Quốc hiệu Xích Quỷ qua thư tịch cổ và kiến giải của các nhà nghiên cứu
Cuốn “Ngọc Phả truyền thư” còn lưu giữ được ở từ đường họ Nguyễn làng Vân Nội, Quận Hà Đôngcó giải thích “Xích” là màu đỏ còn ngụ ý là phương Nam văn minh, chữ “Qủy” mang nghĩa đã có chủ. Xích Quỷ theo chữ Việt cổ được ghép từ 3 chữ vương hợp lại mà thành. Ngọc Phả truyền thư còn cho biết, Đế Thừa là cháu hai đời củaThần Nôngcó ba con trai: Đế Minh, Đế Nghi, Đế Long đều làm Vương ở 3 phương trước Kinh Dương Vương.
Sử gia Ngô Sĩ Liên, người đầu tiên đưa họ Hồng Bàng vào bộ quốc sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, đã coi Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của Đại Việt đã lấy Quốc hiệu là Xích Quỉ. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh, gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con mang tên Lộc Tục…., Đế phong cho Lộc Tục cai quản phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam) với danh xưng Kinh Dương Vương,lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Hồ Quân (còn gọi là Thần Long) là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm, nối ngôi cha, xưng là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh một lần trăm người con, phong cho con trưởng làm Vương,mở đầu triều đại nhà Hùng(Ngô Sĩ Liên 1968)
Các nhà nghiên cứu cho rằng, văn minh Bách Việt đã từng trải rông trên một vùng đất đai rộng lớn; phía bắc giáp Động Đình Hồ ở vĩ tuyến 29 độ Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) ở vĩ tuyến 11độ Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên); nằm ở kinh tuyến 105 độ Đông và phía Đông giáp bể Nam Hải ở, kinh tuyến 118 độ Đông. Tổng diện tích của Xích Quỷ ước khoảng 2,9 triệu km2 (xem bản đồ).
Từ năm 2750TCN, Đế Minh đã chia lãnh thổ làm hai vùng. Từ sông Trường Giang trở lên phía Bắc, gọi là nước Xích Thần, để Đế Nghi làm tự quân; từ hồ Động Đình trở về Nam, gọi là Xích Quỷ, giao cho Lộc Tục trị vì với lời dặn dò “Hai nước phải đoàn kết như keo sơn thì đất nước mới bền vững được”(Lược sử Việt tộc 2018).
Ngày nay ở tả ngạn sông Tương Giang, trong dãy núi Quế Dương còn một ngọn núi cao 179 mét mang tên là Thiên Đài Sơn. Vào những năm cuối thế kỷ XX, GS.Trần Đại Sỹ đã tìm đến đây, ông cho biết, trên đỉnh Thiên Đàì có ngôi miếu hoang, rêu phong, không người ở. Trong miếu còn một tấm bia cổ khắc lại chuyện vua Đế Minh xưa phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương và đặt tên nước là Xích Quỷ. Ông còn cho biết, tại thư viện tỉnh Hồ Nam, ông được đọc một cuốn phả viết từ thời nhà Đường, do Chu Minh Văn biên soạn, nói rõ chuyện vua Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ trên Thiên Đài Sơn và các quan nhà Đường khi sang cai trị Lĩnh Nam, đã chung tiền xây hoặc xuất tiền tu bổ ngôi miếu này. Mỗi lần làm như vậy, họ đều tổ chức cúng tế rất linh đình.
Vị trí Xích Quỷ trong Bách Việt xưa
Nhiều công trình nghiên cứu nhận định. Nước Xích Quỉ của Kinh Dương Vương trong truyền thuyết là một nước có thực trong lịch sử. Thực chất, đó là liên minh của các nước Việt trong đấu tranh dành độc lập, đánh bại xâm lược của quân Ân Thương do vua nhà Thương đích thân chỉ huy. Trên nền tảng văn hóa đồng thau, Xích Quỉ đã để lại nhiều di vật tiêu biểu đólà những bộ não bạt và trống đồng cỡ lớn có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng phương Đông và điều có ý nghĩa đặc biệt là, với họ Hồng Bàng và Thánh Gióng đánh giặc Ân, người Việt Nam đã lưu truyền được những hồi âm xa xưa về nước Xích Quỉ (Vũ Hạ 2017).
Sau nhiều năm nghiên cứu, học giả Hà Văn Thùy đã nhận ra sự trùng hợp kỳ lạ giữa văn hóa Lương Chử và Xích Quỷ trong truyền thuyết. Không chỉ về thời gian, địa giới mà còn cụ thể hơn về con người. Theo ông, người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên Hoa lục đã xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ mà nổi bật là văn hóa Lương Chử với totem kép chim và thú, biểu tượng của họ Hồng Bàng... Bằng sự nhạy cảm đặc biệt, ông giải mã các tư liệu rồi khẳng định: Nhà nước Lương Chử chính là Xích Quỷ trong truyền thuyết.
