trong những bước quan trọng cho sự thành công của một cuộc phỏng vấn. Tất nhiên, người phỏng vấn sẽ hài lòng hơn khi được nghe một câu trả lời đầy đủ thông tin từ bạn. Tương tự như vậy, nếu bạn đang hỏi về vị trí mà công ty đang tuyển dụng, hãy tìm hiểu nó.

Tại sao bạn muốn vị trí này?
Bạn phải biết lý do tại sao bạn muốn công việc và tự tin trả lời câu hỏi. Người phỏng vấn muốn nhìn thấy sự cam kết, niềm đam mê và mong muốn đối với công việc của bạn. Kết hợp với giai điệu giọng nói và ngôn ngữ cơ thể để tạo thêm hiệu quả. Không đề cập đến lý do như "lương cao"...

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Không sử dụng các từ quá chung chung. Chúng không mang nghĩa gì cả. Người phỏng vấn đang kiểm tra mức độ trung thành của bạn với công ty và bạn gắn bó với họ trong bao lâu. Nói với họ rằng công việc phù hợp tốt với kế hoạch nghề nghiệp của bạn, nếu bạn muốn đi học cao hơn, cũng nên thể hiện cam kết của mình với công ty bằng cách nói việc có nhiều tri thức sẽ giúp bạn cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của công ty.

Bạn đối phó với những rắc rối trong công việc như thế nào?
Bạn phải nghĩ rằng các rắc rối nơi công sở là động lực cho con người phát triển vì họ có thể rút ra bài học quí báu sau khi giải quyết chúng thành công. Bạn nên cho họ thấy rằng bạn không giải quyết vấn đề theo cảm xúc mà rất linh hoạt và đặt lợi ích cho tập thể lên trên.

Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Có một luật ở đây rằng:”Ai nhắc đến tiền lương trước thì sẽ thua”. Bạn nên hỏi mức mà công ty đưa ra cho vị trí bạn nộp đơn. Hãy để người phỏng vấn đi đến chủ đề này và cũng là người đầu tiên tự nhắc đến khoảng tiền lương.

Bạn có câu hỏi nào cho tôi không?
Đây là một cơ hội để tìm hiểu thêm về công ty. Nếu bạn nói Không, người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn không quan tâm gì đến công ty. Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi, lắng nghe và hiểu câu trả lời.