Truyện Kiều với người lính chúng tôi

Tôi có thầy giáo Hoàng Văn Thưởng- từng làm hiệu trưởng trường tôi vào những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó, tôi rời thầy đi kháng chiến chống Mỹ và trải qua 50 năm khi kết thúc chiến tranh

 Nay gặp lại khi thầy đã 85 tuổi, nghỉ hưu tại xã Hung Lộc của thành phố Vinh. Nhìn thầy có gầy yếu đi vì tuổi tác, tôi rất thương. Và thầy cũng còn nhớ, vui vẻ thân thương với học trò cũ. Một hôm thầy rủ tôi cùng đi nghe nhóm cà phê Truyện Kiều sinh hoạt. Bởi thầy là hội viên của nhóm, nghe cái tên: "nhóm cà phê- Truyện Kiều" tôi có cảm giác vừa lạ vừa thân quen, tôi đồng ý.

chuykieu1-1646097752.jpgTác giả (áo bay) tham gia hội kiều học Nghệ An

 

Đúng hẹn, tôi cùng thầy tới thư viện tỉnh Nghệ An vào trung tuần tháng 8 năm 2017. Thư viện tỉnh đã dành cho nhóm, hội trường rộng rãi. Tôi thấy rất nhiều cụ thứ tự đến ngồi vào ghế. Đông đúc nhưng trầm lắng, lắng nghe nhóm trưởng khai mạc. Thứ tự, tọa đàm. Mùi cà phê pha sẵn nóng hổi, bốc lên thơm lưng. Ông Trần Xuân Kình- nguyên là Trung tá Quân đội nghỉ hưu. Ông là chủ tịch Hội CCB lâm thời từ ngày Hội mới thành lập ở xã Vĩnh Thành - huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An. Ông từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ, rồi chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và qua Lào giúp nước bạn, vào chiến trường giải phóng miền Nam. Ông đề xuất, đứng ra thành lập nhóm cà phê -Truyện Kiều, từ ngày 12/11/2008. Lúc đầu nhóm cà phê Truyện Kiều có 5 người gồm ông Cận, ông An, ông Phạm Hữu Huệ và đáng kể nhất có ông Nguyễn Quang Hoài.

Ông Nguyễn Quang Hoài năm nay 84 tuổi, nguyên Hiệu trưởng một trường THCS. Ông là người có trí nhớ tốt cùng sự am hiểu sâu sắc về Truyện Kiều. Trong những năm qua, ông đã viết hơn 50 bài về Kiều và Nguyễn Du để trình bày trước nhóm trong các buổi sinh hoạt. Ông được coi là linh hồn của nhóm.

Cùng xuất phát từ sự "thích cà phê và mê Truyện Kiều" mà các cụ ở chung cư số 6 Quang Trung đã thành lập ra nhóm cà phế Truyện Kiều. Từ chỗ chỉ 5 người đến nay đã có đến 70 người. Trong đó có gần 1/3 là Cựu chiến binh, 1/4 là cựu giáo chức nghỉ hưu -cùng rất nhiều các cụ từ những ngành nghề khác, có dăm cụ từng là nhà thơ, nhà văn đang cộng tác cho báo chí. Tuổi cao nhất là cụ Lương Dân 94, ít hơn cả là cô Nguyễn Thị Minh Khai trên 50 tuổi.

Tiếng lành đồn xa, các cụ từng quý Nguyễn Du, yêu truyện Kiều trong thành phố lân la tìm hiểu dần đến tham dự. Rồi lan truyền ra các huyện trong tỉnh. Từ đó, nhóm còn được giao lưu bằng thư, bằng điện thoại, qua báo chí, phát thanh truyền hình của địa phương và trung ương. Lan ra ngoài tỉnh khác, một số các cụ như ông Lưu Lăng (Bắc Giang), ông Đỗ Đức Tín (Quảng Ninh), ông Hoàng Hữu Đại (TPHCM) và ông Nguyễn Xuân Thành, Đoàn Hoàng Hải, Võ Duy Đông (Đồng Nai)....đã tham gia góp ý, động viên bổ sung thêm bài có nội dung đặc sắc cho nhóm sinh hoạt.