Sau hơn 80 năm khám phá văn hóa Lương Chử, các học giả Trung Hoa buộc phải từ bỏ quan niệm truyền thống cho rằng “đồng bằng miền Trung Hoàng Hà là cội nguồn của dân tộc Trung Hoa”để khẳng định: “Văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn minh Trung Quốc.” Song vẫn chưa làm rõ được vì sao một dân tộc được phát tích ở Nam Hoàng Hà, mà cội nguồn văn minh lại ở Giang Nam? Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Văn Thùy đưa ra cách lý giải cụ thể đó là“Người ở Nam Hoàng Hà cũng là người Lạc Việt, hậu duệ của những người từ Việt Nam đi lên Trung Hoa từ 40.000 năm trước” và ông khẳng định Xích Quỷ là một thực thể quốc gia sớm nhất ở phương Đông, tồn tại từ khoảng năm 5300 tới 4300 TCN mà chủ nhân là người Lạc Việt (Hà Văn Thùy2017)
Thưc tế điền dã và những thu nhận về cội nguồn dân tộc
Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một nhà văn hóa lớn từng căn dặn thế hệ đời sau “….Thời gian lịch sử không tìm thấy trong sách vở, chúng ta có thể tìm hiểu trong dân gian, có thể có những khả năng tốt, quý báu…”. Theo hướng đi này, những năm gần đây, nhiều nhóm nghiên cứu tự nguyện và các dòng họ đã bỏ nhiều công sức vào sưu tầm chứng tích cội nguồn ở những nơi có mồ mả, đình, chùa, đền, miếu… gắn với lễ hội phong tục thờ cúng Tổ tiên, nhằm nhận ra dấu vết cội nguồn từ trong những chứng tích để lại. Theo đó, những lễ nghi tôn giáo, phong tục thờ cúng trong ngày húy kỵ và những thư tịch cổ còn lưu giữ được đều trở thành nguồn tư liệu tham khảo có ích để bổ sung, làm rõ thêm những vấn đề chưa rõ về thời kỳ dựng nước. Dưới đây xin giới thiệu đôi nét về những sự kiện thu nhận ban đầu ở những địa danh liên quan đến khởi nguồn đất nước.
Suôi dòng điền dã từ làng Vân Lôi (Thạch Thất Hà Nôi) dọc theo dòng sông Đáy về phía hạ lưu, dễ dàng nhận ra những chứng tích hiện tại ở cụm di tích Đình, Chùa làng Vân Lôi và Đền Cảnh Tiên với đôi voi tạc từ đá ong và bức đại tự Lịch Đại Đế Vương, giếng Ngọc. Mộ cụ Bàn Cổ…. giúp người sưu tập tin rằng, đây có thể là nơi người Việt đã định cư sinh sống từ hàng vạn năm trước. Không xa Vân Lôi là Tây Phương-Cực Lạc, thuộc xã Cần Kiệm. Ở đây có chùa Tây Phương Cực Lạc với mộ Địa Mẫu (có tên là Nữ Oa), đền thờ Bàn Cổ và gần đó là chùa Kim Long cùng những câu truyện truyền tụng về Bà Nữ Oa đội đá vá trời và ông Tứ Tượng trong cuộc sống đời thường.
Phả họ Nguyễn ở làng Vân Nội chép rằng “ Di Đà sinh tại Lôi Bàng đời sau tôn là Đế Thiên, Phật hiệu Di Đà, tên nước là Cực Lạc, định đô tại Lôi Bàng. Sau ông rời đến Tây Phương, Cực Lạc…”. Tại đây, hiện còn đôi câu đối ghi lại nội dung “Tây vực giáng trần Thần y đạo bát-Nam châu hiển giáo giác mê tan” mang hàm nghĩa ‘” Từ phía Tây Thần đến nghề thuốc còn mờ mịt-Bãi Nam hiển giáo giác ngộ con người ở bến mê”. Khi Địa Mẫu tuổi cao, bà đã giao cho con trưởng là Hòa Hy (còn gọi là Phục Hy) cùng em trai là Thần Độc Cước giáo hóa dân chúng. Sau thời Phục Hy, Đế Viêm lập nước Viêm Bang, bắt đầu dùng lửa than để nấu đồng, luyện sắt, nung gốm ở 2 trung tâm Hoàng Xá và Sài Sơn; phát triển những thứ thô sơ thành kỹ sảo, sáng chế điền khí, mở mang nghề nông. Đế tiếp tục dùng nhân nghĩa giáo hóa chúng sinh, tạo cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn trước….Ngày nay, trong động Hoàng Xá ở huyện Quốc Oai vẫn còn bia khắc tên Đế Viêm trên vách đá và ở chùa Vàng (Hoàng Kim tự) trên núi Hoàng Xá còn tượng Đế Viêm. Đế Viêm sinh ra Đế Khôi tự Thần Nông. Từ những chứng tích hiện còn, có thể hiểu đây là nơi các “Chủ trưởng” truyền kinh giáo hóa che chở cho dân, đời sau coi đây là miền đất Phật để cùng thờ phụng.
