Những tích trò đều phản ánh trong sinh hoạt đời thường của người nông dân như bắt cá, chăn vịt, hay những trò chơi dân gian chọi trâu, đấu vật, đánh đu... Nhưng có lẽ rộn ràng nhất, vẫn là tiết mục “Lân hý cầu”. Tiếng trống, tiếng mõ ăn nhịp với các động tác của đôi lân, lúc nhàn nhã như nghi ngơi khi hối hả nô đùa vờn đuổi trái cầu, trông rất sinh đông và đẹp mắt hấp dẫn người xem, nhất là các trẻ em và khách nước ngoài... Nhờ nhịp điệu của tiếng mõ đều đều cùng với tiếng trống đổ hồi dồn dập hoà quyện với nhau thành tiết tấu liên khúc, kết hợp với những động tác điêu luyện của các nghệ nhân tài tình và khéo léo điều khiển quân rối. Làm cho mặt nước của sân khấu tạo sóng cuồn cuộn liên hồi nổi lên khiến tích trò càng thêm sôi động cộng thêm âm thanh trống mõ rộn ràng không ngừng thúc giục...! Đã nói đến múa rối nước cổ truyền, thì không thể không có “Sân khấu nước”. Bởi vậy mặt nước quyết định sự hấp dẫn của tích trò, bởi vậy mới hình thành Nhà Thuỷ đình là linh hồn của sân khấu múa rối nước...!
Nhờ sự sáng tạo ra nhà thủy đình làm bệ đỡ nuôi dưỡng cho ngành múa rối nước phát triển cả về nghệ thuật biểu diễn cùng với các tích trò không ngừng đổi mời và phát triển, càng hấp dẫn người xem hơn, nhất là những đêm lung linh ánh sánh huyền ảo, nó khác xa thuở sơ khai ban đầu là múa rối trong bể hay là trong thùng nước khi lưu diễn cơ động, quen gọi múa rối thùng. Những người thợ xây đựng tài hoa của làng, với bàn tay vàng từng đi khắp thiên hạ kiếm cơm, nay tụ hội về chung tay góp công sức cộng với kinh phí của Bộ văn hoá thông tin đầu tư hỗ trợ một phần đã xây dựng nên nhà thuỷ đình khang trang đẹp đẽ mang phong cách kiến trúc dân gian truyền thống.
Nhà thủy đình biểu tượng của “Sân khấu nước”, múa rối nước cổ truyền vẫn thường xuyên biểu diễn phục vụ dân làng vào những ngày lễ hội trong năm. Một nét sinh hoạt văn hoá của làng từ bao đời nay còn lưu giữ được ngày càng phát triển...!
Theo Chuyện quê