Từ năm 1945, ông vào du kích địa phương rồi trở thành chiến sỹ Trung đoàn 812. Khi được phiên cấp B bực trưởng, ông phải tập kết ra Bắc theo hiệp định Giơ ne vơ. Những tưởng sau 2 năm có tổng tuyển cử cả nước. Ông sẽ trở lại quê hương .yêu dấu của mình. Ông không ngờ, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp chia cắt 2 miền Nam Bắc dài lâu. Để biến căm thù giặc và nỗi nhớ quê thành hành động. Ông đã ở lại làm việc tại Quân khu 4. Rồi chuyển ngành sang xây dựng thuộc Công ty xây dựng 1 Nghệ An.
Năm 1966, ông được bà Lý Lan Phương kém ông 10 tuổi yêu thương, Ông xây dựng tổ ấm hạnh phúc với bà tại Thành phố Vinh - Nghệ An.
Năm 1976, đất nước được sum họp một nhà. Thành phố Vinh, sau bao năm chiến tranh bị Mỹ tàn phá. Ông bà ở chung với khu tập thể Bệnh viện 1 Nghệ Tĩnh, nhà lá đơn sơ. Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra, khu tập thể cháy hết. Ông Thọ, bà Phương đã nghèo lại nghèo thêm.
Sau đó, Thành phố Vinh được nâng cấp lên Thành phố loại 1. Gia đình ông Thọ được về sống chung với chúng tôi tại khối Trung Đông - phường Hưng Dũng. Từ làng xã có bờ ao, gốc hóp nay chuyển thành phố phường, mọi người đã |thi đua đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ông Thọ hòa vào phong trào, sống rất hiền lành, nhiệt tình, vui vẻ, thương yêu giúp đỡ mọi người có khó khăn hơn. Ông đến thăm người già khi họ đau ốm, ông luôn góp ý xây dựng tình làng nghĩa xóm. Được bà con tin cậy bởi ông luôn giữ phẩm chất bộ đội Cụ Hồ. Đặc biệt ông vô cùng yêu quý trẻ thơ. Khi khối phố mới thành lập, chưa có nhà văn hóa sinh hoạt, nhiều gia đình chưa có ti vi. Ông đã thuê hoặc mượn người thân về mở máy cho các cháu thiếu nhi xem băng hoạt hình “Hãy đợi đấy” hoặc chương trình “Bông hoa nhỏ tại sân bãi của khối. Vào những ngày Tết Trung thu hoặc Tết Thiếu nhi 1/6 ông luôn có mặt chung vui với các cháu. Liên tục 20 năm ông không bao giờ vắng mặt trong các buổi khối phố tổ chức sinh hoạt hè, Tết cho thiếu nhi. Tuy cao tuổi, ông vẫn đi bộ rước đèn ông sao, ông cũng diên trò vui, hát bội, hát bài chòi theo kiểu văn nghệ quê ông cho các cháu xem. Ông còn bỏ tiền tự mua vật liệu như vải, giấy... cùng ông Nguyễn Hữu Cử khối phố làm kỳ lân, rồi dạy các cháu múa rồng rất sôi động.
Tôi cũng là CCB sinh hoạt với ông nhưng là lứa con cháu. Thỉnh thoảng nghe ông ca lên bài hát (Bên ven bờ Hiền Lương) của một thời đau thương.Tôi rất xúc động. Thông cảm với nỗi nhớ miền Nam của các anh, các chú miền Nam từng tập kết ra Bắc. Nay đã ở tuổi đại thọ ông vẫn hát các bài: (Quê tôi người miền Nam). Giọng ông vẫn ồm ồm không còn trong như thời trẻ.
Hấp dẫn tôi cùng hòa với ông một số bài rồi thuộc trong đó 1 bài có đoạn lời ca: “…Năm tháng qua, tôi rời quê hương phương xa nhưng lòng tôi vẫn nhớ mãi miếng đất miền nam của ta. Thương nhớ bao nhiêu, nguồn cố gắng càng nhiều. Ngày mai tươi sang, đón Bác vào quê ta thân yêu…”
Có lúc phối âm hợp chuẩn tôi ngân vút lên 1 khoảng đầy trong sáng. Tôi thấy ông xúc động lau nước mắt.
Sau ngày thống nhất, ông đã đưa vợ con ông về quê (dừa) nhiều lần. Nhưng rồi ông lại cùng vợ con định cư cùng phố với tôi.Càng ngày bà con nhất là các cháu càng yêu quý ông. Ngoài những buổi sinh hoạt dân cư, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi và tình nghĩa đồng hương miền Nam, ông chỉ có chăm lo gần gũi thiếu nhi và nhi đồng. Ông từng động viên con cháu trong gia đình luôn giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, làm gương cho làng xóm trong phong trào đường phố xanh - sạch - đẹp. Ông đã vận động và hướng dẫn các cháu đi đúng luật giao thông. Bảo vệ an toàn khi rời nhà, ra đường đi học. Được các cháu ủng hộ noi theo.
Cách đây vài năm. Do bị cơn bệnh phổi hiểm nghèo. Ông đã qua đời ở tuổi 95. Mọi người dân trong khối vô cùng thương tiếc lại nhắc đến tên ông Thọ miền Nam một nỗi nhớ thương vô hạn.
Theo Trái tim người lính