Nồng độ bui mịm PM2,5 vấn đề môi trường cần quan tâm trên địa bàn Thủ đô

Vấn đề trên được nêu ra tại Hội thảo trực tuyến chia sẻ kết quả nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 lên sức khỏe cộng đồng tại Thủ đô vừa diễn ra vào ngày 12/8/2021.

Với chủ đề Kiểm soát được nồng độ bụi mịn PM2,5 có thể tăng thêm ít nhất 2 năm tuổi thọ cho người Hà nội, ngày 12 thánh 8 năm 2021, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) đã phối hợp cùng trường Đại học Y tế Cộng đồng (HUPH), trường Đạo học Công nghệ Thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) tổ chức Hội thảo trực tuyến chia sẻ kết quả nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 lên sức khỏe cộng đồng tại Thủ đô năm 2019.

bui-1629125764.jpgÔ nhiễm không khí trên địa bàn Thủ đô là vấn đề đáng quan tâm gần đây

Dữ liệu mới nhất về tác động của ô nhiễm không khí tại Hà Nội cho thấy, bụi mịn PM2,5 trên toàn thành phố đã vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia với nồng độ  trung bình của các quận, huyện và thị xã dao động trong khoảng từ 28,15 µg/m3 đến 39,4 µg/m3, ,

Chia sẻ tại hội thảo, các nhà quản lý đã chỉ ra gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong và phơi nhiễm  liên quan đến bụi mịn PM2,5 là rất đáng kể. Theo đó, số ca tử vong sớm do phơi nhiễm PM2,5 lên tới 2.855 trường hợp, tương đương với 35,5 ca trên 10.000dân, đưa tổng số năm mất đi sự sống của người Hà Nội liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí lên 79.933 năm và kỳ vọng sống do phơi nhiễm với bụi PM2,5 là 908 ngày hay 2,49 năm tuổi,

Với sự gia tăng nhanh chóng nồng độ bụi mịn PM2,5, trung bình hàng năm toàn thành phố có thêm khoảng 1.062 ca nhập viện do bệnh tim mạch và trên 2.969 ca do bệnh về hô hấp, tương đương với 1,2% và 2,4% tổng số ca nhập viện của người Hà Nội thuộc 2 nhóm bệnh này,

Cùng với gánh nặng bệnh tật báo cáo kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nếu nồng độ PM2,5 được kiểm soát theo tiêu chuẩn QCVN2013, giới hạn ở mức 25 µg/m3, , ­Hà Nội sẽ tránh được 2,575 ca tử vong sớm, giảm được 71.613 năm sống bị mất và kỳ vọng sống có thể tăng lên 812 ngày tương đương với 2,22 năm tuổi đời.

Ở mức cao hơn, nếu giữ được nồng độ PM2,5 kiểm soát được trong giới hạn 10 µg/m3 như khuyến cáo của WHO, số ca tử vong sớm tránh được sẽ lên 4.222 , kỳ vọng sống tăng thêm 3,88 năm và giảm tới 123.103 năm sống bị mất.

Kết quả quan trắc về chất lượng không khí, mức độ tác động đến sức khỏe và nồng độ bụi PM 2.5 còn  cho thấy: Vào năm 2016 chỉ số AQI trung bình của Hà Nội đã lên tới 121, nằm trong nhóm chất lượng môi trường không khí kém. Đáng báo động là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 với nồng độ 50,5 µg/m3, cao gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình theo khuyến nghị của tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Hà Nội đã trải qua nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng,có những đợt đợt dài lên tới  trên 30 ngày. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra. nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của thành phố là khí thải từ phương tiện giao thông, từ hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng, nhà máy nhiệt điện, đốt chất thải và đun nấu của các hộ gia đình .

Cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm không khí diễn biến ngày càng phức tạp với những hiểm họa khó lường. Do tác động nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em và người dân sống trong các đô thị;ô  nhiễm không khí, nhất là bụi mịn PM 2.5, đã trở thành hiểm họa đối với người dân. Đại biểu tham dự Hội thảo cho rằng Ô nhiễm không khí đã đến mức báo động ở nhiều vùng đô thị, đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội, cần có biện pháp khẩn trương giảm thiểu./.