Suôi dòng sông Đáy đến Trầm Sơn Động thuộc huyên Chương Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu đều nhận ra những dấu tích còn lại từ Thời Thần Nông xưng Đế, như Phượng Thành, Long Châu Môn được coi là chốn định đô, nhiều nơi là địa danh nuôi dưỡng Thần nông ngày nhỏ, mộ Lưỡng Long Cát thày dậy Thần Nông và những địa danh, mồ mả gia đình Thần Nông được nhân dân trong vùng tôn tạo giữ gìn nguyên vẹn, khiến người điền dã càng củng cố thêm niềm tin vững chắc về người tìm ra cây lúa và sáng lập nền nông nghiệp lúa nước là con người thật ở đất nước ta, chứ không thể là Nông Thần huyền thoại như trong lịch sử Trung Hoa. Trung tâm Thần Nông giáo hóa chúng sinh còn để lại nhiều di tích quý gia như Chùa Trầm, Chùa Vô Vi, Chùa Rồng Tiên xưa là nơi ở, nay là địa điểm thờ tự, tổ chức lễ hội của dân trong vùng……
Sau đời Thần Nông, người kế nghiệp là Đế Tiết cùng em trai là Đế Thừa đã cùng khai khẩn, mở mang vùng đất sình lầy ở phía tả ngạn sông Chu Diên (sông Đáy ngày nay), làm tiền đề để mở mang cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng rộng lớn sau này. Đế Tiết không có con trai, Đế Thừa còn gọi là Sở Minh Công kế nghiệp anh. Đế Thừa có 3 con trai là Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân và nguyễn Long Cảnh. Sau này mỗi người đều được kế nghiệp trị vì ở một phương, hình thành Quốc hiệu Xích Quỷ bao trùm cả một vùng rộng lớn.
Nhằm sâu chuỗi những chứng tích về hậu duệ Thần Nông, chúng tôi đã tìm về nơi đất sình lầy xưa ở phía tả ngạn Chu Diên, nơi Thần Nông đã đưa Đế tiết, Đế Thừa đến mở mang nghề trồng lúa nước, Tại Thuần Lãm; trong các ngôi Đình, đền, miếu thờ người dân đều tôn thờ Đế Tiết là Đức Thánh Cả và Đế Thừa là Đức Thabh Hai,
Theo “Ngọc Phả truyền thư” còn lưu giữ ở nhà thờ họ Nguyễn làng Vân Nội,thìKinh Dương Dương là con trai của Đế Minh làm Đế phương Nam, đã lấy Xích Quỷ là quốc hiệu với hàm ý nước Nam văn minh đã có chủ rồi. Ngày nay, trong các ngôi chùa và ở nhiều đền, miếu thờ Tam phủ công đồng có bài trí ở chính giữa là Thái Khương Công Nguyễn Minh Khiết (Đế Minh), 2 bên tả hữu là Bắc Địa Hầu Nguyên Nghi Nhân (Đế Nghi) và Nam Thiên Vương Nguyễn Long Cảnh (Đế Long).
Thay cho lời kết
Tổ Tiên chúng ta đã chịu hàng nghìn năm Bắc thuộc, mọi kẻ thù xâm lược đều muốn xóa đi dấu tích của một dân tộc kiên cường. Không khuất phục trước những thế lực tàn bạo, Tổ tiên chúng ta ta đã có nhiều cách ứng phó, dùng, thật giả với những mồ mả, nơi thờ cúng chính, vọng, viết phả chính và ngoại phả, ẩn dụ, che dấu để lưu trữ thông tin, nhằm chuyển lại cho thế hệ đời sau những thông điệp quý giá về cội nguồn dân tộc cũng như gia đình, dòng họ. Đây chính là vấn đề cần được hợp tác nghiên cứu để làm rõ những nôi dung thật giả, tránh được hiện tượng mà dân gian gọi là “mồ cha không khóc đi khóc đống mối”.
Từ những kiến giải của các nhà nghiên cứu với những thực tiễn thu nhận được qua các chuyến đi điền dã trên các địa danh còn ghi lại dấu ấn Tổ tiên, bài viết hy vọng được chia sẻ cùng cộng đồng trên diễn đàn này một số thông tin trao đổi.
Tài liệu tham khảo
Ngô Sĩ Liên (1968) Đại Việt sử ký toàn thư NXB Khoa học Xã hội Hà nội 1968
Lược sử Việt tộc (2018). Nước Xích Quỷ và văn minh Bách Việt
Vũ Hạ (2017) Đọc sách Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại tới hiên thực
Hà Văn Thùy(2017) Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại tới hiện thực NXB Hội Nhà văn, Hà nội 2017