Trái tim người lính Phương Nam ơi...!

Sáng nay tôi gọi điện cho bạn bè, người thân ở thành phố Hồ Chí Minh để chia sẻ, động viên họ bình tĩnh, vững tin, đồng lòng cùng người dân thành phố bước vào cuộc chiến thực sự chống dịch Covid-19.

trai-tim-nguoi-linh1-1625770846.jpg 

Chỉ còn vài giờ nữa là TP Hồ Chí Minh áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cách ly toàn thành phố trong 15 ngày, kể từ 0h ngày 9/7/2021.

Sáng nay tôi gọi điện cho bạn bè, người thân để chia sẻ, động viên họ bình tĩnh, vững tin, đồng lòng cùng người dân thành phố bước vào cuộc chiến thực sự chống dịch Covid-19.

Những hình ảnh người dân nghèo, người vô gia cư ở thành phố trước ngày giãn cách xếp hàng dài cả km để nhận những suất cơm từ thiện; sư thầy bám theo xe đưa những suất quà vào tận con ngõ hẻm; có Đội xung kích đặc biệt: Giám đốc, xe ôm “đua” nhau chuyển cơm phát thịt; Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng vv… làm tôi vô cùng xúc động.

Tôi đọc bài viết về ông cụ nổi tiếng vì "đói cho ăn, đau giúp thuốc, chết tặng hòm'", bếp cơm Phước Thiện do ông Huỳnh Tuấn (70 tuổi, còn gọi là ông Ba Trầu) được thành lập từ chục năm trước. Bếp cơm là tâm huyết của ông Ba Trầu. Ông không vợ con, dành cả đời để duy trì bếp cơm từ thiện này”. Ông nói, dù tuổi thơ không trải qua cơ cực nhưng ông rất thương và quý người nghèo. “Tôi làm từ thiện từ lúc 14 tuổi. Tôi cũng không hiểu vì sao nhưng từ nhỏ, tôi đã thích giúp người. Thấy người ta khổ, không giúp được tôi buồn lắm, lòng cứ day dứt mãi”. Thế nên có bao nhiêu tiền từ nghề kinh doanh cẩm thạch, ông đều “đầu tư” vào công việc hỗ trợ người nghèo. Bởi khi làm được một việc thiện, ông cảm thấy lòng mình thanh thản, hạnh phúc.

trai-tim-nguoi-linh2-1625770846.jpg 

“Ngày còn trẻ, tôi tâm nguyện gặp người đói thì tôi cho ăn, đau tôi giúp thuốc, chết tôi tặng hòm. Bây giờ, 70 tuổi rồi, tôi vẫn theo cái tâm nguyện ấy mà làm. Hơn chục năm trước, thấy nhiều người nghèo thiếu ăn, tôi dốc sức làm bếp cơm từ thiện”. Để duy trì bếp cơm suốt hơn chục năm qua, ông Ba Trầu đã dốc cạn tài sản ông tích lũy từ khi còn trẻ. Thậm chí, có giai đoạn, ông chấp nhận trở thành con nợ chỉ để bếp cơm từ thiện của mình luôn đỏ lửa.

Đó là những câu chuyện cảm động của người dân thành phố. Kể sao cho hết nghĩa tình, “lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng” vào lúc cuộc chiến chống dịch cam go nhất, hơn lúc nào hết rất cần sự chung tay góp sức của mỗi người dân.

Đối với người lính, không chỉ đồng lòng chung tay góp sức chống dịch, đó còn là “mệnh lệnh của Trái tim”, sẵn sàng chấp hành nhiệm vụ vì Tổ quốc, vì đồng bào, vì nhân dân, “đi trước về sau”, không ngại khó khăn gian khổ, hy sinh, tô thắm thêm truyền thống, bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Câu chuyện về người lính trực tiếp tham gia chống dịch kể sao cho hết. Sự đóng góp, hy sinh của người lính trải dài khắp cả nước, từ các tuyến biên giới đến các bệnh viện dã chiến, khu vực cách ly vv… nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân, không thể đo đếm được.

Đối với người lính đâu chỉ chống dịch như chống giặc, mà với họ còn là “trong dịch có giặc”. Đó là các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch Covid-19 để chống phá. Đó là những kẻ “nối giáo cho giặc”, là những người giấu bệnh, khai báo y tế không trung thực, chống và trốn cách ly, không chấp hành lệnh cấm tụ tập, tiếp xúc đông người… làm lây lan dịch bệnh. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ trục lợi, nâng giá, bắt chẹt người mua, sản xuất hàng giả buôn lậu hàng hóa y tế ra nước ngoài; lợi dụng dịch bệnh để phạm tội. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để phao tin đồn nhảm, làm rối lòng quân, gây hoang mang trong dân, gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch. Những người lính chúng ta đã cùng toàn dân lại bước vào cuộc chiến…

Xin gửi tới Trái tim Người lính phương Nam lời sẻ chia, động viên chân thành nhất.

Trái tim Người lính phương Nam ơi, chúng tôi - Trái tim người lính của cả nước- đang hướng theo, đồng hành và gửi trọn niềm tin cùng các bạn.

trai-tim-nguoi-linh3-1625770846.jpg 

Theo trái tim người lính