Công việc của giai đoạn quản lý sản xuất
Khái niệm quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất là một giai đoạn trong chuỗi sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp. Quá trình này tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của hệ thống sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng cũng như tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch đã đề ra.
Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Quy trình quản lý hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp trải qua 4 công đoạn chính:
-Đánh giá năng lực sản xuất: Công đoạn đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được kích thước tệp thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ có những đánh giá, đưa ra các chính sách cân đối với năng lực của doanh nghiệp và xem có đáp ứng được hay không và nếu được thì đáp ứng ở mức độ nào?-Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa vào đánh giá mức độ tiềm năng của thị trường và kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, người quản lý sẽ đề ra hoạch định về nhu cầu nguyên
-Quản lý giai đoạn sản xuất: Ở công đoạn này, nhà quản trị sẽ vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo đó để đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất nhằm hạn chế tối đa mọi sai lầm phát sinh.
-Quản lý chất lượng sản phẩm: Việc quản lý, kiểm định sản phẩm phải được trình bày bằng báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đề ra ban đầu.
Các khó khăn trong quản lý sản xuất
Dưới đây là những khó khăn trong quản lý hệ thống sản xuất mà các doanh nghiệp thường hay gặp phải:
Quản lý thủ công, thiếu tính thống nhất
Ngày nay, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp quản lý hệ thống sản xuất một cách thủ công thông qua nhân viên, lưu trữ và giao việc bằng các văn bản thô hay các tệp dữ liệu không đồng nhất. Điều này gây ra tình trạng trì trệ trong xúc tiến bán hàng, hao tổn nguồn nhân lực và gặp nhiều sai sót khi hệ thống lại thông tin.
Quản lý kho vận bị quá tải
Doanh nghiệp sản xuất luôn cần cập nhật thông tin kho vận để nắm bắt các nguồn dữ liệu đầu vào như: số lượng, loại hàng, tình trạng cũng như cách bảo quản,... Bên cạnh đó, những mặt hàng trong kho cũng cần được hệ thống để cập nhật liên tục tình hình tồn kho và danh sách những sản phẩm bán chạy để đưa ra những quyết định hợp lý.
Sai sót trong quản lý đơn hàng
Mỗi đơn hàng cần được tính toán nguyên liệu đầu vào, số lượng công nhân, máy móc, chi phí đầu tư,... Việc tính toán bằng phương pháp thủ công sẽ làm hao tốn rất nhiều nguồn nhân lực và thời gian cho việc này. Cùng với đó, khi tính toán bằng tay cho quá nhiều nguồn dữ liệu rất dễ xảy ra sai sót, hậu quả dẫn đến có thể rất nặng nề.
Hao tốn nhiều thời gian
Các doanh nghiệp luôn tối ưu hóa thời gian sản xuất để chuyển sang thực vận hành các đơn hàng khác. Quản lý thời gian không tốt không những làm trì trệ tiến độ cho những dự án mới mà còn gây mất thiện cảm với các khách hàng cũ.
Quá trình giám sát xảy ra liên tục và gắt gao
Để đảm bảo được tiến độ mà không có sự cộng tác từ các công cụ hỗ trợ, đòi hỏi các quản lý phải đến trực tiếp nhà máy, xưởng sản xuất để quản lý và nắm bắt tình hình.
Tổng chi phí sản xuất leo thang
Giá luôn là vấn đề nhạy cảm, mang tính quyết định đến hành vi mua. Một dây chuyền sản xuất với quá nhiều sự cồng kềnh cùng hệ thống quản lý đã lỗi thời chắc hẳn sẽ tiêu tốn không ít các loại chi phí. Để không lỗ vốn, việc đẩy giá thành lên cao trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý. Điều này vô tình làm giảm khả năng cạnh tranh của thành phẩm đến từ doanh nghiệp so với đối thủ khác trên thị trường.
Vì sao phần mềm ERP lại giúp quản lý sản xuất trở nên hiệu quả hơn?
Những lỗ hổng trong quản lý sản xuất truyền thống cũng là cơ hội để doanh nghiệp tái cơ cấu tổ chức quản lý của mình bằng những công cụ thông minh hơn. Phần mềm ERP ra đời chính là để hỗ trợ doanh nghiệp làm điều đấy. Đây là một giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề khó khăn trên và hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý mọi nguồn lực trong hệ thống sản xuất.
ERP quản lý sản xuất là gì?
Giải pháp ERP giúp doanh nghiệp giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan đến quản lý, giám sát sản xuất cũng như quy trình vận hành doanh nghiệp. Chính vì thế, phần mềm ERP quản lý hệ thống sản xuất đang đóng vai trò rất quan trọng, góp phần chiến lược trong việc quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó.
Giải pháp ERP ứng dụng trong sản xuất vận hành như thế nào?
Giải pháp ERP có năng lực hoạch định, theo dõi tất cả hoạt động trong suốt quy trình quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm:
- Hoạch định nhu cầu từ các đơn hàng đã có từ trước;
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho quy trình sản xuất;
- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu vừa đủ cho hệ thống sản xuất;
- Lên kế hoạch sản xuất;
- Hoạch định nguồn lực và năng lực sản xuất của nhà máy, phân xưởng;
- Quản lý và kiểm soát chuỗi cung ứng hiệu quả;
- Theo dõi và ghi nhận tiến độ sản xuất;
- Kiểm soát chặt chẽ kho vận;
- Tối ưu hóa chi phí vận hành và giá thành sản xuất;
>>> Giới thiệu về mô hình Nhà máy thông minh
Cùng với đó, giải pháp ERP còn thống kê, đo lường bằng các báo cáo trình bày tình hình sản xuất cũng như dự đoán hiện trạng sản phẩm như: trễ hạn, thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu hay hiệu quả năng suất sản xuất chưa đạt yêu cầu,... Điều này giúp cho doanh nghiệp kịp thời đưa ra các giải pháp thích hợp nhất ở mỗi thời điểm và từng trường hợp cụ thể.
Có thể thấy, việc không ngừng hòa nhập vào dòng chảy của thời đại bằng cách ứng dụng các sản phẩm mới nhất của khoa học công nghệ chính là chìa khóa để đưa doanh nghiệp phát triển bền vững và sâu rộng. Là một nhà quản trị thông minh, hãy lựa chọn cho mình những hướng đi hợp lý để nối dài vinh quang vốn có của doanh nghiệp qua từng thời kỳ.
Nếu quý bạn đang cần một giải pháp tối ưu hơn so với phương pháp cũ để quản lý vật tư, nguyên liệu, nhân lực, quy trình sản xuất,... hãy tìm hiểu giải pháp Quản lý sản xuất SmartBiz ERP hoặc liên hệ đến
Hotline: 0911741551
Để nhận được sự chia sẻ và tư vấn có giá trị từ chúng tôi.