Là người Việt Nam, ai cũng biết đến Truyện Kiều, thuộc ít nhiều một số câu. Khi đọc 1 câu Kiều người ta nhớ ngay đến tác giả. Nguyễn Du đã viết nhiều tác phẩm trở nên "tập đại thành văn" của Việt Nam mà truyện Kiều là đỉnh cao văn chương; nhuần nhuyễn tự tin đi vào lòng người. Không những là người Việt Nam mà cả vào lòng người dân thế giới.

Ở nước ta, từ xưa trong nhân dân đã khai thác Truyện Kiều, biến hóa tác phẩm bất hủ này thành sinh hoạt văn hóa rất đa dạng: đố Kiều, lẫy Kiều, tập Kiều, trò Kiều, bói Kiều….Việc các bà, các mẹ ru con bằng những câu Kiều đã góp phần truyền tải đạo lý cho thế hệ mai sau.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta, dù đi khắp năm châu bốn biển, tiếp xúc với bao nền văn hóa khác nhau. Nhưng không bao giờ Bác quên Truyện Kiều. Theo thống kê của một số nhà nghiên cứu. Có hơn 100 trường hợp Bác Hồ đã lẫy Kiều trong các bài nói và viết của mình.

Tháng 6 năm 1957. Sau 50 năm xa quê tìm đường cứu nước và giải phóng non sông. Bác về thăm quê hương Nghệ An nói chuyện với nhân dân quê nhà, Bác đã lẫy một câu Kiều rất đẹp làm ta xúc động.

Quê hương nghĩa trọng tình cao

Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.

Ở nước ngoài, hơn nữa thế kỷ trước đây lúc cả nước ta đang chịu đựng gian khổ, đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho tổ quốc; thi đoàn chủ tịch hội đồng hòa bình thế giới đã công nhận và ra quyết định kỷ niệm 200 năm ngày sinh Đại Thi Hào Nguyễn Du. Là danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam tại thủ đô nước Đức.

Truyện Kiều còn được dịch ra nhiều thứ tiếng, trở thành biểu tượng tinh hoa văn chương của Việt Nam đến nổi mỗi lãnh đạo chủ chốt của các nước dù (to, nhỏ) trên thế giới, mỗi lần có chuyến công du ngoại giao tới Việt Nam đều có hiểu biết về đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều. Ấy là cầu nối, để xây đắp hòa bình Hữu nghị, phát triển mọi mặt với Việt Nam.

Để kỷ niệm 250 năm - năm sinh đại thi hào Nguyễn Du (1765 -2015) nhà nước ta đã tổ chức trọng thể Nghị quyết kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng UNESCO tại Việt Nam. Bà KATHERINE MULLER MARIN trưởng đại diện UNESCO đã phát biểu công nhận. Khi kết thúc bài phát biểu, bà đã xúc động đọc 1 câu Kiều.

Thiện căn ở tại lòng taChữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

- Thật là một chữ của cụ Nguyễn đáng giá ngàn vàng!

- Trong buổi dự thính nhóm "cà phê - Truyện Kiều" tôi được nghe và cảm thấy xúc động khi CCB Nguyễn Trọng Thành cùng là chủ tịch hội những chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày Nghệ An phát biểu: Ông nói: hơn 60 năm trước thời xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, dù ác liệt gian khổ thế nào. Có chiến sỹ vẫn mang theo cuốn Truyện Kiều trong ba lô để khi rảnh rỗi thì đọc....Rồi chiến sỹ đó đã chiến đấu và dũng cảm hy sinh vì độc lập tự do cho tổ quốc. Bản thân ông, Nguyễn Trọng Thành khi bị thương nặng, ông bị đối phương bắt làm tù binh- chúng đưa ông và đồng đội, đày ải tại Đảo Phú Quốc, bị tra tấn cực hình (sống đi chết lại trong xa - lim), vẫn cùng đồng đội, đọc cho nhau nghe những câu Kiều mà bố mẹ các ông đã ru các ông lúc còn nhỏ....

Hơn mười năm qua- nhóm "Cà phê Truyện Kiều" ngày càng đông dần, nội dung sinh hoạt càng đổi mới, rất phù hợp và bổ ích cho lứa tuổi cao niên. Một loại hình văn hóa tự nguyện. Yêu thích Truyện Kiều cũng là yêu nước và ta khẳng định sức sống mảnh liệt của Truyện Kiều mãi mãi của cụ Nguyễn Du.

(Còn nữa)...